218
669

Mùa an cư kiết hạ là gì? Ý nghĩa mùa an cư của người xuất gia và tại gia

Xuất gia, 09/7/2024 07:31
218
669

An cư kiết hạ có ý vô cùng quan trọng đối với hàng đệ tử Phật xuất gia và tại gia. Chư Tăng mỗi một năm có 3 tháng an cư kiết hạ. Trong 3 tháng này, chư Tăng quy tụ về một chỗ theo từng địa phương để chung sống, sách tấn nhau tu tập, thúc liễm thân tâm, trau dồi giới hạnh. Sau 3 tháng đó, chư Tăng sẽ được thêm tuổi đạo, tức là thêm đạo lực, kinh nghiệm tu hành.

Trong 3 tháng này, năng lượng tỏa ra khắp Pháp giới này vô cùng to lớn nên nếu người tại gia làm các việc phước thiện nơi Tam Bảo, nơi chư Tăng tu hành thanh tịnh sẽ được phước báu vô lượng, lợi ích cho cả cha mẹ đời này và cũng như cha mẹ, thân nhân quyến thuộc đã quá vãng.

Vậy an cư kiết hạ là gì và ý nghĩa của an cư kiết hạ như thế nào? Kính mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Mùa an cư kiết hạ là gì?

“An cư” tức là ở yên một chỗ; nhóm nào, chỗ nào tập trung lại chỗ đó. “Kết hạ” hay kiết hạ có nghĩa là kết giới lại, ở trong phạm vi giới đàn đó.

An cư kiết hạ có nghĩa là chư Tăng tập trung lại một chỗ cùng nhau, sách tấn nhau, thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức để tu học.

Mùa an cư kiết hạ bắt nguồn từ thời Đức Phật còn tại thế. Trong Tạng Luật - Đại Phẩm 1 Chương Vào Mùa Mưa có nhắc đến nhân duyên của mùa an cư kiết hạ như sau:

Thời Đức Phật còn tại thế, trong 3 tháng mùa mưa, côn trùng, ếch, nhái, giun, dế… bò ra ngoài nhiều. Để tránh cho chư Tăng giẫm đạp vào côn trùng, khiến nó chết làm tổn hại lòng từ nên trong 3 tháng này, chư Tăng không đi khất thực nữa mà tập trung lại một nơi theo địa phương để chung sống với nhau, sách tấn nhau tu tập.

Trong luật Yết - Ma Yếu Chỉ có nói đến việc trong 3 tháng này, phần ẩm thực các thí chủ sẽ mang đến trú xứ mà chư Tăng an cư để dâng cúng hàng ngày cho chúng Tăng.

Truyền thống an cư kiết hạ của chư Tăng đã có từ thời Đức Phật còn tại thế (ảnh minh họa)

Truyền thống an cư kiết hạ của chư Tăng đã có từ thời Đức Phật còn tại thế (ảnh minh họa)

An cư kiết hạ đã trở thành truyền thống của Phật giáo. Trong Thông bạch số 089/TB-HĐTS, ngày 28/3/2024, về việc hướng dẫn tổ chức An cư kết hạ PL.2568 có viết: “Căn cứ Tỳ-ni Luật tạng và truyền thống An cư kết hạ, Tăng Ni hàng năm phải an cư 3 tháng (tiền an cư hoặc hậu an cư) để thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới - Định - Tuệ, giữ gìn quy củ tùng lâm, trang nghiêm Giáo hội, lợi lạc tự thân và lợi ích xã hội.”

Mùa an cư kiết hạ vào tháng mấy?

Ở Việt Nam chúng ta hiện có hai truyền thống Phật giáo chính là Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Nam Tông. Mỗi hệ phái lại có truyền thống an cư kiết hạ khác nhau.

Phật giáo Bắc Tông

Ở Phật giáo Bắc Tông, mùa an cư sẽ bắt đầu từ ngày 16/4 Âm lịch hoặc nếu nơi nào muộn thì bắt đầu từ ngày 16/5 Âm lịch. Chư Tăng nào bắt đầu từ ngày 16/4 Âm lịch gọi là tiền an cư, chư Tăng nào bắt đầu từ ngày 16/5 Âm lịch gọi là hậu an cư.

Phật giáo Nam Tông

Đối với Phật giáo Nam Tông, chư Tăng an cư chậm hơn, các Ngài bắt đầu từ ngày 16/6 Âm lịch. Như vậy gọi là tiền an cư của Phật giáo Nam Tông, còn hậu an cư thì là từ ngày 16/7 Âm lịch.

Hằng năm, mùa an cư kiết hạ vẫn được tiếp nối, duy trì. Năm nay, theo Thông bạch số 089/TB-HĐTS, ngày 28/3/2024, về việc hướng dẫn tổ chức An cư kiết hạ PL.2568, thời gian tổ chức mùa An cư như sau:

1. Đối với Phật giáo Bắc tông và Hệ phái Khất sĩ, thời gian tiền an cư bắt đầu vào ngày 16/4 Âm lịch, kết thúc vào ngày 16/7 Âm lịch (23/5/2024 đến 19/8/2024); hậu an cư bắt đầu vào ngày 16/5 Âm lịch, kết thúc vào ngày 16/8 Âm lịch (21/6/2024 đến 18/9/2024).

2. Đối với Phật giáo Nam tông, thời gian an cư sẽ bắt đầu vào ngày 15/6 Âm lịch, kết thúc vào ngày 15/9 Âm lịch (20/7/2024 đến 17/10/2024).

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh tham dự lễ Khai pháp khóa An cư kiết hạ của Học viện PGVN tại Hà Nội (năm 2023)

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh tham dự lễ Khai pháp khóa An cư kiết hạ của Học viện PGVN tại Hà Nội (năm 2023)

Ý nghĩa an cư kiết hạ

Đối với người xuất gia tu hành

3 tháng an cư rất quan trọng đối với người xuất gia, các tu sĩ Phật giáo.

Trong 3 tháng này, chư Tăng thực tập tinh thần lục hòa Phật dạy; sách tấn gọt giũa thân tâm; học thêm giáo lý, ôn tầm kinh điển, trao đổi kinh điển, thực hành Pháp, làm các việc tích lũy công đức,....

Kết thúc 3 tháng an cư kiết hạ, chư Tăng thêm một tuổi đạo, tức là đạo lực lớn thêm, thêm kinh nghiệm tu hành,.... Đó là điều quan trọng với người xuất gia, các tu sĩ Phật giáo. Người xuất gia tính tuổi tu của mình bằng tuổi hạ, mỗi một năm Tăng Ni ai an cư kiết hạ thì được tính thêm một tuổi hạ. Người nào xuất gia mà không chịu an cư thì không được tính tuổi hạ.

Đối với chúng sinh

Trong kinh Vu Lan kể về câu chuyện Ngài Mục Kiền Liên là đệ tử thần thông bậc nhất của Phật. Ngài có một người mẹ là bà Thanh Đề đã mất. Khi xưa còn ở trên đời, bà sống ích kỷ, tham lam, không tin Tam Bảo, không tin nhân quả; lại còn phỉ báng Tam Bảo, mắng đuổi, sỉ nhục chúng Tăng.

Sau khi tu hành theo Phật và đắc thần thông, Ngài Mục Kiền Liên dùng thiên nhãn soi khắp thế gian, tìm xem mẹ đang ở nơi nào và thấy bà đang làm một ngạ quỷ bụng to như cái trống, cổ nhỏ như cái kim; rất khổ, đói khát vô cùng.

Thấy mẹ của mình như vậy, Ngài Mục Liên thương cảm, đi khất thực xin được một bát cơm đầy, dùng thần thông xuống dâng cơm cho mẹ. Nhưng vì ác nghiệp, mẹ Ngài không ăn được, bát cơm biến thành than hồng.

Ngài Mục Liên trở về bạch Phật và Đức Phật dạy Ngài chờ đến tháng 7 Âm lịch. Vào ngày chư Tăng tự tứ, kết thúc 3 tháng an cư kiết hạ, Ngài dâng cúng chúng Tăng thì sẽ được phước báu cực kỳ thù thắng hồi hướng cho mẹ. Bởi trong 3 tháng này, chư Tăng thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, tinh tấn tu hành nên tạo ra công đức rất lớn.

Vâng theo lời Đức Thế Tôn, Ngài bán hết tài sản, sắm sửa vật thực cúng dường tứ sự (thuốc men, ăn uống, y phục, chỗ nằm) đến chúng Tăng vào ngày tự tứ. Nhờ công đức phước báu này mà mẹ Ngài và rất nhiều ngạ quỷ cũng được sinh Thiên.

Trong tháng An cư kiết hạ, chư Tăng học và bàn luận thánh điển của Phật, thúc liễm thân tâm, trau dồi giới hạnh, cho nên năng lượng tỏa ra khắp Pháp giới này vô cùng to lớn. Khi một Tăng đoàn thanh tịnh hòa hợp với nhau sẽ tạo ra một từ trường rất an lành, khiến cho ác tâm có thể chuyển hóa.

Chính vì vậy, vào 3 tháng an cư kiết hạ trong mùa tự tứ, ai hộ trì cho Tăng đoàn tu hành thanh tịnh sẽ được phước báu vô lượng, công đức này có thể hồi hướng đến cho cha mẹ còn ở hiện đời được sức khỏe an lành, cũng như cha mẹ, thân nhân quyến thuộc đã quá vãng sẽ được thoát khổ, siêu sinh về cảnh giới cao đẹp.

Người tại gia nên làm gì vào mùa an cư để có phúc lành?

Trong bài kinh “Người đọc được tâm” - Tích truyện Pháp cú có kể câu chuyện về một bà lão phát tâm hộ độ, cúng dường cho 60 thầy tỳ kheo cả mùa an cư. Bà rất chăm chỉ, nhất tâm, vận động dân làng chuẩn bị thực phẩm cúng các thầy. Đồng thời, bà xin các thầy thuyết Pháp cho và bà cũng rất tinh tấn tu tập. Nhờ tâm hộ trì và sự tu tập tinh tấn đó, bà chứng quả A - na - hàm. Sau đó, 60 thầy tỳ kheo đều chứng quả A - la - hán.

Như vậy, trong 3 tháng an cư kiết hạ, chúng ta phải chăm chuyên tu giới đức, đọc tụng kinh để hiểu nghĩa kinh, nghe Pháp, hành thiền, tu sửa thân tâm để tăng trưởng công đức. Từ đó, chúng ta sẽ có đủ duyên được hướng vào quả Thánh.

Tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, truyền thống an cư kiết hạ từ thời Đức Phật vẫn được tiếp nối đến ngày nay. Vào mùa an cư kiết hạ, chư Tăng Ni tinh tấn tu hành, vun bồi công đức, trí tuệ góp phần trong việc duy trì mạng mạch Phật Pháp và làm lợi lạc chúng sinh.

Qua bài viết mong rằng các bạn có thêm những hiểu biết về ý nghĩa của mùa an cư kiết hạ, nương theo công đức của chư Tăng cố gắng tu tập để gia đình luôn an lành, hạnh phúc.

Nếu còn điều gì thắc mắc, quý độc giả có thể để lại bình luận dưới bài viết, gửi về chuyên mục hỏi đáp hoặc liên hệ tại đây để được giải đáp. Kính chúc quý vị mạnh khỏe, an lạc!

Bài liên quan
669
CHIA SẺ
Bình luận (218)

Đọc thêm

14 T6, 2024
14 T6, 2024
Công đức xuất gia đem đến lợi ích to lớn cho người tu sĩ và chúng sinh

Công đức xuất gia chân thật là vô lượng, không thể nghĩ bàn, không những làm lợi ích cho bản thân người đi xuất gia, mà còn làm lợi ích cho chúng sinh.

11 3334

Công đức xuất gia đem đến lợi ích to lớn cho người tu sĩ và chúng sinh

10 T6, 2024
10 T6, 2024
Giới với người xuất gia. Vì sao Đức Phật chế giới cho Tăng đoàn?

Giới là gì? Giới luật có lợi ích như thế nào cho người xuất gia mà Đức Phật lại coi trọng như vậy? Kính mời quý vị cùng đón đọc trong bài viết dưới đây!

224 1741

Giới với người xuất gia. Vì sao Đức Phật chế giới cho Tăng đoàn?

11 T5, 2024
11 T5, 2024
Tăng là gì? Những quả phúc tốt đẹp khi cung kính Tăng

Tăng là đoàn thể những người từ bỏ cuộc sống gia đình, cạo tóc, mặc áo nhuộm theo Phật xuất gia tu hành. Bài viết này sẽ giúp quý vị về hiểu rõ hơn về Tăng.

163 2326

Tăng là gì? Những quả phúc tốt đẹp khi cung kính Tăng

26 T3, 2024
26 T3, 2024
Tiết lộ: 22 lý do khiến người xuất gia trở nên cao quý

Người xuất gia có duyên được thực hành những Pháp cao quý, cao thượng trong tâm như lòng từ, bi, hỷ, xả; sự nhẫn nhục và lý tưởng cao quý.

295 1668

Tiết lộ: 22 lý do khiến người xuất gia trở nên cao quý

22 T3, 2024
22 T3, 2024
Chư Tôn thiền đức Tăng niêm hương bạch Phật trong lễ thế phát xuất gia

Với tâm thiết tha cầu đạo, các thiện nam tử phát khởi thiện tâm, mong muốn nương theo Sư Phụ cùng chư Tăng một lòng tu học Phật đạo

95 61

Chư Tôn thiền đức Tăng niêm hương bạch Phật trong lễ thế phát xuất gia

28 T2, 2024
28 T2, 2024
Xuất gia là gì? Người thế nào mới đủ điều kiện xuất gia?

Xuất gia là khái niệm dùng để chỉ việc một người từ bỏ cuộc sống thế tục, cạo bỏ râu tóc, sống cuộc đời tu hành. Vậy điều kiện xuất gia là gì?

335 18585

Xuất gia là gì? Người thế nào mới đủ điều kiện xuất gia?