285
843

Xuất gia là gì? Người thế nào mới đủ điều kiện xuất gia?

Xuất gia, 28/02/2024 07:33
285
843

Xuất gia là khái niệm dùng để chỉ việc một người từ bỏ cuộc sống thế tục, cạo bỏ râu tóc, sống cuộc đời tu hành. Để trở thành một người xuất gia chân chính thì rất khó.

Vậy để xuất gia được cần có những yếu tố nào? Kính mời quý Phật tử và các bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây.

Xuất gia là gì? Ý nghĩa xuất gia

Xuất gia là một việc lớn trong đời, là việc của bậc trượng phu, chí khí, phải đầy đủ nhân duyên mới có thể làm được. Hiểu một cách nôm na, xuất gia là từ bỏ gia đình. Còn hiểu một cách đầy đủ, xuất gia gồm ba ý nghĩa dưới đây:

Xuất gia là xuất thế tục gia

Xuất thế tục gia nghĩa là ra khỏi ngôi nhà tại gia, rời bỏ gia đình, không sống chung với cha mẹ, vợ chồng, con cái.

Xuất gia là rời bỏ ngôi nhà tại gia để vào chùa tu tập

Xuất gia là rời bỏ ngôi nhà tại gia để vào chùa tu tập

Xem thêm: Bỏ cha bỏ mẹ đi tu, người xuất gia có bất hiếu?

Xuất gia là xuất phiền não gia

Xuất phiền não gia tức là xuất hết các phiền não trong tâm ra ngoài. Tất cả chúng ta đều đang sống trong ngôi nhà phiền não - với đầy rẫy những phiền não, khổ đau trong tâm. Hàng ngày, chúng làm thân thể ta héo mòn. Nên xuất gia là phải xuất phiền não ra. Mỗi ngày, chúng ta đổ phiền não ra ngoài một ít, để cho nó tan đi, mất đi chứ không phải đổ phiền não sang người khác.

Xét về góc độ này, đối với Phật tử tại gia, nếu tu tập để phiền não trong tâm không còn nữa thì cũng có nghĩa là xuất gia. Ví dụ như, khi chưa biết đến Phật Pháp, phiền não trong tâm có 100 phần; giờ tu tập dần và vơi đi còn 90, 80, 70,... thì đó cũng là xuất gia.

Ngược lại, người cạo tóc đi tu nhưng không xuất được phiền não ra ngoài, càng tu càng phiền não thì người này không phải đúng nghĩa xuất gia.

Xuất gia là xuất tam giới gia

Tam giới gồm: dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Tam giới trói buộc chúng ta. Nên xuất tam giới gia nghĩa là ra khỏi ngôi nhà tam giới, thoát khỏi sự trói buộc của tam giới. Ra khỏi ngôi nhà này, chúng ta vĩnh viễn thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.

Đức Phật, các bậc Thánh giải thoát đều tự tại ra ngoài tam giới. Các Ngài coi tam giới như là chỗ đi du hý, ra vào thong dong để độ chúng sinh. Còn chúng ta thì đang bị tam giới nhốt không thoát ra được; không ai nhốt chúng ta mà tự chúng ta trói chân mình.

Ví dụ cụ thể như khi chúng ta có dự định lên chùa học Pháp, ngay sau đó lại nghĩ ngay đến đứa cháu ở nhà không ai trông, ông xã ở nhà không ai lo, con lợn ở nhà không ai cho ăn,... Thế là cứ tự trói mình không dám dứt ra, không muốn dứt ra. Cho nên, lẽ thật là chúng ta thích bị trói, tự trói mình. Vậy nên, phát được một niệm xuất gia cầu giải thoát là rất khó.

Xuất gia tại chùa Ba Vàng

Điều kiện xuất gia tại chùa Ba Vàng

Về chí nguyện xuất gia

Theo thanh quy của chùa Ba Vàng, người có tâm nguyện xuất gia sẽ phải thực tập, rèn luyện, thử thách từ 06 tháng, 01 năm, 02 năm đến 03 năm. 

Bởi việc rèn luyện, việc tu là việc khó, cho nên cần phải tuyển chọn những người có chí nguyện. Có chí nguyện là căn bản, khi vào trong chúng, người đó sẽ được thử thách, học Phật Pháp và bồi dưỡng thêm.

Người muốn xuất gia cần nhất là chí nguyện đối với Phật Pháp, thấy được đời là khổ, phải tu để giải thoát. Ngoài ra, chùa Ba Vàng còn có tâm nguyện độ sinh. Cho nên người thấy được tâm nguyện, chí nguyện của mình như thế mới được xuất gia. Bởi vậy, những ai phát được tâm Bồ đề, có chí nguyện lớn để giữ gìn Phật Pháp, tự làm lợi ích cho mình và lợi ích cho chúng sinh thì có thể về chùa xuất gia.

Về sức khỏe

Người mắc các bệnh nan y (như HIV/AIDS,..), bệnh truyền nhiễm, bệnh tâm thần hay bệnh bạch tạng thì không được xuất gia. Ngoài ra, luật Phật cũng không cho những người khuyết tật các căn (như mắt mù, mắt chột, không có tai, không có mũi, miệng bị sứt,...) xuất gia.

Bởi vì, sau này, những người xuất gia phải làm Thầy để dạy dỗ mọi người. Điều này có nghĩa là người xuất gia phải là biểu tượng tốt đẹp cho mọi người, nếu khuyết tật thì sẽ rất khó để thực hiện được.

Những trường hợp không được xuất gia

1. Người dưới 18 tuổi hoặc chưa hoàn thành chương trình học phổ thông.

2. Nghiện ngập, nợ nần và vi phạm pháp luật.

3. Tâm cầu đạo không chân chính, vì việc ăn – mặc – ở mà xuất gia.

4. Không thực tập đầy đủ Thanh quy của chùa dành cho người tập tu xuất gia

5. Không vâng kính tất cả những lời chỉ dạy của chư Tăng trong quá trình tập tu xuất gia.

6. Từ lúc viết đơn xuất gia, chưa đủ 01 năm tu tập (trừ trường hợp đặc biệt). Trong một năm đó sẽ có sổ theo dõi sự rèn luyện và chuyển hoá thân tâm.

7. Những ai đã lập gia đình, muốn xuất gia nhưng không có đơn xác nhận đồng ý của vợ, chồng, con…

8. Bố (mẹ) đi xuất gia mà có con còn nhỏ mang theo vào chùa.

Lễ xuất gia chùa Ba Vàng qua các năm

Các thiện nam tử, thiện nữ nhân khi bén duyên với Phật Pháp, được nghe chúng Tăng giảng Phật Pháp và giác ngộ đời vô thường, giả tạm, họ thấy được nỗi khổ của tất cả mọi người từ ông bà, cha mẹ rồi đến chính mình. Cho nên, họ đã phát tâm về chùa Ba Vàng xin được tập sự xuất gia tu hành.

Thầy Thích Trúc Thái Minh với lòng bi mẫn và hạnh nguyện tiếp Tăng, độ chúng đã cho phép các thiện nam, thiện nữ nương nơi cửa Phật để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và nuôi lớn chí nguyện tu hành. Sau thời gian thử thách, thực tập, họ đã được trên Thầy cho thế phát xuất gia. Từng sợi tóc rơi xuống cũng là lúc họ chính thức đi trên con đường cao cả với lý tưởng thanh cao giải thoát.

Dưới đây là những hình ảnh vô cùng xúc động trong những buổi lễ xuất gia tại chùa Ba Vàng qua các năm.

Hình ảnh tại buổi lễ xuất gia năm 2016

Hình ảnh tại buổi lễ xuất gia năm 2016

Hình ảnh tại buổi lễ xuất gia năm 2017

Hình ảnh tại buổi lễ xuất gia năm 2017

Hình ảnh tại buổi lễ xuất gia năm 2020

Hình ảnh tại buổi lễ xuất gia năm 2020

Mong rằng, qua bài viết này, quý Phật tử và các bạn sẽ tùy hỷ, tán thán với những người có chí nguyện xuất gia. Bởi đây là một việc làm hết sức quý báu nên tùy hỷ, tán thán người xuất gia sẽ sinh ra công đức vô lượng. Còn những ai đã mong muốn xuất gia thì sẽ vững chí trên con đường chư Phật và các vị Thánh Tăng đã đi.

Nếu còn điều gì thắc mắc, quý độc giả có thể để lại bình luận dưới bài viết, gửi về chuyên mục hỏi đáp hoặc liên hệ tại đây để được giải đáp. Kính chúc quý vị mạnh khỏe, an lạc!

Bài liên quan
843
CHIA SẺ
Bình luận (285)

Đọc thêm

22 T3, 2024
22 T3, 2024
Chư Tôn thiền đức Tăng niêm hương bạch Phật trong lễ thế phát xuất gia

Với tâm thiết tha cầu đạo, các thiện nam tử phát khởi thiện tâm, mong muốn nương theo Sư Phụ cùng chư Tăng một lòng tu học Phật đạo

50 61

Chư Tôn thiền đức Tăng niêm hương bạch Phật trong lễ thế phát xuất gia

26 T2, 2024
26 T2, 2024
Tiết lộ: 22 lý do khiến người xuất gia trở nên cao quý

Người xuất gia có duyên được thực hành những Pháp cao quý, cao thượng trong tâm như lòng từ, bi, hỷ, xả; sự nhẫn nhục và lý tưởng cao quý.

24 915

Tiết lộ: 22 lý do khiến người xuất gia trở nên cao quý

19 T11, 2023
19 T11, 2023
Bỏ cha bỏ mẹ đi tu, người xuất gia có bất hiếu không?

Xuất gia là phải rời xa gia đình, không thể ở nhà chăm lo cha mẹ, không thể làm ra kinh tế để chu cấp cho cha mẹ thì người xuất gia có phải bất hiếu không?

94 5825

Bỏ cha bỏ mẹ đi tu, người xuất gia có bất hiếu không?

27 T7, 2023
27 T7, 2023
Công đức thù thắng của người chân thật xuất gia và quả báo đáng sợ khi hủy hoại nhân duyên xuất gia tu hành!

Công đức của Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia đã đem lại cho chúng ta con đường thênh thang, sáng tươi để chúng ta đến được bến bờ của bình an, hạnh phúc Niết bàn tuyệt đố

8 3334

Công đức thù thắng của người chân thật xuất gia và quả báo đáng sợ khi hủy hoại nhân duyên xuất gia tu hành!

29 T6, 2023
29 T6, 2023
Nguồn gốc và ý nghĩa mùa an cư kiết hạ của chư Tăng

An cư tức là ở yên một chỗ. Kết hạ hay kiết hạ có nghĩa là kết giới lại, ở trong phạm vi giới đàn đó. Vậy ý nghĩa của an cư kiết hạ là gì?

18 10124

Nguồn gốc và ý nghĩa mùa an cư kiết hạ của chư Tăng

26 T6, 2023
26 T6, 2023
Người Phật tử học được điều gì từ sự xuất gia của Đức Phật?

Qua câu chuyện xuất gia của Thái tử Tất Đạt Đa, Phật tử phải thường tư duy, khởi được những ý nghĩ biết nhàm lìa với dục lạc trần gian

41 1473

Người Phật tử học được điều gì từ sự xuất gia của Đức Phật?