200
633

Lễ Phật đản ngày nào? 3 điều cần biết về ngày lễ lớn của Phật giáo

Xã hội, 05/5/2024 08:22
200
633

Lễ Phật đản là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ lớn của Phật giáo, được tổ chức tại nhiều quốc gia như Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam,...

Tổ chức lễ Phật đản mang đến phước báu, hạnh phúc cho mọi người; giúp đất nước được phát triển, mọi sự tốt lành; đồng thời lan tỏa thông điệp hòa bình và gắn kết tình hữu nghị giữa các quốc gia.

Trong những năm gần đây, GHPGVN đều gửi thông bạch về việc hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản đến Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố và nhấn mạnh ý nghĩa của việc tổ chức lễ Phật đản.

Vì thế, mỗi độ tháng tư về, khắp các chùa, tự viện lại trang hoàng cờ hoa đón mừng, người người nô nức đổ về dự lễ và cầu mong những điều tốt lành.

Để biết thêm thông tin về Phật đản, bao gồm thời gian tổ chức, ý nghĩa, lợi ích thì quý vị đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

1. Lễ Phật đản là gì?

Lễ Phật đản là ngày lễ được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa (sau này là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) ra đời.

Đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của toàn thể Tăng Ni, Phật tử trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là một trong những ngày Lễ Tôn giáo của Thế giới.

Lễ Phật đản là ngày kỷ niệm Thái tử Tất Đạt Đa ra đời

Lễ Phật đản là ngày kỷ niệm Thái tử Tất Đạt Đa ra đời

2. Lễ Phật đản là ngày nào?

Theo lịch sử Phật giáo, vào năm 624 trước Tây lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni thuộc Kinh thành Ca - tỳ - la - vệ, Thái tử Tất Đạt Đa đã ra đời.

Theo Phật giáo Nguyên thủy, Thái tử Tất Đạt Đa ra đời vào ngày Rằm tháng 4 âm lịch, gọi là ngày trăng tròn tháng Vesak. Trong khi Phật giáo Bắc Tông thường lấy ngày 08-4 âm lịch là ngày Đức Phật đản sinh, còn gọi là ngày “Bụt sinh Bụt đẻ”.

Ngày 15-12-1999, Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận Vesak là lễ hội tôn giáo của thế giới. Đại Lễ Vesak cũng là ngày Tam hợp của 3 sự kiện lớn: Đức Phật đản sinh, Đức Phật thành đạo và Đức Phật nhập Niết Bàn. Lễ Vesak - Kỷ niệm ngày đản sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thường được tổ chức vào ngày mùng 8 hoặc 15 tháng 4 âm lịch và diễn ra trong suốt tháng.

Theo Thông bạch của Giáo hội hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568, lễ Phật đản 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 1-4 đến 15-4-Giáp Thìn (tức 8-5 đến 22-5-2024), trong đó, Tuần lễ Phật đản: Từ ngày mùng 8-4 đến 15-4-Giáp Thìn (tức 15-5 đến 22-5-2024); Chính lễ ngày 15 tháng 4 năm Giáp Thìn (tức 22-5-2024). với nhiều hoạt động ý nghĩa.

3. Ý nghĩa lễ Phật đản và lợi ích khi tham gia

Tán thán sự ra đời của Đức Phật

Đức Phật Thích Ca nguyên là một vị Hoàng thái tử, con vua Tịnh Phạnhoàng hậu Ma Da. Thái tử khi sinh ra có thân tướng rất đặc biệt, có đủ các tướng tốt của bậc vĩ nhân, có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp.

Ngài đã từ bỏ cung vàng điện ngọc để xuất gia đi tìm chân lý cho chính mình và chúng sinh. Năm năm tầm sư học đạo, sáu năm khổ hạnh rừng già, 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ Đề - Ngài đã giác ngộ trở thành vị Phật Toàn Giác trên thế gian. Giáo lý mà Ngài chứng ngộ là suối nguồn vi diệu cho con người quay về tự tính thanh tịnh của chính mình, đạt được hạnh phúc tối thượng. 49 năm sau đó, Ngài đi du hóa khắp các nơi, giáo hóa cho mọi giai cấp, tầng lớp.

Như vậy, sự đản sinh của Đức Phật là hy hữu duyên mang đến hạnh phúc to lớn cho nhân thiên và muôn loài, khiến cho chúng sinh được thâm nhập chân lý, bỏ ác làm lành, làm cho thế giới được tươi đẹp; chúng sinh được giác ngộ, được giải thoát.

Sự đản sinh này vô cùng quý báu, chúng ta phải tán thán, phải ghi nhớ. Bởi trong thời kỳ kiếp sống của chúng sinh, chỉ có một Chính Đẳng Chính Giác ra đời, tuyên bố Pháp cứu khổ cho tất cả chúng sinh và rất lâu xa mới có một vị nữa ra đời.

Sự kiện Đức Phật đản sinh vô cùng hy hữu, mang đến hạnh phúc to lớn cho nhân thiên và muôn loài (tôn tượng Đức Phật đản sinh ở chùa Ba Vàng)

Sự kiện Đức Phật đản sinh vô cùng hy hữu, mang đến hạnh phúc to lớn cho nhân thiên và muôn loài (tôn tượng Đức Phật đản sinh ở chùa Ba Vàng)

Mang lại phước báu cho nhiều người, kết duyên Phật Pháp với chúng sinh

Việc tổ chức lễ Phật đản giúp kết duyên Phật Pháp. Vì đối với giáo lý của đạo Phật, bất cứ ai động tâm với giáo lý của Đức Phật, với tất cả các nhân duyên trong nhà Phật đều có nhân duyên kết duyên với Phật Pháp trong lâu dài.

Những ai thấy lễ Phật đản chỉ cần khởi tâm tán thán thì sẽ có duyên lành với Phật Pháp, khởi tâm tán thán sự đản sinh của Đức Phật thì hiện đời được phước báu.

Những người tổ chức Phật đản là do quá khứ đã có nhân duyên với Phật Pháp nên kiếp này họ tán thán, tán dương và biết ơn Phật. Và họ có nhân duyên độ sinh, kết duyên chúng sinh với Phật Pháp, làm lợi ích cho những người tham gia Phật đản.

Nhân dân, Phật tử hân hoan đón lễ Phật đản

Nhân dân, Phật tử hân hoan đón lễ Phật đản

Lan tỏa thông điệp hòa bình và gắn kết tình hữu nghị

Giáo lý của Đức Phật dạy về tình yêu thương, về trí tuệ, với sự bao dung, về sự hy sinh giúp đỡ lẫn nhau, vì vậy, lễ Phật đản sẽ có giá trị lớn trong việc lan tỏa thông điệp hòa bình và gắn kết tình hữu nghị giữa các quốc gia.

Trong thông bạch của Giáo hội hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 có nêu: “Kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tăng Ni, Phật tử trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngày đản sinh của Đức Phật đã được Liên hợp quốc tổ chức hàng năm là lễ hội tôn giáo thế giới nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật giáo vì hòa bình cho nhân loại”.

Lễ Phật đản tại các nước trên thế giới

Lễ Phật đản tại các nước trên thế giới

Như vậy, lễ Phật đản là đại lễ tuyên dương và kết duyên chính Pháp, tôn vinh những giá trị nhân văn. Tổ chức lễ Phật đản lớn là một việc bố thí cứu khổ giúp cho chúng sinh bước chân đầu tiên trên con đường thoát khổ mà Đức Phật đã chỉ ra. Nếu tổ chức lễ Phật đản thì sẽ tạo nhân duyên biết đến Phật Pháp cho nhiều chúng sinh hơn.

Qua bài viết trên, chúng ta biết được tổ chức lễ Phật đản không chỉ mang an vui, hạnh phúc đến cho người tham gia mà khắp pháp giới cũng có duyên lành. Mong rằng, ánh sáng Phật pháp sẽ được lan rộng, để Lễ Phật đản trở thành sự kiện quan trọng ý nghĩa với nhiều người hơn nữa, mang đến lợi ích cho muôn loài, đồng thời góp phần lan tỏa giá trị nhân văn cao đẹp của Phật giáo đến với mọi người trên thế giới.

Nếu còn điều gì thắc mắc, quý độc giả có thể để lại bình luận dưới bài viết, gửi về chuyên mục hỏi đáp hoặc liên hệ tại đây để được giải đáp. Kính chúc quý vị mạnh khỏe, an lạc!

Bài liên quan
633
CHIA SẺ
Bình luận (200)

Đọc thêm

06 T11, 2024
06 T11, 2024
Đêm giao thừa: Tránh 3 điều này để đón năm mới thịnh vượng và may mắn

Giao thừa là khoảnh khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, còn được gọi là trừ tịch. Đây là thời khắc thiêng liêng trong văn hóa của người Việt Nam.

5 21032

Đêm giao thừa: Tránh 3 điều này để đón năm mới thịnh vượng và may mắn

05 T11, 2024
05 T11, 2024
Cách chúc Tết ý nghĩa đem đến phúc lành trong dịp đầu xuân năm mới

Chúc Tết là nét đẹp văn hóa Việt, thể hiện tình cảm và gửi gắm lời chúc tốt lành đến người thân, bạn bè. Dưới đây là cách chúc Tết mang lại phúc lành, may mắn.

3 73

Cách chúc Tết ý nghĩa đem đến phúc lành trong dịp đầu xuân năm mới

09 T5, 2024
09 T5, 2024
Ngày lễ Phật đản nên làm gì? 03 điều nên làm để được an vui, hạnh phúc

Lễ Phật đản nên làm gì? Cùng đọc bài viết sau để biết 03 điều nên làm trong lễ Phật đản để có một mùa Phật đản an lành, hạnh phúc.

182 4798

Ngày lễ Phật đản nên làm gì? 03 điều nên làm để được an vui, hạnh phúc

06 T4, 2024
06 T4, 2024
4 sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật làm “chấn động” các cõi

Phật đản sinh, Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia, Phật thành đạo và Phật nhập Niết Bàn là 4 sự kiện thiêng liêng trong cuộc đời hoằng Pháp độ sinh của Đức Phật

254 4257

4 sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật làm “chấn động” các cõi

13 T1, 2024
13 T1, 2024
Tránh xa 10 việc sau nếu bạn không muốn mình bị xấu xí

Trong Kinh Nghiệp báo sai biệt, Phật dạy 10 nhân khiến chúng ta trở nên xấu xí, mời các bạn đón đọc để tránh xa những nhân này nhé!

1816 4610

Tránh xa 10 việc sau nếu bạn không muốn mình bị xấu xí

05 T1, 2023
05 T1, 2023
Lì xì là gì? Những điều cần biết về phong tục lì xì ngày Tết

Tết nay đã có ít nhiều sự thay đổi, nhưng lì xì ngày đầu năm vẫn được giữ nguyên. Bởi người Việt quan niệm, lì xì đem lại may mắn, tốt đẹp trong năm mới...

14 2371

Lì xì là gì? Những điều cần biết về phong tục lì xì ngày Tết