81
579

Thiền là gì? Tìm hiểu 02 phương pháp thiền hiệu quả trong đạo Phật

Thiền, 31/01/2023 15:00
81
579

Thiền là phương pháp phổ biến được nhiều người tìm đến trong cuộc sống hiện đại đầy căng thẳng ngày nay; để giải tỏa áp lực, giúp trí tuệ được sáng suốt và cân bằng cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về thiền, nhiều người cho rằng thiền là im lặng, nhắm mắt, ngừng suy nghĩ dẫn đến việc thiền nhưng không hiệu quả, không thể tập trung và sáng suốt được.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về thiền, giúp bạn hiểu đúng phương pháp này để thực hành được hiệu quả nhất.

Thiền là gì?

Thiền trong tiếng Phạn là Dhyana, tiếng Hán là Thiền Na, tiếng Nhật là Zen, tiếng Anh là Meditation, dịch ra gồm hai ý nghĩa:

- Tư duy tu (ngồi tư duy chiêm nghiệm, suy tư về vấn đề nào đó)

- Tĩnh lự (suy tư, nghĩ ngợi trong sự yên tĩnh)

Thiền là pháp môn quan trọng, căn bản nhất của Phật giáo. Tất cả các pháp môn tu tập của Phật giáo đều đi đến thiền định, dẫn đến định tâm, chính định. Theo nghĩa phổ quát, thiền là những phương pháp để điều phục, huấn luyện, quản trị tâm khiến cho tâm dễ sử dụng, lắng dịu và an định.

Bởi tâm chúng ta phức tạp, rối ren với trăm mối lo từ chuyện cơm áo gạo tiền đến gia đình, sức khỏe, công việc, học tập,... Tâm dao động quá nhiều như vậy sẽ khiến chúng ta mệt mỏi, không tư duy được sâu sắc, suy giảm trí nhớ, trí tuệ và sinh ra nhiều bệnh tật.

Còn khi tâm an định thì trí sáng tỏ, được thông minh sáng suốt và cuộc sống chúng ta cũng sẽ bớt khổ đau, phiền não. Cũng giống như mặt hồ khi lắng trong thì có thể nhìn thấy tận đáy, còn nếu sóng sánh và đục thì không thể nhìn thấy điều gì.

Như vậy, thiền định của Phật giáo là phương pháp giúp tâm chúng ta đi về trạng thái an định, sáng trong và phát sinh trí tuệ.

Thiền của Phật giáo giúp chúng ta an định tâm và phát sinh trí tuệ

Thiền của Phật giáo giúp chúng ta an định tâm và phát sinh trí tuệ

Nguồn gốc của thiền

Thiền đã có từ rất lâu, trước thời kỳ của Đức Phật, là một trong những hình thức tu trì của các tông phái triết học Ấn Độ xa xưa. Trong đó đỉnh cao là pháp yoga - một trong sáu trường phái triết học nổi tiếng xứ Ấn, có lịch sử ra đời hơn 5000 năm.

Nhưng đến thời Đức Phật Thích Ca, sau khi Ngài đạt đạo thì thiền của đạo Phật mới ra đời, được Ngài triển khai một cách hoàn toàn mới mẻ so với các trường phái thiền trước đó.

Và thiền của đạo Phật mới đưa người thực hành chứng đắc Thánh quả, Niết Bàn (trạng thái của tâm khi đã diệt hết các phiền não, sạch tất cả vô minh, tham sân si).

Còn các trường phái thiền trước đó, mặc dù người thực hành rất tinh tấn nhưng đều không đạt được an định tâm chân thật, sự giác ngộ, chứng đắc Niết Bàn và trở thành Thánh.

Chính Đức Phật Thích Ca trước khi thành đạo (Thái tử Tất Đạt Đa) cũng đã từng chứng đạt hai tầng thiền rất cao - có thể gọi là cao nhất thời bấy giờ ở Ấn Độ (thiền vô sở hữu xứ và thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ) từ hai vị thầy Alara Kalama và Uddaka Ramaputta.

Nhưng khi đó, Ngài vẫn thấy thiền như vậy chưa giúp mình dứt sạch vô minh (“vô” là không, “minh” là sáng suốt; vô minh là sự không sáng suốt, mờ tối của tâm trí), được giải thoát.

Sau đó, Ngài từ bỏ hai phương pháp thiền này, bước sang giai đoạn tu khổ hạnh nhưng vẫn chưa thấy chứng đạo giải thoát nên đã tự mình tu con đường trung đạo. Bảy tuần dưới cội cây Bồ đề tham thiền, nhập định, Ngài chứng đạt được Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác - trở thành một Đức Phật trên cõi đất này.

Sự thiền định sau cùng này đã dẫn Ngài chứng đắc đạo quả Vô Thượng Bồ đề, mở ra trang sử chói lọi, khác hẳn với tất cả trường phái thiền trước đó - phương pháp thiền được Đức Phật thực hành và chứng đạt.

Như vậy, chỉ có thiền của đạo Phật mới giúp chúng ta đạt được tâm an định chân thật, chứng đắc Thánh quả, Niết Bàn.

Sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ đề, Thái tử Tất Đạt Đa thành tựu đạo quả, trở thành Phật

Sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ đề, Thái tử Tất Đạt Đa thành tựu đạo quả, trở thành Phật

Các pháp thiền trong Phật giáo

Trong kinh điển Phật giáo nguyên thủy Đức Phật dạy, thiền chia thành 2 loại gồm: thiền định và thiền tuệ.

Thiền định

Thiền định hay thiền chỉ, còn gọi là Samatha. “Định” ở đây chỉ trạng thái tâm an định, chuyên chú, an trú. Vậy thiền định là phương pháp huấn luyện, rèn luyện, quản trị tâm để đưa tâm đến chỗ đến chỗ an định.

Thiền định chế ngự được phiền não, năm pháp chướng ngại. Năm chướng ngại đó là ngũ triền cái, bao gồm: tham dục; sân nhuế (sân giận); thụy miên (buồn ngủ, mê mờ); trạo hối (buông lung, phóng dật); nghi ngờ.

Thiền định là phương pháp rèn luyện tâm đến chỗ an định

Thiền định là phương pháp rèn luyện tâm đến chỗ an định

Thiền tuệ

Thiền tuệ hay thiền quán, thiền minh sát, còn gọi là Vipassana. Đây là pháp thực hành làm phát sinh trí tuệ, thấy rõ thật tính của sắc pháp (tất cả mọi thứ thuộc về vật chất) và danh pháp (tất cả mọi thứ thuộc về tinh thần - tư tưởng, cảm thọ, suy nghĩ, nhận thức).

Thiền tuệ dẫn chúng ta đến đắc quả, cắt đứt luân hồi sinh tử. Cho nên, có rất nhiều người chỉ nghe Đức Phật giảng một bài kinh hoặc một câu kinh liền đắc đạo. Lúc đó là do thiền tuệ, do tuệ phát sinh, cắt đứt được phiền não, vô minh mà chứng đạo.

Cho nên, trong đạo Phật quan trọng ở tuệ quán này. Tuy nhiên, thiền định cũng rất quan trọng vì nó giúp cho tuệ quán rất tốt. Bởi nếu tâm chúng ta rối loạn thì rất khó quán mà phát sinh trí tuệ được.

Xem thêm: Trí tuệ là gì? Muốn có trí tuệ sáng suốt phải biết những điều sau

Thiền tuệ là phương pháp thiền giúp chúng ta phát sinh trí tuệ, ra khỏi luân hồi sinh tử

Thiền tuệ là phương pháp thiền giúp chúng ta phát sinh trí tuệ, ra khỏi luân hồi sinh tử

Trên đây là những chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh về thiền. Mong rằng qua bài viết, quý Phật tử và các bạn sẽ có thêm kiến thức về thiền của Phật giáo để việc thực hành thiền được hiệu quả, đem đến sự sáng suốt, minh mẫn cho mỗi chúng ta.

Nếu còn điều gì thắc mắc, quý độc giả có thể để lại bình luận dưới bài viết, gửi về chuyên mục hỏi đáp hoặc liên hệ tại đây để được giải đáp. Kính chúc quý vị mạnh khỏe, an lạc!

Bài liên quan
579
CHIA SẺ
Bình luận (81)

Đọc thêm

22 T2, 2024
22 T2, 2024
Hướng dẫn cách ngồi thiền giúp thư giãn, tĩnh tâm, sáng suốt

Ngồi thiền đúng cách sẽ đem đến cho chúng nhiều lợi ích về sức khỏe, tinh thần, trí tuệ sáng suốt. Để biết cách ngồi thiền đúng, đừng bỏ lỡ qua bài viết này.

251 53357

Hướng dẫn cách ngồi thiền giúp thư giãn, tĩnh tâm, sáng suốt

03 T9, 2023
03 T9, 2023
Hướng dẫn hành thiền đơn giản giúp tâm bình an, buông bỏ phiền não

Thiền hành là một phương pháp thiền, ứng dụng khi chúng ta đi; giúp thay đổi tư thế từ ngồi sang đi - từ tĩnh sang động. Vậy cách thiền hành như thế nào?

36 679

Hướng dẫn hành thiền đơn giản giúp tâm bình an, buông bỏ phiền não

03 T5, 2021
03 T5, 2021
Tu tập thiền giúp tăng tuổi thọ

Thiền có công năng tăng tuổi thọ cho chúng ta, tức là giúp cho các tế bào trong cơ thể chúng ta được trẻ, đổi mới và sống lâu.

3 433

Tu tập thiền giúp tăng tuổi thọ

30 T11, 2019
30 T11, 2019
Cách kiềm chế cảm xúc và giảm stress, căng thẳng trong cuộc sống

Làm thế nào để kiềm chế cảm xúc, điều chỉnh hành vi được nhẹ nhàng và thông minh nhất nhất khi bị căng thẳng, stress ạ? Con xin cảm ơn Thầy ạ!

83 4566

Cách kiềm chế cảm xúc và giảm stress, căng thẳng trong cuộc sống