27
120

Kinh doanh thành công từ những lời hứa (phần 1)

Công danh - Sự nghiệp, 10/11/2018 21:10
27
120

Làm thế nào để được giàu sang?

Thưa toàn thể đại chúng, chúng ta sống ở trần gian nếu mà quá khó khăn nghèo khổ thì đó cũng là một chướng ngại cho việc tu tập. Chư Phật, Bồ Tát đều là những bậc đã tích lũy phước báu từ nhiều kiếp, chỉ trừ khi các Ngài nguyện thị hiện vào chốn nghèo khổ để độ cho ai ở khu vực đó, chứ còn phước của các Ngài thì thừa sức sinh vào chổ cao quý.

Ví dụ như tiền thân của Đức Phật Thích Ca là Bồ Tát Hộ Minh trên cung trời Đâu Suất. Trước khi Ngài sinh xuống nhân gian, Ngài quán chiếu lựa chọn, trái đất của chúng ta, vị trí quốc gia, chọn dòng dõi, cuối cúng Ngài chọn dòng Sát Đế Lợi, tức dòng vua chúa, làm con vua Tịnh Phạn. Như vậy chúng ta thấy quá trình tu hành phải đầy đủ phước đức và trí tuệ, thiếu một cái không thể thành Phật được, nên nói “phước huệ lưỡng toàn năng tác Phật”.

Chúng ta cũng biết phước là cái mà nâng đỡ chúng ta rất nhiều trong cuộc sống, chúng ta mà khó khăn khổ sở thì người ta cũng bảo mình thiếu phước, mình sống hay gặp xui xẻo thì người ta cũng bảo mình thiếu phước, vì thế nên nói phước lành là thứ trợ duyên cho ta rất nhiều.

Chính bản thân Đức Phật khi Ngài còn sống Ngài dạy chúng ta điều này, qua câu chuyện Ngài trực tiếp khâu kim cho một vị đệ tử mù mắt. Ngài A Na Luật vì tinh tấn tu hành nên bị mù mắt, hôm đó Ngài phải xâu kim khâu y của mình bị rách, thì Ngài bảo có ai xỏ kim giúp tôi được không? Lúc đó Đức Phật ở gần đó bảo để đấy ta xỏ kim cho ông. Bấy giờ hàng đệ tử ở gần đấy đều tranh xỏ kim thay Phật, Phật không đồng ý và tự làm, rồi Ngài dạy: "Phước không phải cái dễ có, nên dù việc nhỏ như xỏ kim cũng nên làm”. Đức Phật là người đầy đủ phước báu rồi nhưng Ngài lấy việc này để dạy hàng đệ tử như chúng ta.

Chúng ta có nhiều người lên chùa thấy chùa bẩn dơ nhưng cũng nghĩ việc nhỏ nên không làm, chỉ thích tìm việc gì lớn mới làm, còn lá rơi rác bẩn đầy đường thì chê việc nhỏ không làm, còn Đức Phật thì Ngài dạy chúng ta xâu kim cũng là việc phước nên làm, cái bài học này giúp ta biết tích lũy phước báu vì phước báu giúp ta vượt qua khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống, thì hôm nay chúng ta đi vào phẩm này nói về việc làm giàu.

Kinh doanh thành công

Trong xã hội có rất nhiều tầng lớp, trong đó có tầng lớp gọi là buôn bán thương gia, lưu thông hàng hóa; có người thì sản xuất như nông dân sản xuất ra nông phẩm, công nhân thì sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp như áo quần dày dép, đồ điện tử v.v…

Còn có tầng lớp làm nhiệm vụ lưu thông hàng hóa đó từ người sản xuất tới người tiêu dùng gọi là thương gia, hàng ngũ thương gia này họ không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng không thể thiếu họ được, phải có họ thì hàng hóa mới từ người sản xuất tới người tiêu dùng được và họ ăn một phần lợi tức từ việc lưu thông này, mà thường tầng lớp này thì rất là giàu có, người sản xuất có khi là không giàu bằng anh thương nhân này đâu. Cho nên các cụ mình ngày xưa có câu “Phi thương bất phú”, mà nghề này toàn buôn bán bằng miệng là chính thôi, thì làm cái nghề này chỉ mong mở hàng ra là người ta đổ xô tới mua hàng nhà mình, thì ở đây Phật dạy chúng ta cách để buôn bàn đắt hàng.

Từ việc buôn bán này mà nảy ra nhiều hình thức mê tín, có người buổi sáng thì đốt vía, rồi chọn người vía tốt tới mở hàng cho, hễ mà ai đến mua mà nói năng bừa bãi hoặc trả giá mà không mua là phải đốt vía, nên chúng ta thường sáng đi mua hàng trả giá mà không mua là phiền lắm nhất là ngày mồng một. Như hôm qua có hai thí chủ mang lên chùa hai cái đèn xoay cúng, mà Thầy nhìn thì cũng không ưng lắm. Hai cô này định trả lại, thì cô bán hàng bảo “ thôi chị ơi! Đầu năm mà chị làm như thế thì em chết”. Thầy nghe nói thế nên cũng động lòng bảo hai thí chủ này đồng ý, mà hai cây đèn này gần 200 triệu chứ có ít đâu, lấy để cho cô mở hàng đầu năm cho suôn sẽ, đầu năm người ta lên chùa mà bị trả lại người ta buồn.

Kính thưa đại chúng, với đề tài kinh doanh thành công chúng ta xem Phật dạy thế nào, câu chuyện như sau:

Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, vườn Ghosita, rồi Tôn giả Xá Lợi Phất đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì có người buôn bán thất bại, không thành tựu như  ý muốn? Có người buôn bán thành tựu như ý muốn và thành tựu ngoài ý muốn ?

Ngài Xá Lợi Phất là đệ tử có trí tuệ bậc nhất của Phật thông hiểu các việc trong thế gian, Ngài đến bạch hỏi Phật là do nhân gì, duyên gì mà có người mở hàng ra buôn bán là thất bại, dù đã chuyển hết chỗ này đến chỗ khác đều thất bại. Còn có người thì được thành tựu như ý muốn, còn có người thì buôn bán vượt ngoài cả ý muốn nữa, đấy là lí do vì sao?

Trong cái nhìn của Phật Pháp thì quả là cái gì cũng có nguyên nhân của nó cả, không có chuyện gì xảy ra mà vô cớ. Như trong triết học nói có cái tất nhiên có cái ngẫu nhiên, thì cái ngẫu nhiên đó là cái mà mình chưa nhận thức được nên nói ngẫu nhiên, thực ra thì cái ngẫu nhiên đó cũng là cái tất nhiên. Ví dụ hôm nay đi đường mình bị một chiếc xe quệt vào, mình cho rằng ngẩu nhiên, nhưng khi tìm ra nguyên nhân thì là do lái xe kia hôm nay uống rượu say, do nó được lên chức nên bạn bè chúc tụng nó không giữ được mình.

Như vậy để chúng ta thấy tất cả các pháp trên thế gian này, cái gì cũng có nguyên nhân, không có cái gì là ngẫu nhiên là tình cờ cả. Cũng vậy, chuyện buôn bán đắt hàng ế hàng, phát tài hay phá sản cũng có nguyên nhân của nó cả không phải vô cớ đâu. Chúng ta cùng nghe xem Phật dạy nguyên nhân nào mình làm ăn phát đạt nguyên nhân nào mình làm ăn thua lỗ. Khi ngài xá Lợi Phất thay chúng ta hỏi vấn đề đó, Phật trả lời thế này:

- Này Xá Lợi Phất, có hạng người đi đến vị Sa môn, hứa hẹn giúp đỡ nhưng không cho như đã hứa. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung đi đến chỗ này, dẫu có buôn bán gì cũng đi đến thất bại, không thành tựu như ý muốn.

Nghĩa là người này đi đến một vị xuất gia hứa rồi không thực hiện được.

Ví dụ các vị đi cùng các vị quan chức có mặt sếp mình ở đấy nên to tiếng lắm “Bạch Thầy, để con cúng Thầy cái này”. Nói vậy để sếp mình thấy anh này có tâm với Phật pháp, nhưng xong đó về thì không thấy đâu, chuyện này ở chùa mình nhiều lắm rồi. Người gieo nhân như thế này, nếu kiếp sau sinh ra mà được thân người thì buôn bán gì cũng thua lỗ, không thể nào phát đạt được, mặt mũi không sủi tăm lên được, nhất là hứa với Phật.

Xem thêm: Quan niệm sai lầm khi thờ Thần Tài cần phải tránh (Chuyện Thần Tài phần 1)

Thầy thấy chuyện này quý Phật tử mình biết được, hiểu được là hay đấy, đã đến cửa Phật hứa gì thì phải làm. Hôm nay Thầy giảng đến bài kinh này, Thầy kiểm lại quả đúng là như thế. Những người hứa mà không làm được là lụi bại ngay ở đời này. Nên Phật dạy những người như thế tái sinh kiếp sau sinh xứ bất cứ nơi nào, kinh doanh bất kì thứ gì cũng đi đến thất bại, không thể nào thành tựu được. Rồi Phật lại dạy tiếp:

- Như ở đây, này Xá Lợi Phất, có hạng người đi đến vị Sa môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho như đã hứa. Sau khi thân hoại mạng chung, người ấy đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng thành tựu như ý muốn.

Nghĩa là, ở đây, vị này đi đến gặp vị xuất gia và hứa sẽ cúng dường và sau đó làm được như lời hứa, thì người ấy sinh ra ở đâu, buôn bán thứ gì thì cũng được thành tựu như ý muốn. Phật còn dạy tiếp:

- Ở đây, này Xá Lợi Phất, có hạng người đi đến vị Sa môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho nhiều hơn như đã hứa. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng đạt được thành tựu ngoài ý muốn.

Vậy chúng ta thấy có ba hạng, một hạng lụi bại đi xuống, một hạng được như ý và một hạng vượt cả ngoài ý muốn của mình hay mình gọi là buôn bán kinh doanh phát đạt. Quả thật có những người như vậy trong đời.

Trên đây là những nhân của việc bố thí, cúng dường hay bố thí cũng thế, người mà hứa với người khác rồi làm đúng thì phước quả người ta được như vậy. Còn người hứa suông, hứa cho người khác vừa lòng thôi thì quả báo người ấy sẽ không được như ý; người mà hứa một làm được gấp hai gấp ba thì quả phước người ta lên.

Tuy nhiên, Thầy cũng nhắc quý Phật tử luôn, việc cúng vượt lời hứa này không phải là sự tính toán, ví dụ có Phật tử nói: "Con học bài kinh này rồi, bây giờ con định cúng 10 đồng nhưng con chỉ hứa với Thầy năm đồng thôi, để cho con được những việc vượt ngoài ý muốn". Tính toán như vậy thì không được, mà việc làm phải thật tâm mình thì mới chiêu cảm quả báo tốt được.

Bản thân Thầy cũng thế, khi Hòa Thượng Trúc Lâm ra bắc thì Thầy tính là cúng cụ Hòa Thượng một đôi dép, mà lúc đấy đôi dép cũng đắt tiền lắm, lương của Thầy lúc đó cũng thấp, nhưng khi đi mua được đôi dép như thế rồi nhưng nhìn thấy đôi dép khác đẹp hơn, thế là mượn thêm tiền mua đôi dép đẹp cúng Hòa Thượng. Lúc ấy phải vay tiền nhưng mình chỉ nghĩ là mua được đôi dẹp đẹp cúng Hòa Thượng, tâm Thầy lúc đó rất chân thật.

Vậy phần này, Đức Phật muốn chúng ta nỗ lực. Quả phước của chúng ta cũng như thế, người mà sốt sắng với việc thiện thì quả phước cũng nhiều và quả báo đến rất nhanh. Nếu có hai việc thiện nhưng một người khi nghe đến thì sốt sắng đi làm ngay, và rất hồ hởi thì người này được phước rất lớn và quả báo đến cũng nhanh. Còn một người nghe đến lững thững lơ thơ, làm hời làm hợt cho có, thì người này cũng có phước nhưng quả phước nhỏ và đến chậm, nhân quả rõ ràng chuẩn xác không sai mảy may nào.

Sống trong đời mà người lững thững lơ thơ thì cũng không bao giờ thành tựu việc lớn cả, có tu hành thì người đấy cũng không thể thành tựu được, còn người tinh tấn quyết liệt thì làm gì cũng thành tựu, Phật dạy rồi tất cả phước từ tâm lượng của mình mà sinh ra.

Cũng như thế không ai phân chia chúng ta thành người giàu người nghèo, người xấu người đẹp, không ai phân chia chúng ta cả mà chính là cái nghiệp báo của chúng ta phân chia chúng ta, nghiệp sẽ xếp mình vào hạng người nào, vị trí nào moio trường ra sao thì đều do nghiệp của mình tạo ra hết. Mà nghiệp này phân chia rất chính xác, ai làm trâu, ai làm bò, ai làm lợn,… nhưng nếu người này tích cực tu hành thì có thể chuyển hóa, nên Phật dạy chúng ta tu để chuyển tâm mình để chuyển hóa.

Những ai mà có tâm keo rít bỏn xẻn, bây giờ họ học được Phật Pháp, họ bỏ được cái tâm đó đi và phát được cái tâm rộng lớn thì chắc chắn người này sẽ chuyển được nghiệp. Nên các cụ ngày xưa có câu “So đo trời co dây lại mà xởi lởi trời cởi trói ra” rất là chính xác. Mình sống mở lòng mình ra thì tự nhiên mọi thứ tốt lành.

Như chùa mình Phật tử lên ăn cơm không mất tiền, uống nước miễn phí, gửi xe đi vệ sinh, rồi ngủ nghĩ tất cả đều miễn phí, vậy mà có người lo không có gì ăn, không có tiền xây chùa, nhưng mọi người thấy Thầy vẫn xây được chùa vẫn có cái ăn, có nơi tính từng tí một nhưng rồi có gì đâu.

Nên mình chỉ cần nhớ lấy lời Phật dạy mở tâm mình rộng lớn ra thì mọi việc sẽ được như ý muốn, ai nghe lời Phật dạy chăm chỉ thực hành thì chắc chắn mình sẽ có phước báo và cái phước báo này sẽ giúp mình giảm bớt rất nhiều khổ đau trong cuộc sống. Phật cũng dạy thiếu phước báo thì tu hành rất vất vả, nếu chúng ta không có phước mà chỉ suốt ngày lo miếng cơm manh áo thì làm gì có thời gian tu hành, nên Phật mong chúng ta ai cũng biết tích lũy phước báo cho mình, mà việc phước này rất dễ kiếm, nhất là lên chùa.

Thầy kể ngày xưa ở trong thiền viện, Thầy Thông Kiên làm một chiệc gậy có cái mủi xiên ở đầu, rồi Thầy đi xiên lá xung quanh sân thiền viện, Thầy bảo là “Tôi đang đi nhặt đô la. Rất nhiều người lên chùa mà không biết nhặt đô la, nhặt mỗi chiếc là cho vào thùng rác là đang nhặt đô la, mà đô la này là đô la của Phật". Thầy nói rất vui nhưng cũng rất thật.

Tam Bảo là ruộng phước điền, chúng ta lên chùa thấy việc gì thì làm việc đấy và làm hết mình vì đó là nơi mình bòn phước. Ở chùa mình, Thầy rất thoải mái làm sao Phật tử lên chùa như lên nhà mình: đói xuống bếp lấy cơm ăn, thấy việc là đi làm. Sau này Thầy cũng giao chùa cho toàn thể Phật tử. Đừng nghĩ rằng chùa của Thầy, mà chùa là chùa của tất cả chúng ta, chúng ta xây chùa là để có nơi tu học, để phục vụ tín ngưỡng của toàn thể du khách thập phương, chúng ta có trách nhiệm gìn giữ bảo vệ, chúng ta phải có tinh thần tự giác đối với tất cả công việc của chùa, không phải đợi các Thầy các Cô nói mình mới làm.

Bài kinh này Phật dạy là chuyển kiếp lai sinh nhưng Thầy nghĩ rằng: Nếu mình làm sớm và nhiệt thành với việc thiện thì không cần đợi tới kiếp sau. Qua bài kinh này, Thầy nghĩ rằng những ai là thương nhân mong muốn làm ăn phát đạt thì bắt đầu làm phước ngay từ bây giờ. Quý Phật tử đi chùa nên dạy con cái mình thực tập làm việc thiện ngay khi còn nhỏ, thực tập cho các cháu biết cúng dường Tam Bảo. Người từ nhỏ mà không biết bố thí thì sau này không dễ gì mà có được cái tâm này. Mình dạy cho con cái mình biết bố thí cho người ăn xin ăn mày thì mình đang gieo cái nhân giàu có cho con mình sau này, đứa trẻ mà chỉ biết xin tiền bố mẹ rồi bo bo cất tiêu cho riêng mình thì lớn lên rất dễ hư hỏng. Mọi việc trên đời này đều có nhân duyên cả, không có gì mà ngẫu nhiên hay bỗng dưng có, cho nên chúng ta tu Phật trước cũng cần phải học kinh nhân quả, thì trong kinh Phật cũng dạy:

“Chớ bảo làm quan là chuyện dễ,
Không tu phước đấy đến từ đâu,
Đai vàng áo tía cầu nơi Phật
Làm đẹp như Lai đẹp tự thân.”

Quy luật nhân quả chi phối cả Pháp giới vũ trụ này. Chúng ta muốn cho người khác giàu có thì cũng nên khuyến khích họ làm phước, và nếu chúng ta tu muốn về Tây Phương Cực Lạc thì cũng cần đủ phước báo. Nên trong kinh Di Đà, Phật dạy: Nếu ít thiện căn, ít phước đức thì không thể sinh về Cực Lạc được. Tông chỉ của chùa mình tu để vãng sinh tịnh độ mà không chịu làm phước là sai rồi đấy, cảnh giới nào thì cần phước tương ứng cảnh giới đấy “đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu” là chỗ đó. Nên ngoài việc phát tâm Bồ Đề thì quý Phật tử cần tích lũy phước báo bằng cách tu các lục độ, tu các thiện nghiệp.

Sau bài kinh này, Thầy cũng mong toàn thể Phật tử mình có ý thức tự giác trong việc tu phước này, trước là giúp mình có đủ phước báo để sống và tu tập tốt, vượt qua tất cả khó khăn, sau đó là đầy đủ phước báo để sinh về Cực Lạc.

Bài viết trên được ghi lại từ một buổi giảng kinh Nikaya của Thầy Thích Trúc Thái Minh dành cho Phật tử chùa Ba Vàng.

Xem thêm: Kinh doanh thành công từ những lời hứa (phần 2)

Bài liên quan
120
CHIA SẺ
Bình luận (27)

Đọc thêm

04 T6, 2024
04 T6, 2024
Hiểu đúng về “học tài thi phận” - Làm thế nào để thi cử thuận lợi?

Học tài thi phận là việc một người có năng lực, quá trình học tập có nỗ lực nhưng kết quả lại không cao, chưa phản ánh đúng được năng lực của người đó

960 13017

Hiểu đúng về “học tài thi phận” - Làm thế nào để thi cử thuận lợi?

02 T2, 2023
02 T2, 2023
Cách tạo ra tài lộc bền vững theo lời Phật dạy

Việc thờ Thần Tài không đem lại tài lộc cho gia chủ. Tuy nhiên, chúng ta có thể tạo ra tài lộc cho chính mình bằng cách thực hành theo lời Phật dạy...

66 2844

Cách tạo ra tài lộc bền vững theo lời Phật dạy

29 T1, 2023
29 T1, 2023
Quan niệm sai lầm khi thờ Thần Tài cần tránh

Hầu hết các gia đình kinh doanh đều có một góc riêng trong nhà để thờ Thần Tài. Nhưng thực tế không ít gia đình mắc phải sai lầm lớn trong việc thờ phụng này...

42 3615

Quan niệm sai lầm khi thờ Thần Tài cần tránh

15 T10, 2021
15 T10, 2021
Bí quyết kinh doanh thành công theo lời Phật dạy

Kinh doanh buôn bán không phải việc dễ làm. Vậy làm thế nào để đạt được kết quả kinh doanh thành công như ý muốn hoặc trên cả mong đợi?

35 3875

Bí quyết kinh doanh thành công theo lời Phật dạy

05 T5, 2021
05 T5, 2021
Bí quyết duy trì động lực và hứng thú trong công việc

Muốn duy trì hứng thú trong công việc thì chúng ta phải có cuộc cách mạng với bản thân mình. Cuộc cách mạng đó là gì?

112 6395

Bí quyết duy trì động lực và hứng thú trong công việc

04 T5, 2021
04 T5, 2021
Người đệ tử Phật phải có tính tiết kiệm

Dù là của ai chúng ta cũng phải tiết kiệm, dùng đúng, dùng đủ. Của Tam Bảo lại càng phải kỹ càng và tiết kiệm. Vậy quả báo của việc không biết tiết kiệm là gì?

84 4561

Người đệ tử Phật phải có tính tiết kiệm

31 T10, 2019
31 T10, 2019
Muốn có quý nhân phù trợ, nhất định phải làm được điều này

"Con được người ta nói là con có quý nhân phù trợ nên con thấy yên tâm hơn trong công việc. Nhưng không biết điều đó đúng hay sai ạ?"

70 7263

Muốn có quý nhân phù trợ, nhất định phải làm được điều này