757
2435

Tăng là gì? Những quả phúc tốt đẹp khi cung kính Tăng

Xuất gia, 21/11/2024 08:55
757
2435

Tăng là một ngôi vị quý báu trong Tam Bảo (Phật - Pháp - Tăng) của Phật giáo. Thời nay, Tăng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và hoằng truyền giáo Pháp của Đức Phật đến với quần chúng Nhân dân.

Bài viết này sẽ giúp quý Phật tử và các bạn tìm hiểu đầy đủ thông tin về Tăng và những phúc lành chúng ta có được khi cung kính Tăng.

Tăng là gì?

Tăng là đoàn thể những người từ bỏ cuộc sống gia đình, cạo tóc, mặc áo nhuộm theo Phật xuất gia tu hành. Tăng lấy lý tưởng của Phật làm lý tưởng của mình, thực hành lời Phật dạy rồi đem những điều đã học tu được đến với mọi người. Cho nên, Tăng được gọi là sứ giả của Như Lai.

Chữ “Tăng” còn có nghĩa là một chúng sống hòa hợp, thanh tịnh. Trong luật Phật chia chi tiết: 4 vị Tỳ-kheo là một Tăng; tức một đoàn thể có 4 vị Tỳ-kheo (người xuất gia) thì được gọi là Tăng (chúng Tăng). Ngoài ra, các Sư cô cũng được gọi là Tăng - Ni Tăng.

Tăng là đoàn thể những người xuất gia tu hành, sống hòa hợp, thanh tịnh

Tăng là đoàn thể những người xuất gia tu hành, sống hòa hợp, thanh tịnh

Sự hình thành của Tăng

Sau 49 ngày thiền định dưới cội Bồ đề, Thái tử Tất Đạt Đa thành đạo, hiệu là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Khi đó, Ngài nghĩ đến đền ơn những người có ân nghĩa với mình.

Đầu tiên, Đức Phật quán sát thấy hai vị Thầy Alara Kalama và Uddaka Ramaputta - những người hướng dẫn Ngài tu tập đến các tầng thiền rất cao (phi tưởng, phi phi tưởng xứ) đã tái sinh lên các cõi trời, không thể độ được nữa.

Ngài liền nghĩ đến 5 anh em ông Kiều Trần Như - 5 người bạn đồng tu khổ hạnh với Ngài trước đây. Khi Thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ lối tu khổ hạnh, vì Ngài nhận thấy con đường đó không đưa đến giải thoát, 5 anh em ông Kiều Trần Như đã nghĩ rằng: Thái tử Tất Đạt Đa thối chí, bắt đầu thích thụ hưởng dục lạc, không dám tu khổ hạnh như họ nữa.

Xem thêm: Tu khổ hạnh: Thái tử Tất Đạt Đa tu thế nào và tại sao Ngài chọn pháp môn này?

Đức Phật bộ hành từ Bồ đề đạo tràng đến vườn Lộc Uyển, thành Ba La Nại để độ cho 5 người. Biết Đức Phật đến, 5 anh em bàn với nhau không đón tiếp vì suy nghĩ Ngài đã thối chí. Nhưng kỳ lạ thay, khi Đức Phật từng bước tiến lại gần thì họ lại không ai bảo ai, tự động đứng dậy. Người thì rước Đức Phật vào, người múc nước rửa chân cho Ngài, người sửa soạn chỗ ngồi cho Phật.

Tại đây, Đức Phật đã thuyết bài Pháp đầu tiên gọi là kinh “Chuyển Pháp Luân” cho 5 anh em Kiều Trần Như nghe. Sau đó, họ đều giác ngộ, chứng Thánh quả và trở thành những vị tu sĩ Phật giáo đầu tiên. Bấy giờ, Tăng được hình thành.

Đức Phật độ cho 5 anh em Kiều Trần Như trở thành những tu sĩ Phật giáo đầu tiên - Tăng được hình thành (Ảnh minh họa)

Đức Phật độ cho 5 anh em Kiều Trần Như trở thành những tu sĩ Phật giáo đầu tiên - Tăng được hình thành (Ảnh minh họa)

Phân loại Tăng trong Phật giáo

Phật giáo phân Tăng ra nhiều loại, trong đó có: Thánh Tăng, phàm Tăng. Ngoài ra còn có thường trụ Tăng, thập phương Tăng, đệ nhất nghĩa Tăng, thắng nghĩa Tăng.

Thánh Tăng

Thánh Tăng là những bậc tu hành chứng từ sơ quả Tu đà hoàn đến thập địa, đẳng giác và diệu giác. Tức là những bậc đã chứng Thánh quả thì gọi là Thánh Tăng.

Phàm Tăng

Phàm Tăng là những vị Tăng chưa chứng quả Thánh, chưa giải thoát. Trong phàm Tăng có rất nhiều vị đang tu tập hướng đến Thánh quả.

Tuy nhiên, cũng có những vị còn phạm lỗi lầm, giới Pháp của Phật vì giới Pháp của Phật rất lớn: Tỳ-kheo phải giữ 250 giới, Tỳ-kheo Ni phải giữ 348 giới nên không phải sau khi thọ giới có thể giữ được ngay. Nhưng sau khi phạm, vị Tăng đó biết sợ tội lỗi, phát nguyện sám hối, tu tập sửa đổi thì vẫn là một vị Tăng chân chính và thanh tịnh.

Thế nào là vị Tăng đúng nghĩa?

Một vị Tăng đúng nghĩa cần có những điều sau:

Tâm hình dị tục

Tăng (những người xuất gia) có hình tướng và tâm khác người thế tục (người tại gia).

Về hình, hình tướng chư Tăng là đầu tròn áo vuông. Tức là đầu cạo tóc, bỏ hết tất cả ăn mặc trang điểm của thế gian, mặc y áo nhà Phật (y hình vuông theo vai nên gọi là áo vuông)

Về tâm, vị Tăng phải có chí khí cao thượng, muốn vượt lên để báo đền 4 ân (ân cha mẹ; ân thầy tổ; ân quốc gia, xã hội; ân chúng sinh) và cứu độ 3 cõi (cõi dục giới, cõi sắc giới và cõi vô sắc giới).

Người xuất gia có hình tướng và tâm khác người tại gia

Người xuất gia có hình tướng và tâm khác người tại gia

Làm lớn mạnh dòng giống bậc Thánh

Vị Tăng đúng nghĩa phải làm lớn mạnh dòng giống của bậc Thánh (các vị xuất thế), có đức để chấn nhiếp ma quân.

Bỏ những điều khó bỏ, làm những việc khó làm

Để xuất gia trở thành một vị Tăng chân chính, người này cần phải bỏ những điều khó bỏ (từ bỏ gia đình, người yêu, những thú vui thích trần gian, nhà cửa, tài sản,...) và làm những việc khó làm (rời gia đình đến chùa theo Thầy học đạo; giữ giới; hàng ngày thức khuya dậy sớm công phu tu tập; sống cuộc sống không tài sản, không lương bổng; phụng sự chúng sinh, lấy tất cả chúng sinh làm cha mẹ, anh em quyến thuộc,...)

Chư Tăng từ bỏ những điều khó bỏ, làm những việc khó làm

Chư Tăng từ bỏ những điều khó bỏ, làm những việc khó làm

Giữ gìn và hoằng truyền chính Pháp

Chư Tăng cần nhận lãnh sứ mệnh mà chư Phật giáo phó, đó là: giữ gìn và hoằng truyền chính Pháp cho quần chúng Nhân dân, chúng sinh.

Chư Tăng giữ gìn và hoằng truyền giáo Pháp của Đức Phật

Chư Tăng giữ gìn và hoằng truyền giáo Pháp của Đức Phật

Phúc báu khi cung kính Tăng

Khi cung kính Tăng, chúng ta được nhiều phúc báu. Trong kinh Kusala Sutta, Đức Phật dạy về 5 phúc báu phát sinh từ sự cung kính khi đón tiếp khi vị Tăng có giới đức đến nhà như sau:

1. Được sinh lên cõi trời: Nếu chư Tăng có giới đức đến nhà, mọi người trong nhà nhìn thấy, phát sinh thiện tâm trong sạch và thực hành thiện Pháp thì sẽ được sinh lên cõi trời dục giới.

2. Được sinh vào dòng dõi cao quý: Nếu gia đình cung kính đón tiếp, lễ bái vị Tăng ấy, mời ngồi vào những vị trí cao quý trong nhà và phát nguyện thực hành thiện Pháp thì sẽ được tái sinh vào dòng dõi cao quý.

3. Được quyền cao chức trọng: Sau khi vị Tăng đó ngồi vào chỗ cao quý, người trong nhà cúng dường vật thực, thuốc men, y áo,… với thiện tâm trong sạch, hoan hỷ, không keo rít, bỏn xẻn và thực hành thiện Pháp thì sẽ được quả báu quyền cao chức trọng.

4. Được nhiều tài sản: Người trong nhà cúng dường vị Tăng, làm phước tùy theo khả năng và phát nguyện thực hành thiện Pháp thì sẽ được nhiều tài sản, giàu có.

5. Được trí tuệ và dần giác ngộ: Khi lắng nghe vị Tăng thuyết giảng chính Pháp, vấn đạo rồi thực hành thiện Pháp thì người trong nhà được phước báu: tăng trưởng trí tuệ, dần dần đi tới giác ngộ.

Trong tích truyện Pháp cú số 223 có câu chuyện về vợ chồng ông Punna cung kính, cúng dường Tăng sinh ra phước báu lớn. Họ tuy nghèo nhưng rất tôn kính Tam Bảo. Vào một buổi sáng đi cày ruộng như thường lệ, ông Punna nhìn thấy Đại đức Xá Lợi Phất thì liền bỏ cày, đảnh lễ Ngài và dâng cúng một cây tăm xỉa răng, nước uống.

Sau đó, bà vợ ông Punna trên đường đem cơm cho chồng cũng gặp Ngài Xá Lợi Phất. Bà cũng rất cung kính và dâng phần cơm cúng dường lên Ngài. Sau đó bà về nhà, nấu phần cơm khác mang ra cho chồng.

Hai vợ chồng ông vô cùng hoan hỷ, sung sướng không thể tả nổi với việc phước thiện vừa làm đối với Ngài Xá Lợi Phất. Sau buổi nghỉ trưa hôm đó, ông Punna vô cùng sửng sốt khi tất cả ruộng của ông biến thành vàng. Ông vui mừng khoe với vợ: “Này bà, vợ chồng chúng ta đã làm phước thiện bố thí cúng dường đến Ngài Xá Lợi Phất. Do phước thiện bố thí nên cho cái quả báu đến vợ chồng chúng ta hôm nay”.

Trong bài kinh “cây phướn”, Đức Phật cũng chỉ dạy: nếu tâm sợ hãi hay khi đi vào những chỗ nguy hiểm, chúng ta niệm ân Đức Phật, niệm ân đức Pháp và niệm ân đức Tăng thì hết sợ hãi và thoát qua nguy hiểm.

Ngoài ra, còn rất nhiều những bài kinh khác trong kho tàng kinh điển Phật giáo đều ghi nhận những quả phước lớn có được khi chúng ta cung kính chư Tăng. Từ đó, chúng ta thấy được rằng oai lực của các vị Thánh đệ tử của Đức Phật không phải chuyện nhỏ. Đức Phật đã nhập Niết Bàn nên chúng Tăng là người thay mặt Phật giữ gìn hoằng truyền giáo Pháp. Ân đức Tăng là rất lớn. Hãy cung kính, niệm ân đức Tăng để có được phước báu lớn.

Trên đây là những chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh về Tăng. Mong rằng, qua bài viết, quý Phật tử và các bạn sẽ có những hiểu biết đầy đủ về Tăng và biết gieo các hạt giống thiện lành vào ruộng phước Tăng bảo để luôn được hạnh phúc, an vui trong hiện tại và vị lai.

Nếu còn điều gì thắc mắc, quý độc giả có thể để lại bình luận dưới bài viết, gửi về chuyên mục hỏi đáp hoặc liên hệ tại đây để được giải đáp. Kính chúc quý vị mạnh khỏe, an lạc!

Bài liên quan
2435
CHIA SẺ
Bình luận (757)

Đọc thêm

20 T11, 2024
20 T11, 2024
Xuất gia là gì? Người thế nào mới đủ điều kiện xuất gia?

Xuất gia là khái niệm dùng để chỉ việc một người từ bỏ cuộc sống thế tục, cạo bỏ râu tóc, sống cuộc đời tu hành. Vậy điều kiện xuất gia là gì?

353 18585

Xuất gia là gì? Người thế nào mới đủ điều kiện xuất gia?

15 T11, 2024
15 T11, 2024
Đức Phật dạy về 5 hạng Tăng trong Phật giáo

Tăng có trách nhiệm giữ gìn, truyền bá Phật Pháp. Phật giáo chia Tăng thành 5 hạng: Vô sỉ Tăng, Á dương Tăng, Bằng đảng Tăng, Thế tục Tăng và Thắng nghĩa Tăng.

0 15

Đức Phật dạy về 5 hạng Tăng trong Phật giáo

09 T7, 2024
09 T7, 2024
Mùa an cư kiết hạ là gì? Ý nghĩa mùa an cư của người xuất gia và tại gia

Trong 3 tháng an cư kiết hạ, chư Tăng sách tấn nhau thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, tinh tấn tu hành nên tạo ra công đức rất lớn.

220 10124

Mùa an cư kiết hạ là gì? Ý nghĩa mùa an cư của người xuất gia và tại gia

14 T6, 2024
14 T6, 2024
Công đức xuất gia đem đến lợi ích to lớn cho người tu sĩ và chúng sinh

Công đức xuất gia chân thật là vô lượng, không thể nghĩ bàn, không những làm lợi ích cho bản thân người đi xuất gia, mà còn làm lợi ích cho chúng sinh.

1269 13594

Công đức xuất gia đem đến lợi ích to lớn cho người tu sĩ và chúng sinh

10 T6, 2024
10 T6, 2024
Giới với người xuất gia. Vì sao Đức Phật chế giới cho Tăng đoàn?

Giới là gì? Giới luật có lợi ích như thế nào cho người xuất gia mà Đức Phật lại coi trọng như vậy? Kính mời quý vị cùng đón đọc trong bài viết dưới đây!

791 12885

Giới với người xuất gia. Vì sao Đức Phật chế giới cho Tăng đoàn?

26 T3, 2024
26 T3, 2024
Tiết lộ: 22 lý do khiến người xuất gia trở nên cao quý

Người xuất gia có duyên được thực hành những Pháp cao quý, cao thượng trong tâm như lòng từ, bi, hỷ, xả; sự nhẫn nhục và lý tưởng cao quý.

296 1668

Tiết lộ: 22 lý do khiến người xuất gia trở nên cao quý