157
654

Hoàng hậu Ma Da là ai? Hạnh nguyện đặc biệt của bà đối với mười phương Chư Phật

Tu tập - Giác ngộ, 01/4/2024 07:57
157
654

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ vô lượng kiếp đã tích tập công hạnh Bồ Đề để đến kiếp cuối cùng, Ngài trở thành vị Phật toàn giác có đầy đủ công đức, trí tuệ, hạnh nguyện để cứu độ chúng sinh.

Do công đức của Ngài rất lớn nên trước khi giáng sinh ở cõi Ta Bà, Ngài đã quán sát kỹ các nhân duyên, trong đó người mẹ phù hợp theo dòng nhân quả và công đức của Ngài. Và giữa vô số người, chỉ duy nhất một người phù hợp làm mẹ của Ngài.

Vậy mẹ của Ngài là ai? Bà đặc biệt như thế nào?

Kính mời quý Phật tử cùng đón đọc bài viết dưới đây qua sự chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh.

Hoàng hậu Ma Da là ai?

Theo lịch sử Phật giáo, hơn 2600 năm về trước, Hoàng hậu Ma Da là vợ đức vua Tịnh Phạn, trị vì vương quốc Ca Tỳ La Vệ; là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tiền thân là Bồ Tát Hộ Minh và là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này).

Trong kinh Mi Tiên Vấn Đáp nói rằng, Đức Bồ Tát Hộ Minh là vị Bồ tát Nhất sinh bổ xứ ở cõi Trời Đâu Suất, chỉ còn một kiếp cuối cùng, Ngài sẽ thành Phật. Trước khi giáng sinh xuống cõi trần, Ngài đã quán sát nhân gian thấy rằng chỉ có Hoàng hậu Ma Da là người có đầy đủ 32 đức hạnh để thọ lãnh làm mẹ của Bồ tát. Vì vậy, Ngài đã chọn bà làm mẹ của Ngài.

Đức Bồ tát Hộ Minh từ trên cõi trời Đâu Suất giáng sinh xuống trần gian

Đức Bồ tát Hộ Minh từ trên cõi trời Đâu Suất giáng sinh xuống trần gian

Bấy giờ, Đức vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da tuổi đã cao nhưng chưa có con nối dõi. Vì mong cầu khao khát Thái tử sinh ra, nối tiếp ngôi vua nên hai vị nhất tâm lễ bái, thường làm các việc phúc thiện, giúp đỡ người nghèo.

Sau một buổi lễ, Hoàng hậu hồi cung, nằm nghỉ và mộng thấy một con voi trắng như tuyết, có sáu ngà, vòi ngậm một bông hoa sen rất đẹp. Từ trên trời con voi cưỡi mây bay xuống và chui qua hông phải vào bụng của Hoàng hậu. Sau giấc mộng, Hoàng hậu biết mình thụ thai. Nhà vua cho mời các vị tướng sư giải điềm mộng thì biết rằng, Hoàng hậu mang thai một bậc vĩ nhân, sau này sẽ làm các việc vĩ đại.

Hoàng hậu Ma Da nằm mộng thấy voi trắng sáu ngà, vòi quấn hoa sen trắng bay xuống phòng bà (ảnh minh họa)

Hoàng hậu Ma Da nằm mộng thấy voi trắng sáu ngà, vòi quấn hoa sen trắng bay xuống phòng bà (ảnh minh họa)

Những điều đặc biệt của Hoàng hậu Ma Da khi làm mẹ của Bồ tát Thái tử Tất Đạt Đa

Là mẹ của vị Bồ tát Nhất sinh bổ xứ nên khi mang thai và hạ sinh, Hoàng hậu Ma Da có những điều rất nhiệm màu, kỳ lạ khác thường so với những người phụ nữ bình thường.

1. Tâm luôn được an vui, thanh tịnh khi mang thai

Trong kinh Đại Bổn ghi lại: “Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ-tát nhập mẫu thai, mẹ vị Bồ-tát không bị một bệnh tật gì. Bà sống với tâm hoan hỷ, với thân khoan khoái. Bà thấy trong bào thai của mình vị Bồ-tát đầy đủ mọi bộ phận và chân tay”.

Thông thường người phụ nữ mang thai thì rất vất vả, người thay đổi, biếng ăn, kém ngủ, sa sút về sức khỏe nhưng thân tâm của Hoàng hậu lúc nào cũng được thơ thới, an lạc vô cùng, bà còn nhìn thấy được đứa con trong bụng mình. Hoàng hậu thấy tâm của bà từ bi hơn, thương yêu tất cả đứa bé giống như con của mình vậy.

Trong quá trình mang thai, Hoàng hậu gần như không dùng máu huyết của chúng sinh, bà thọ trì ngũ giới của Phật tử tại gia. Trong kinh Đại Bổn, Đức Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ-tát nhập mẫu thai, mẹ vị Bồ-tát giữ giới một cách hồn nhiên, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói láo, không uống các thứ rượu men, rượu nấu. Pháp nhĩ là như vậy”.

Không những thế, tâm của bà rất thanh tịnh, không khởi nghĩ đến chuyện dục. Trong kinh Đại Bổn, Đức Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ-tát nhập mẫu thai, mẹ vị Bồ-tát không khởi dục tâm đối với một nam nhân nào, và không vi phạm tiết hạnh với bất kỳ người đàn ông nào, dầu người này có tâm ái nhiễm đối với bà. Pháp nhĩ là như vậy”.

Bên cạnh đó, Hoàng hậu còn có những điều kỳ lạ đặc biệt khác như bà có thể chú nguyện cho người ta được lành bệnh hoặc là làm được nhiều thứ kỳ lạ. Điều này được lý giải rằng, đó là do Hoàng hậu mang thai một vị Bồ tát nên đức tính, trí tuệ, công đức phước lành của vị Bồ tát nên Hoàng hậu được những điều nhiệm màu như vậy.

2. Chư Thiên nâng đỡ, Rồng phun nước khi Thái tử đản sinh

Không giống như những người phụ nữ khác mang thai chín tháng hay mười tháng mới sinh, Hoàng hậu Ma Da mang thai vị Bồ tát trong bụng mười tháng rồi mới sinh.

Trong kinh Đại Bổn, Đức Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Trong khi các người đàn bà khác, hoặc ngồi, hoặc nằm mà sanh con, mẹ vị Bồ-tát sanh vị Bồ-tát không phải như vậy. Mẹ vị Bồ-tát đứng mà sanh vị Bồ-tát. Pháp nhĩ là như vậy”. Theo kinh điển ghi lại, khi Hoàng hậu Ma Da dừng lại chỗ vườn Lâm Tỳ Ni, khoảnh khắc bà đứng vịn tay vào cành cây vô ưu, Thái tử từ bên hông phải của Hoàng hậu bước ra. Liền đó, bốn Thiên tử đỡ lấy Ngài trước, không để Ngài đụng đến đất.

Chư Thiên từ trên cung trời rải hoa đón mừng Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh

Chư Thiên từ trên cung trời rải hoa đón mừng Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh

Trong kinh Phổ Diệu nói rằng, khi Bồ-tát từ bụng mẹ bước ra, từ trên trời có chín con rồng phun nước xuống để tắm cho Thái tử: con thì phun nước ấm, con thì phun nước mát, con thì phun hương hoa… tắm thân Thái tử. Trong kinh Đại Bổn, Đức Phật thuyết: “Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, hai dòng nước từ hư không hiện ra, một dòng lạnh, một dòng nóng. Hai dòng nước ấy tắm rửa sạch sẽ cho vị Bồ-tát và cho bà mẹ. Pháp nhĩ là như vậy”. Sau đó chư Thiên mang khăn của trời xuống để bọc Thái tử”.

Tòa Cửu Long (chín con rồng) phun nước tắm khi Thái tử đản sinh (ảnh tượng Phật đản sinh tại chùa Ba Vàng)

Tòa Cửu Long (chín con rồng) phun nước tắm khi Thái tử đản sinh (ảnh tượng Phật đản sinh tại chùa Ba Vàng)

Như vậy, từ những kinh điển trong Phật giáo, chúng ta biết rằng sự kiện nước tắm lên thân khi Thái tử đản sinh là có thật, nhiệm màu, hy hữu, chỉ xuất hiện ở những bậc vĩ nhân, bậc Thánh nhân khi xuất thế.

3. Hoàng hậu sinh lên cõi trời Đâu Suất sau 7 ngày hạ sinh Thái tử

Trong kinh Đại Bổn, Đức Phật thuyết: "Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Sau khi sanh vị Bồ-tát bảy ngày, mẹ vị Bồ-tát mệnh chung và sanh lên cảnh trời Đâu-suất. Pháp nhĩ là như vậy”.

Sau 7 ngày hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa, Hoàng hậu Ma Da băng hà, sinh về cõi trời Đâu Suất làm vị Thiên nam tử. Điều này trong kinh giải thích rằng, thứ nhất là bà đã làm tròn bổn nguyện của mình là sinh ra Đức Phật.

Thứ hai, trong sớ giải nói rằng, do công đức mang thai Thái tử nên thân thể của Hoàng hậu trở thành đền thờ tôn quý, không ai có thể xâm phạm thân thể này. Đây là nguyên lý, vì khi bà mang thai vị Bồ tát nên thân thể của bà trở thành một đền thờ rất cao quý trong vũ trụ này và bất khả xâm phạm.

Thứ ba là do công đức, phước báu sinh ra vị Phật của bà rất lớn, nhưng vì thân người không đủ công đức để chứa đựng công đức, phước báu này nên Hoàng hậu phải bỏ báo thân người, sinh lên cõi trời Đâu Suất làm vị Thiên nam tử mới chứa được công đức này.

Thầy Thích Trúc Thái Minh giảng giải về lý do Đức Phật Mẫu Ma Da bỏ báo thân người sau khi sinh Thái tử Tất Đạt Đa

Thầy Thích Trúc Thái Minh giảng giải về lý do Đức Phật Mẫu Ma Da bỏ báo thân người sau khi sinh Thái tử Tất Đạt Đa

Sự việc này cũng giống như, nếu Phật tử tại gia tu chứng đắc A La Hán thì ngay lập tức ngày hôm đó, nếu vị ấy không xuất gia, cạo tóc thì vị ấy phải nhập diệt, vì thân người tại gia, còn tóc không đủ sức chứa công đức, phước báu cao vòi vọi của một vị A La Hán. Phải là thân tướng xuất gia mới có thể chứa đựng công đức ấy. Nguyên lý của Pháp giới này là như vậy.

Qua đó, chúng ta thấy Thái tử Tất Đạt Đa (hay Đức Phật Thích Ca) chính là bậc Tối thượng phước báu. Đức Phật có công đức phước báu, ân đức đối với chúng sinh vô lượng vô biên như thế nào thì công đức phước báu của cha mẹ Ngài cũng có thể gần như vậy. Đức vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da đều là những bậc đại Thánh, công đức vô lượng vô biên, đối với tất cả chúng sinh.

Hoàng hậu Ma Da - Người có hạnh nguyện làm mẹ của tất cả Chư Phật

Không chỉ làm mẹ của Đức Phật Thích Ca trong hiện kiếp này mà Hoàng hậu Ma Da cũng đã từng làm mẹ của tất cả chư Phật quá khứ, bà cũng sẽ tiếp tục làm mẹ của các Đức Phật sau này. Trong tương lai, khi Bồ tát Di Lặc đản sinh thành Phật thì Hoàng hậu Ma Da cũng sẽ làm mẹ của Bồ Tát Di Lặc.

Trong kinh Phật, luận, sớ giải cho biết, Hoàng hậu Ma Da là người trăm nghìn đại kiếp rất lâu về trước, đã từng phát nguyện rằng bà sẽ mang thai Đức Phật. Vào thời của một Đức Phật quá khứ, bà là người phụ nữ đến tham gia đại hội. Khi bà nhìn thấy Đức Phật tướng hảo trang nghiêm, đẹp đẽ thì bà đã khởi ước nguyện trước Đức Phật rằng, sau này bà sẽ sinh ra một người con toàn thiện, viên mãn như Đức Phật tại thế. Do bà khởi tâm chân thành nên ngay lúc đó, Đức Phật đã thọ ký cho bà sẽ đầy đủ duyên như ước nguyện. Từ lời đại nguyện ấy nên trong hiện kiếp này, đúng như lời nguyện, bà đã đủ duyên để mang thai Bồ tát Thái tử Tất Đạt Đa - tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này.

Từ chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh, mong rằng quý Phật tử hiểu được phần nào về Hoàng hậu Ma Da - người mẹ vĩ đại của Đức Phật Thích Ca; qua đó, khởi tâm tri ân công đức sâu dày, cao cả của Đức vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da đối với sự đản sinh của Đức Phật, để ngày hôm nay đạo Phật được lan tỏa khắp năm châu đem sự bình an, hạnh phúc đến cho chúng sinh vạn loài.

Bài liên quan
654
CHIA SẺ
Bình luận (157)

Đọc thêm

24 T10, 2024
24 T10, 2024
Phiền não là gì? 07 cách trút bỏ khổ não để được an vui, hạnh phúc

Ai cũng mong muốn thoát khỏi những điều phiền não, khổ đau. Bài viết sau đây sẽ đưa ra cách giúp diệt trừ phiền não để cuộc sống an lành hơn.

1051 16259

Phiền não là gì? 07 cách trút bỏ khổ não để được an vui, hạnh phúc

23 T10, 2024
23 T10, 2024
Bố thí là gì? Phương pháp bố thí đem lại phước báu theo lời Phật dạy

Bố thí là cho ra, là buông bỏ, xả tâm, là mở lòng, là sự giúp đỡ làm vui lòng, đẹp lòng người... Quả phước đầu tiên của bố thí đó là được thọ mạng và sức lực

985 17119

Bố thí là gì? Phương pháp bố thí đem lại phước báu theo lời Phật dạy

18 T10, 2024
18 T10, 2024
Từ bi hỷ xả là gì? Muốn cuộc sống an lạc phải thực hành 04 điều này

Từ bi hỷ xả là 4 tâm đặc biệt quan trọng trong lộ trình học Phật, giúp người thực hành đạt đến hạnh phúc viên mãn. Kính mời quý vị cùng tìm hiểu tại đây.

1463 23858

Từ bi hỷ xả là gì? Muốn cuộc sống an lạc phải thực hành 04 điều này

13 T10, 2024
13 T10, 2024
Phương pháp diệt trừ vô minh để có cuộc sống không phiền não, khổ đau

Vô minh là sự không sáng suốt, mờ tối của tâm trí, không nhận rõ biết về bản thể, về chính mình. Bài viết sau sẽ giúp các bạn biết cách diệt trừ vô minh.

1632 22114

Phương pháp diệt trừ vô minh để có cuộc sống không phiền não, khổ đau

14 T9, 2024
14 T9, 2024
Hiểu đúng về quy y Tam Bảo - Phát nguyện quy y Tam bảo để có phúc lành

Quy y Tam Bảo là quay về nương tựa Tam Bảo. Trong đó, “quy” là quay về; “y” nghĩa là nương tựa; “Tam Bảo” là ba ngôi vị quý báu: Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo

220 5450

Hiểu đúng về quy y Tam Bảo - Phát nguyện quy y Tam bảo để có phúc lành

31 T8, 2024
31 T8, 2024
Tứ như ý túc: Phật dạy 04 yếu tố để làm gì cũng thành công như ý

Tứ như ý túc là 4 điều Phật dạy giúp chúng ta đạt được mọi mong muốn như ý, viên mãn, không cần thêm nữa. Đồng thời giúp người thực hành kéo dài tuổi thọ.

849 14217

Tứ như ý túc: Phật dạy 04 yếu tố để làm gì cũng thành công như ý

30 T6, 2024
30 T6, 2024
Giữ giới được 5 điều tốt đẹp ai cũng mong muốn

Giới là viên ngọc như ý, có thể đáp ứng được tất cả mong mỏi của mọi người. Giới cũng là nền tảng đạo đức căn bản trong Phật giáo.

776 5536

Giữ giới được 5 điều tốt đẹp ai cũng mong muốn