22
39

Tiết lộ: 22 lý do khiến người xuất gia trở nên cao quý

Xuất gia, 26/02/2023 08:52
22
39

Trong kinh, Đại Đức Na Tiên dạy: “Những vị Tỳ-kheo Tăng, tuy còn là phàm Tăng nhưng những vị ấy có 20 pháp thực hành cao thượng, còn có thêm 2 pháp nâng đỡ khiến các vị Tỳ-kheo ấy trở nên cao quý, xứng đáng cho vị Thánh quả cư sĩ phải đảnh lễ cúng dường”.

Vậy 22 pháp đấy là gì? Tất cả có trong lời giải đáp của Thầy Thích Trúc Thái Minh dưới đây.

1. Tâm bi mẫn và sự chân thật

Điều cao quý thứ nhất của một người xuất gia là họ đang trên con đường thực hiện tâm yêu thương và sự chân thật.

Khác với người tại gia, người xuất gia đang đi trên con đường dứt bỏ gia đình, dứt bỏ những sự riêng tư, dần thực tập thấy tất cả chúng sinh giống như cha mẹ mình. Vì vậy, người xuất gia có nhân duyên trao rộng tình thương của mình với mọi người, nhân loại hơn người tại gia. 

Người xuất gia đang đi trên con đường thực hành tâm yêu thương và sự chân thật

Người xuất gia đang đi trên con đường thực hành tâm yêu thương và sự chân thật

Đặc biệt, chư Tăng có buổi thỉnh nguyện Bồ Tát, tự mình phải nói lỗi của mình; dù lỗi ấy mọi người không thấy, không biết, không nghe, không nghi nhưng mình tự phải nói ra. Đấy là sự chân thật! 

Hơn nữa, người xuất gia không có gia đình riêng, tài sản riêng, danh lợi riêng tư nên có duyên để thực hiện được những điều chân thật. Nếu có bảo vệ thì bảo vệ Phật Pháp, bảo vệ Tam Bảo, không bảo vệ điều riêng tư. Cho nên, không có cơ hội, môi trường để nói dối mà được nói thật, sống thật. 

2. Hoan hỷ trong đời sống thanh cao

Người đi xuất gia, sau khi cạo bỏ mái tóc thế tục, cảm giác như được thoát ra khỏi lồng kìm kẹp, tâm hồn được thênh thang, mát mẻ, tự do, không còn bị trói buộc bởi gia đình, tiền bạc, danh vọng. 

3. Đang thực hành Pháp của Đức Phật

Phật Pháp là lương dược tối thắng tối diệu ở đời, chữa lành tâm bệnh cho tất cả chúng sinh. Và người xuất gia có nhân duyên phước lành được thực hành giáo Pháp của Phật dạy. Còn người tại gia bị ràng buộc bởi các ngoại cảnh nên việc thực hành Pháp bị khó khăn hơn rất nhiều.

Chư Tăng có nhiều nhân duyên thực hành Pháp của Phật

Chư Tăng có nhiều nhân duyên thực hành Pháp của Phật

4. Thực hành từ, bi, hỷ, xả

Sự cao quý ở người xuất gia còn thể hiện qua sự thực hành tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, xả. Bởi khi đã chân thật khoác lên mình màu huỳnh y giải thoát sẽ không có duyên để hận thù, chấp trước, hờn giận ai.

5. Thu thúc được lục căn

Lục căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sống tại gia, sáu căn của chúng ta luôn luôn bị lôi kéo, ràng buộc bởi cuộc sống bên ngoài: vui chơi, hội họp,... Còn trong đời sống của người xuất gia, sáu căn này sẽ có cơ hội được thu thúc; bởi trong môi trường xuất gia không có nhiều cám dỗ như ở tại gia - rất nhiều điều khiến chúng ta có thể sa ngã.

6. Thu thúc trong giới luật

Người xuất gia được bảo vệ trong giới Pháp của Phật. Người mới cạo tóc xuất gia giữ 10 giới rồi dần lên 250 giới với người Tỳ-kheo Tăng và 348 giới với Tỳ-kheo Ni. Hơn nữa, người xuất gia có môi trường để trì giới tốt đẹp.

7. Thực hành được nhẫn nhục

Đứng trong hàng ngũ xuất gia, dù bị mắng chửi hay phỉ nhổ cũng là duyên để thực hành nhẫn nhục. Ví như khi chư Tăng ôm bát đi khất thực cũng là đang tu nhẫn nhục, như bị ghét, bị trêu ghẹo, xỉ nhục,...cũng là nhân duyên để kiểm tâm mình. Đó là điều quý báu mà sống tại gia không có duyên thực hành.

8. Được tĩnh lặng 

Người xuất gia có duyên phước được tu trong rừng thiền, có những giờ phút tĩnh lặng mà đời sống tại gia hiếm có được.

Khác với người tại gia, người xuất gia có duyên phước được những giờ phút tĩnh lặng

Khác với người tại gia, người xuất gia có duyên phước được những giờ phút tĩnh lặng

9. Tâm được thỏa thích trong chính Pháp

Khi xuất gia, tâm hồn ta được thỏa thích, được sống và thực hành tất cả những lời Phật dạy.

10. Thực hành Pháp cao thượng

Người xuất gia có duyên được thực hành những Pháp cao quý, cao thượng trong tâm như lòng từ, bi, hỷ, xả; sự nhẫn nhục và lý tưởng cao quý. Không những vậy, người xuất gia là người sống chân thật, sống nhẫn nhục, sống với lý tưởng cao quý, sống nguyện một đời phụng sự chúng sinh.

11. Thường thích ở chỗ u tịch

Người xuất gia có duyên phước để được ở chỗ tịch vắng.

Chỗ tịch vắng là nơi người xuất gia tu tập

Chỗ tịch vắng là nơi người xuất gia tu tập

12. Biết hổ thẹn với tội lỗi

Người xuất gia ở trong đại chúng được rèn giũa, gột rửa thân tâm hàng ngày bằng Pháp Phật nên tâm tàm quý, hổ thẹn được tăng trưởng, lớn mạnh. 

13. Biết ghê sợ tội lỗi

Phước của người xuất gia là biết ghê sợ tội lỗi, càng chân thật tu tập thì càng sợ những điều tội lỗi.

14. Thực hành tinh tấn

Nếu không phải đời sống xuất gia, chúng ta rất khó thực hành sự tinh tấn bởi nhiều nhân duyên ràng buộc từ gia đình đến những mối quan hệ ngoài xã hội.

15. Không giải đãi

Người xuất gia thường được Thầy và huynh đệ kèm cặp, thường khuyến tấn, nghe lời Phật dạy, cho nên thường tu được tâm không giải đãi. Nếu có giải đãi thì được nhắc nhở ngay để sửa đổi.

16. Biết học hỏi giáo Pháp

Dù kém cỏi thế nào, nhưng ở trong môi trường Phật Pháp, người xuất gia sẽ được tăng trưởng trí tuệ, dần dần sẽ biết học hỏi Phật Pháp.

17. Biết giảng giải giáo Pháp

Người nào xuất gia trong môi trường tốt sẽ dần trưởng thành và sau này sẽ giảng giải được giáo Pháp cho chúng sinh.

Điều cao quý của người xuất gia là biết giảng giải giáo Pháp

Điều cao quý của người xuất gia là biết giảng giải giáo Pháp

18. Thỏa thích trong giới đức

Khi đi xuất gia tu hành, chúng ta sẽ thấy yêu quý điều đạo đức, trân quý giới luật của Phật. Hàng ngày, người xuất gia được thực hành giới luật Phật, giữ giới được trọn vẹn, thanh tịnh thì an lạc, hạnh phúc. 

19. Không tham muốn, không chất chứa, không luyến tiếc

Duyên phước của người xuất gia là sẽ dần đi đến chỗ dứt trừ các ham muốn, không chất chứa và không luyến tiếc đối với thế gian, tài sản, gia đình….Bởi vậy, người xuất gia chân thật, dần dần đi đến hướng xả ly, không luyến tiếc. 

20. Thực hành đầy đủ tất cả các điều Phật dạy 

Người đi xuất gia sẽ dần được thực hành đầy đủ tất cả những điều Phật dạy.

21. Thọ dụng y cà sa

Chỉ có người xuất gia mới có duyên phước được đắp y cà sa.

22. Đầu cạo trọc

Xét về phẩm mạo và tăng tướng thì ngoài đắp y, người xuất gia còn có khác với người tại gia đó là đầu cạo trọc, không để tóc. 

Qua bài viết, hy vọng quý Phật tử sẽ thấy được sự cao quý của người xuất gia một cách đầy đủ để trọn lòng tôn kính với những trưởng tử của Như Lai. Bởi không chỉ phẩm mạo mà sự tu tập, thực hành Pháp của người xuất gia đều rất đáng tán dương và cung kính.

Bài liên quan
39
CHIA SẺ
Bình luận (22)

Đọc thêm

30 T7, 2023
30 T7, 2023
Xuất gia là gì? Các yếu tố cần có để được xuất gia

Xuất gia là từ bỏ các thú vui, ngũ dục của trần thế, bước đi trên con đường Thánh đạo. Con đường ấy đầy gian truân, vất vả, nhưng cũng rất huy hoàng.

220 18585

Xuất gia là gì? Các yếu tố cần có để được xuất gia

27 T7, 2023
27 T7, 2023
Công đức thù thắng của người chân thật xuất gia và quả báo đáng sợ khi hủy hoại nhân duyên xuất gia tu hành!

Công đức của Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia đã đem lại cho chúng ta con đường thênh thang, sáng tươi để chúng ta đến được bến bờ của bình an, hạnh phúc Niết bàn tuyệt đối, của sự sống vĩnh hằng, bất sinh và bất diệt. Đó là con đường rất đặc biệt mà Đức Phật và các vị Thánh đệ tử của Ngài đã đi. Vậy chư Tăng là hàng đệ tử tiếp nối con đường xuất gia của Đức Phật có công đức ra sao? Và quả báo của việc hủy hoại nhân duyên xuất gia thế nào?

8 3334

Công đức thù thắng của người chân thật xuất gia và quả báo đáng sợ khi hủy hoại nhân duyên xuất gia tu hành!

24 T7, 2023
24 T7, 2023
Xuất gia rời bỏ gia đình có phải là bất hiếu?

Xuất gia là phải cắt ái từ sở thân, không thể ở nhà chăm lo cha mẹ, không thể làm ra kinh tế để chu cấp cho cha mẹ thì người xuất gia có phải bất hiếu không?

10 5825

Xuất gia rời bỏ gia đình có phải là bất hiếu?

29 T6, 2023
29 T6, 2023
Nguồn gốc và ý nghĩa mùa an cư kiết hạ của chư Tăng

An cư tức là ở yên một chỗ. Kết hạ hay kiết hạ có nghĩa là kết giới lại, ở trong phạm vi giới đàn đó. Vậy ý nghĩa của an cư kiết hạ là gì?

18 10124

Nguồn gốc và ý nghĩa mùa an cư kiết hạ của chư Tăng

26 T6, 2023
26 T6, 2023
Người Phật tử học được điều gì từ sự xuất gia của Đức Phật?

Nếu ai cả một đời cũng không sinh ra được ý niệm ngày nào đó sẽ xuất gia thì người ấy chắc rằng còn nhiều kiếp chìm đắm. Dù sống trong gia đình giàu có...

36 1473

Người Phật tử học được điều gì từ sự xuất gia của Đức Phật?

23 T6, 2023
23 T6, 2023
Nếu không qua tôi luyện, người tu đâu dễ ngửi mùi hương của sự giác ngộ

Chúng ta muốn vượt khỏi vượt khỏi trần lao thì phải nắm сhặt đầu dây, phải rõ ràng, kiên định với cái thấy biết đúng đắn của mình.

46 3645

Nếu không qua tôi luyện, người tu đâu dễ ngửi mùi hương của sự giác ngộ

15 T6, 2023
15 T6, 2023
Khổ để tu hành, khổ hóa vui

Đi tu giúp chúng ta chuyển hóa nỗi khổ trở thành niềm vui, mọi thứ đều là rèn luyện, thử thách cho mình đạt đến chỗ cao thượng

2 300

Khổ để tu hành, khổ hóa vui