0
3

Lý giải những hiện tượng lạ khi ngồi thiền và cách xử lý hiệu quả

Thiền, 11/11/2024 14:13
0
3

Khi ngồi thiền, chúng ta có thể gặp các hiện tượng như đau đầu, xuất hiện các tiếng nói hay âm thanh lạ trong đầu,... Dưới đây là những nguyên nhân và giải pháp để bạn có thể khắc phục tình trạng này, giúp quá trình thiền trở nên hiệu quả và thư giãn hơn.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lạ khi ngồi thiền

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu, xuất hiện tiếng nói, âm thanh trong đầu,... có thể do chúng ta thực tập thiền chưa đúng phương pháp, không có người hướng dẫn kỹ càng. Tức là chúng ta có thể bị hướng dẫn sai vào một sự chú tâm. Ví dụ: Ngồi thiền lại chú tâm nhìn que hương. Khi sự chú ý quá lớn sẽ khiến máu dồn lên đầu và trở thành bệnh. 

Hoặc một số người niệm Phật nhưng chưa biết pháp dụng công niệm Phật, dẫn đến xuất hiện tiếng nói ở trong đầu. 

Thiền chưa đúng phương pháp có thể khiến đau đầu hay xuất hiện tiếng nói trong đầu (Ảnh minh họa)

Thiền chưa đúng phương pháp có thể khiến đau đầu hay xuất hiện tiếng nói trong đầu (Ảnh minh họa)

Cách khắc phục để ngồi thiền được hiệu quả cao

1. Nhận diện phương pháp thiền đang thực tập là đúng hay sai

Nếu thực tập thiền đúng thì tâm dần dần được thanh tịnh, an lạc, sáng suốt hơn. Để nhận diện phương pháp thiền đang thực tập là đúng hay sai, chúng ta dựa vào bốn điều, gọi là tứ liệu giản sau:

(1) Tỉnh tỉnh, lặng lặng là phải

(2) Tỉnh tỉnh, loạn động là sai

(3) Lặng lặng, tỉnh tỉnh là phải

(4) Lặng lặng, mê mờ, hôn trầm là sai

Như vậy, hai chất liệu tỉnh và lặng, tức trạng thái sáng suốt và yên lặng, phải luôn đồng hành cùng nhau trong thiền, giúp kiểm nghiệm việc tu thiền của chúng ta có đúng không. Yên lặng nhưng phải sáng suốt và ngược lại. Nếu sáng suốt nhưng loạn động thì sẽ bắt đầu có nhiều suy nghĩ rối loạn lên. Còn nếu yên lặng mà không sáng suốt thì lại hôn trầm (sắp ngủ). Cho nên, yên nhưng phải tỉnh (sáng suốt).

Cũng giống như hồ nước: Nước hồ trong nhưng nổi sóng hoặc nước yên lặng nhưng đục thì đều không thể soi gương được. Mặt hồ phải vừa trong sáng, vừa vắng lặng mới có thể soi tỏ mọi vật.

Mặt hồ phải vừa trong vừa vắng lặng mới có thể soi tỏ mọi vật (Ảnh minh họa)

Mặt hồ phải vừa trong vừa vắng lặng mới có thể soi tỏ mọi vật (Ảnh minh họa)

2. Buông xả và chú tâm đúng phương pháp 

Chúng ta cần phải buông xả những phương pháp thiền chưa đúng đã huân tập từ trước. Ví dụ: Khi ngồi thiền, có những tiếng niệm A Di Đà Phật vọng lên trong đầu, chúng ta buông dần và chỉ chú tâm đúng những đề mục quán tưởng được hướng dẫn hoặc chú tâm vào hơi thở. 

Nếu chú tâm vào hơi thở, Đức Phật dạy trong kinh niệm xứ (thuộc kinh Trung Bộ) rằng:

Này các Tỳ kheo, ở đây, Tỳ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú, chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở vô dài”; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở ra dài”; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở vô ngắn”; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở ra ngắn”. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. 

Này các Tỳ kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay thiện xảo khi quay dài, tuệ tri: “Tôi quay dài”; hay khi quay ngắn, tuệ tri: “Tôi quay ngắn”. Cũng vậy, này các Tỳ kheo, Tỳ kheo thở vô dài, tuệ tri: “Tôi thở vô dài”; hay thở ra dài, tuệ tri: “Tôi thở ra dài”; hay thở vô ngắn, tuệ tri: “Tôi thở vô ngắn”; hay thở ra ngắn, tuệ tri: “Tôi thở ra ngắn”. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô” vị ấy tập; “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập; “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập”.

Tức là, chúng ta chỉ theo dõi hơi thở một cách tự nhiên, không điều khiển hay tác ý vào nó. Khi thiền, nhiều người chú tâm sai, tức là không theo dõi mà điều khiển hơi thở, dẫn đến sinh bệnh. Khi chú tâm đúng phương pháp; các hiện tượng đau đầu, xuất hiện âm thanh trong đầu sẽ giảm dần. Còn chú tâm sai; các hiện tượng đó sẽ tiếp tục khuếch trương, trở thành bệnh, rất nguy hiểm.

Ngoài ra, trong nhà Phật có phương pháp rất căn bản là thiền tứ niệm xứ. Tất cả các vị Thánh đệ tử Đức Phật đều tu tập pháp thiền này. Chúng ta nên tìm hiểu, học và thực tập thiền tứ niệm xứ từ đầu để đạt hiệu quả cao, tránh những nguy hiểm khi thực hành thiền sai cách. 

Trên đây là chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh về nguyên nhân và cách xử lý khi gặp hiện tượng lạ lúc ngồi thiền. Mong rằng, quý bạn đọc sẽ có thêm các thông tin hữu ích để việc thực hành thiền được hiệu quả, đem lại sự sáng suốt, trí tuệ và an lành. Nếu còn điều gì thắc mắc, quý độc giả có thể để lại bình luận dưới bài viết, gửi về chuyên mục hỏi đáp hoặc liên hệ để được giải đáp. Kính chúc quý vị mạnh khỏe, an lạc!

3
CHIA SẺ
Bình luận (0)

Đọc thêm

01 T9, 2024
01 T9, 2024
Hướng dẫn hành thiền đơn giản giúp tâm bình an, buông bỏ phiền não

Thiền hành là một phương pháp thiền, ứng dụng khi chúng ta đi; giúp thay đổi tư thế từ ngồi sang đi - từ tĩnh sang động. Vậy cách thiền hành như thế nào?

1106 17820

Hướng dẫn hành thiền đơn giản giúp tâm bình an, buông bỏ phiền não

22 T2, 2024
22 T2, 2024
Hướng dẫn cách ngồi thiền giúp thư giãn, tĩnh tâm, sáng suốt

Ngồi thiền đúng cách sẽ đem đến cho chúng nhiều lợi ích về sức khỏe, tinh thần, trí tuệ sáng suốt. Để biết cách ngồi thiền đúng, đừng bỏ lỡ qua bài viết này.

252 53357

Hướng dẫn cách ngồi thiền giúp thư giãn, tĩnh tâm, sáng suốt

31 T1, 2023
31 T1, 2023
Thiền là gì? Tìm hiểu 02 phương pháp thiền hiệu quả trong đạo Phật

Thiền trong tiếng Phạn là Dhyana, tiếng Hán là Thiền Na, tiếng Nhật là Zen, tiếng Anh là Meditation, dịch ra gồm hai ý nghĩa: tư duy tu và tĩnh lự.

1056 14022

Thiền là gì? Tìm hiểu 02 phương pháp thiền hiệu quả trong đạo Phật

03 T5, 2021
03 T5, 2021
Tu tập thiền giúp tăng tuổi thọ

Thiền có công năng tăng tuổi thọ cho chúng ta, tức là giúp cho các tế bào trong cơ thể chúng ta được trẻ, đổi mới và sống lâu.

3 433

Tu tập thiền giúp tăng tuổi thọ

30 T11, 2019
30 T11, 2019
Cách kiềm chế cảm xúc và giảm stress, căng thẳng trong cuộc sống

Làm thế nào để kiềm chế cảm xúc, điều chỉnh hành vi được nhẹ nhàng và thông minh nhất nhất khi bị căng thẳng, stress ạ? Con xin cảm ơn Thầy ạ!

84 4566

Cách kiềm chế cảm xúc và giảm stress, căng thẳng trong cuộc sống