169
443

Bỏ cha bỏ mẹ đi tu, người xuất gia có bất hiếu không?

Xuất gia, 26/02/2024 16:00
169
443

Dân gian lưu truyền câu nói: “Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, người xuất gia không làm ra kinh tế để chu cấp cho cha mẹ; không chăm sóc cha mẹ khi đau yếu, lúc tuổi già là bất hiếu.

Nhưng trong nhà Phật lại có câu: “Tâm hiếu là tâm Phật. Hạnh hiếu là hạnh Phật”, tức là người đệ tử xuất gia của Phật không thể là người bất hiếu. Vậy sự thật, người xuất gia có bất hiếu không? Kính mời quý Phật tử và các bạn cùng tìm câu trả lời tại bài viết dưới đây!

text

Về sức khỏe

Giới luật của chư Tăng cho phép: khi cha mẹ ốm đau, bệnh trọng, không ai chăm sóc thì người xuất gia được đón cha mẹ về chùa chăm sóc hoặc đến bệnh viện chăm sóc cho cha mẹ. Giống như Đức Phật, khi vua Tịnh Phạn - phụ thân của Ngài bị bệnh, Ngài đã cùng chúng Tăng đến bên giường bệnh để chăm sóc vua. Trước khi vua cha mất, Ngài đã độ cho vua cha đắc Thánh quả A-na-hàm.

Đức Phật độ cho vua cha Tịnh Phạn vào dòng Thánh quả A-na-hàm trước khi vua cha băng hà

Đức Phật độ cho vua cha Tịnh Phạn vào dòng Thánh quả A-na-hàm trước khi vua cha băng hà

Về đời sống tinh thần

Người xuất gia tu hành đúng chính Pháp sẽ khiến cho cha mẹ được vẻ vang, được vui, không bị buồn khổ. Bởi cha mẹ ấy có người con đạo đức tốt, đức hạnh tốt lại hoằng dương Phật Pháp, làm những việc đem lại lợi ích cho rất nhiều người.

Đặc biệt, khi người con xuất gia tu hành, nỗ lực vì chúng sinh thì cha mẹ ắt sẽ có nhân duyên được người khác chăm sóc. Những người con khác ở tại gia (những người không đi xuất gia) sẽ trở nên có hiếu hơn để chăm sóc cha mẹ. Đó chính là phước báo của người tu hành.

Phật tử chùa Ba Vàng thường xuyên đến hỏi thăm và chăm sóc sức khỏe cụ Vũ Kích - thân phụ của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh

Phật tử chùa Ba Vàng thường xuyên đến hỏi thăm và chăm sóc sức khỏe cụ Vũ Kích - thân phụ của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh

text

Người thế gian quan niệm: báo hiếu cha mẹ là phải làm ra nhiều tài sản để chu cấp, phụng dưỡng cho cha mẹ khi đau ốm, lúc về già. Nhưng theo góc nhìn của đạo Phật, làm như vậy chưa phải tròn chữ “hiếu”.

Bởi lo tiền bạc, cơm ăn, áo mặc, nhà to cửa rộng cho cha mẹ thì mới chỉ lo được thân cha mẹ đời này. Thuận theo lẽ tự nhiên, cha mẹ vẫn sẽ già, bệnh, chết. Khi đó, nếu cha mẹ là người không tu tập, không có phúc báu thì sẽ bị đọa lạc ngay tức khắc.

Giả sử cha mẹ bị đọa vào loài súc sinh như gà, lợn, chó, mèo,... thì cũng có thể chính con cháu là người cầm dao cắt cổ, chọc tiết cha mẹ, ông bà mình kiếp sau. Nghĩa phụ tử, mẫu tử thành nghĩa nghịch tử là thế.

Trên thực tế đã có nhiều câu chuyện chứng tỏ điều này. Như một chuyện có thật xảy ra ở Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh: Một người đàn ông sinh sống bằng nghề mổ lợn. Sau khi ông qua đời, các con ông tiếp tục kế nghiệp mổ lợn. Một ngày nọ, khi những người con chuẩn bị làm thịt con lợn mới mua thì bất ngờ nghe tiếng lợn nói: “Làm ơn đừng giết ta, ta là cha của các con”.

Bên cạnh đó, việc biếu cha mẹ nhiều tiền của khi về già hay xây mồ mả thật đẹp, thật sang trọng cũng có thể khiến cha mẹ tiếc của, đọa làm ngạ quỷ khổ. Lúc ấy cứ luẩn quẩn, loanh quanh với đống tài sản, khu mồ mả đó mà không siêu thoát được.

Vậy nên, người tại gia chỉ lo làm kinh tế, tạo tiền bạc để chu cấp cho cha mẹ chưa phải tròn chữ “hiếu”. Người con xuất gia chân chính tu hành, thành tựu được đạo nghiệp thì có công đức cứu độ cha mẹ, giúp cha mẹ hướng tâm về Phật Pháp tu hành, biết bỏ ác làm lành để chuyển những nghiệp ác gây tạo. Sau khi cha mẹ qua đời thì thần thức không bị đọa lạc khổ sở mà được tái sinh vào cảnh giới lành, hoặc được sinh thiên, sinh về cõi Phật.

Lễ quy y Tam Bảo - kết duyên lành với Phật Pháp cho các bậc cha mẹ

Lễ quy y Tam Bảo - kết duyên lành với Phật Pháp cho các bậc cha mẹ

text3

Giúp cha mẹ có được công đức phúc báu lớn

Cha mẹ nào cho một người con đi xuất gia thì được công đức phúc báu lớn. Trong kinh Đức Phật dạy: “Giả như có người nào, xây tháp bằng Thất Bảo, cao tới cõi trời Đao Lợi, công đức ấy cũng chưa bằng cho người đi xuất gia”. Nhờ có phúc báu đó, cha mẹ sẽ được may mắn, được nhiều điều tốt đẹp, tránh được tai họa, khổ đau, bất hạnh.

Cụ Ngô Thị Sắc (Thân mẫu của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh) thành kính dâng phẩm vật cúng dường

Cụ Ngô Thị Sắc (Thân mẫu của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh) thành kính dâng phẩm vật cúng dường

Người xuất gia giúp cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp được hưởng an lạc

Với trí tuệ toàn giác của Đức Phật, Ngài thấy tất cả chúng sinh đều là cha mẹ của mình, không kiếp này thì kiếp khác. Cho nên, người xuất gia không chỉ báo hiếu cho cha mẹ hiện đời mà còn báo hiếu cho cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp cùng được hưởng phúc báu, cùng được an lạc. Đó chính là đại hiếu.

Như thời Đức Phật còn tại thế, Tôn giả Xá Lợi Phất đã cứu độ người mẹ năm kiếp trước của mình đang bị đọa làm ngạ quỷ đói khổ, xấu xí, được tái sinh lên làm thiên nữ với đủ mọi thứ cần dùng, dung sắc chói sáng lung linh.

Tựu chung lại, người xuất gia không bất hiếu. Sự báo hiếu của người xuất gia là đại hiếu, không chỉ với cha mẹ hiện đời mà với tất cả cha mẹ nhiều đời. Mong rằng qua bài viết, chúng ta sẽ hiểu hơn về sự báo hiếu của người xuất gia. Chính sự chân thật tu hành là sự báo hiếu cho cha mẹ đúng đắn và cùng tột nhất.

Nếu chúng ta chưa đủ duyên đi xuất gia thì hãy phụng dưỡng cha mẹ, hướng dẫn cha mẹ quy y Tam Bảo, kết duyên với chính Pháp như lời Đức Phật dạy để cha mẹ được an vui trong đời này cũng như nhiều kiếp về sau.

Nếu còn điều gì thắc mắc, quý độc giả có thể để lại bình luận dưới bài viết, gửi về chuyên mục hỏi đáp hoặc liên hệ tại đây để được giải đáp. Kính chúc quý vị mạnh khỏe, an lạc!

Bài liên quan
443
CHIA SẺ
Bình luận (169)

Đọc thêm

09 T7, 2024
09 T7, 2024
Mùa an cư kiết hạ là gì? Ý nghĩa mùa an cư của người xuất gia và tại gia

Trong 3 tháng an cư kiết hạ, chư Tăng sách tấn nhau thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, tinh tấn tu hành nên tạo ra công đức rất lớn.

218 10124

Mùa an cư kiết hạ là gì? Ý nghĩa mùa an cư của người xuất gia và tại gia

14 T6, 2024
14 T6, 2024
Công đức xuất gia đem đến lợi ích to lớn cho người tu sĩ và chúng sinh

Công đức xuất gia chân thật là vô lượng, không thể nghĩ bàn, không những làm lợi ích cho bản thân người đi xuất gia, mà còn làm lợi ích cho chúng sinh.

11 3334

Công đức xuất gia đem đến lợi ích to lớn cho người tu sĩ và chúng sinh

10 T6, 2024
10 T6, 2024
Giới với người xuất gia. Vì sao Đức Phật chế giới cho Tăng đoàn?

Giới là gì? Giới luật có lợi ích như thế nào cho người xuất gia mà Đức Phật lại coi trọng như vậy? Kính mời quý vị cùng đón đọc trong bài viết dưới đây!

224 1741

Giới với người xuất gia. Vì sao Đức Phật chế giới cho Tăng đoàn?

11 T5, 2024
11 T5, 2024
Tăng là gì? Những quả phúc tốt đẹp khi cung kính Tăng

Tăng là đoàn thể những người từ bỏ cuộc sống gia đình, cạo tóc, mặc áo nhuộm theo Phật xuất gia tu hành. Bài viết này sẽ giúp quý vị về hiểu rõ hơn về Tăng.

163 2326

Tăng là gì? Những quả phúc tốt đẹp khi cung kính Tăng

26 T3, 2024
26 T3, 2024
Tiết lộ: 22 lý do khiến người xuất gia trở nên cao quý

Người xuất gia có duyên được thực hành những Pháp cao quý, cao thượng trong tâm như lòng từ, bi, hỷ, xả; sự nhẫn nhục và lý tưởng cao quý.

295 1668

Tiết lộ: 22 lý do khiến người xuất gia trở nên cao quý

22 T3, 2024
22 T3, 2024
Chư Tôn thiền đức Tăng niêm hương bạch Phật trong lễ thế phát xuất gia

Với tâm thiết tha cầu đạo, các thiện nam tử phát khởi thiện tâm, mong muốn nương theo Sư Phụ cùng chư Tăng một lòng tu học Phật đạo

95 61

Chư Tôn thiền đức Tăng niêm hương bạch Phật trong lễ thế phát xuất gia

28 T2, 2024
28 T2, 2024
Xuất gia là gì? Người thế nào mới đủ điều kiện xuất gia?

Xuất gia là khái niệm dùng để chỉ việc một người từ bỏ cuộc sống thế tục, cạo bỏ râu tóc, sống cuộc đời tu hành. Vậy điều kiện xuất gia là gì?

335 18585

Xuất gia là gì? Người thế nào mới đủ điều kiện xuất gia?