0
1

Đức Phật dạy về 5 hạng Tăng trong Phật giáo

Xuất gia, 15/11/2024 15:02
0
1

Phật Pháp xương minh do Tăng già hoằng hóa” - Tăng (người xuất gia) đóng vai trò trọng yếu trong việc giữ gìn và truyền bá giáo lý đạo Phật, giúp chúng sinh giác ngộ, thoát ba đường khổ, tiến tới hạnh phúc tối thượng. 

Nếu Tăng chúng chân chính tu hành, Phật giáo sẽ hưng thịnh. Ngược lại, Tăng chúng không có phẩm chất tốt thì Phật Pháp sẽ suy tàn. Trong Tam tạng kinh điển Phật giáo, Phật dạy có 5 hạng Tăng, trong đó Thắng nghĩa Tăng là cao quý. Kính mời quý độc giả cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Tăng là gì?

Tăng là những người từ bỏ cuộc sống gia đình, cạo tóc, mặc áo nhuộm theo Phật xuất gia tu hành, sống thành đoàn thể hòa hợp, thanh tịnh. Luật Phật chia chi tiết: một đoàn thể gồm 4 vị Tỳ kheo (người xuất gia) được gọi là một Tăng (chúng Tăng).

>>> Xem thêm: Tăng là gì? Những quả phúc tốt đẹp khi cung kính Tăng 

Phật dạy về 5 hạng Tăng 

Trong Luận A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý, quyển 38, phẩm 4: Nói về nghiệp, trang 153 chia Tăng thành 5 hạng như sau:

- Vô sỉ Tăng

- Á dương Tăng

- Bằng đảng Tăng

- Thế tục Tăng

- Thắng nghĩa Tăng

Vô sỉ Tăng

Vô sỉ Tăng là những người xuất gia nhưng không quý trọng giới Pháp, hủy phạm cấm giới, không nghĩ đến lý tưởng giải thoát. Hình dạng tuy dự vào hàng Tăng nhưng hành vi không khác kẻ thế tục nên gọi là hạng không biết sỉ nhục - vô sỉ Tăng.

Mặc dù hủy phạm trọng giới nhưng hạng Tăng này không biết sợ hãi, hổ thẹn; lại còn nghênh ngang, kiêu mạn và dùng hình tướng của Tăng để dối gạt thiên hạ. Đi xuất gia nhưng không nghĩ đến tu tập, không biết và xem thường giới luật. 

Trong Luận Đại Trí Độ 1, chương 5: Giải thích Cọng Ma-ha Tỳ kheo Tăng có nói đến vô sỉ Tăng như sau: “Phá giới, thân miệng không thanh tịnh, không việc ác nào không làm, ấy gọi là Tăng không biết xấu hổ”.

Vô sỉ Tăng là người xuất gia hủy phạm giới Pháp, không biết hổ thẹn (Ảnh minh họa)

Vô sỉ Tăng là người xuất gia hủy phạm giới Pháp, không biết hổ thẹn (Ảnh minh họa)

Á dương Tăng

“Á dương” nghĩa là con dê câm. Á dương Tăng là những người xuất gia nhưng không học, không hiểu biết về Tam tạng kinh điển Phật giáo. Cho nên hạng này giống con dê câm, không biết nói đạo lý Phật Pháp; không biết giảng kinh, thuyết Pháp hay phương tiện ứng dụng của Phật Pháp.

Trong Luận Đại Trí Độ 1, chương 5: Giải thích Cọng Ma-ha Tỳ kheo Tăng có nói đến Á dương Tăng như sau: “Tuy không phá giới, nhưng độn căn không trí tuệ, không phân biệt được tốt xấu, không biết phạm khinh phạm trọng, không biết có tội không tội. Nếu có việc, Tăng hai người cùng cãi, thời không thể quyết đoán, im lặng không nói. Ví như dê trắng, cho đến bị người ta đem giết, cũng không thể la lên một tiếng, ấy gọi là Tăng dê câm”.

Người này nhắc đến học Pháp thì ngại và sợ; không biết đường tu nên không có đạo lý, không thể chia sẻ Phật Pháp dù chỉ một câu. Cho nên, người xuất gia mà không học, không tu và không biết dẫn ai đến đạo lý của Phật gọi là Á dương Tăng. 

Á dương Tăng là những người xuất gia không học kinh điển, không biết chia sẻ Phật Pháp (Ảnh minh họa)

Á dương Tăng là những người xuất gia không học kinh điển, không biết chia sẻ Phật Pháp (Ảnh minh họa)

Bằng đảng Tăng

Bằng đảng Tăng là những người xuất gia phí bỏ thời giờ quý báu, chỉ ưa thích dạo chơi, ngao du sơn thủy, thưởng trà lãm nguyệt, thi ca đàn hát. Và cả một đời, họ chỉ thích tranh đua phải quấy hơn thua, âm mưu toan tính, kết bè kết phái với nhau để chạy theo danh lợi. 

Trong kinh điển Phật giáo cũng đã nói đến những trường hợp này. Trong kinh Mi Tiên vấn đáp câu 148, Đại đức Na Tiên nói với vua Mi Lan Đà như sau:

Giáo hội của Đức Bổn Sư vốn không có dơ bợn, bao giờ cũng quý báu, cao thượng, trong sạch. Tuy nhiên cũng rất là thường tình, khi trong Giáo hội ấy có phàm phu tục tử vào xuất gia không phải với mục đích cao thượng, chỉ nhắm đến mục đích hạ liệt như là: kiếm miếng cơm manh áo; tích lũy tứ sự cúng dường; được thân cận các bậc quyền quý, cao sang; tìm chỗ nhàn hạ, thảnh thơi; tham vọng lãnh đạo Tăng chúng,...

Với hạng người ấy đa phần là những kẻ lười biếng tu tập; chỉ có ăn và ngủ, nhìn ngắm nữ giới, chọc ghẹo nữ giới, chẳng theo pháp học, pháp hành; không chịu thọ đầu đà, không thọ trì giới luật dù lớn dù nhỏ. Tà mạng lang thang nhà thí chủ này, thí chủ kia để xin vật này, vật nọ. Tích lũy, tom góp được của cải, tài sản rồi; những kẻ ấy mang về cho gia đình, quyến thuộc, vợ con. Hoặc nếu chưa có vợ con thì đem cho những người nữ, quyến rũ những người nữ để lợi dụng dâm dục, làm việc bất tịnh xấu xa. Chúng ẩn mình trong chiếc y cà sa, lợi dụng tín tâm của nhiều người để thỏa mãn tham vọng, mưu đồ để thỏa mãn ham muốn thấp hèn. Chúng ở đâu cũng phóng túng, bừa bãi, ăn nói lố lăng, đi đứng vung vãi; không hề biết hổ thẹn với đám đông, với mọi người,...

Bằng đảng Tăng là những người xuất gia nhưng chỉ ưa thích và chạy theo danh lợi (Ảnh minh họa)

Bằng đảng Tăng là những người xuất gia nhưng chỉ ưa thích và chạy theo danh lợi (Ảnh minh họa)

Thế tục Tăng

Thế tục Tăng là những người đi xuất gia nhưng mờ mịt về bổn phận xuất gia, luống cuống sống qua ngày, nhởn nhơ qua hết buổi, lòng chỉ ham ưa sung sướng, thọ hưởng dục lạc thế trần.

Những người này không biết xuất gia để làm gì, tu để làm gì. Sau một thời gian họ lại đi tìm hiểu, thích thú những chuyện dục lạc ở đời rồi tạo những nhân duyên giống một người thế tục, buôn bán đổi chác và đủ các chuyện khác.

Thế tục Tăng là người xuất gia nhưng tạo các nhân duyên giống một người thế tục (Ảnh minh họa)

Thế tục Tăng là người xuất gia nhưng tạo các nhân duyên giống một người thế tục (Ảnh minh họa)

Thắng nghĩa Tăng 

Thắng nghĩa Tăng là những người xuất gia có trí và tâm, giới hạnh đầy đủ, biện thuyết rành rẽ, không bị ngăn ngại, tùy cơ diễn nói, tiếp vận lợi sinh. Thắng nghĩa Tăng là hạng Tăng đặc biệt nhất, là chư Tăng chân chính, là bậc chân tu thật đức. 

Cuộc đời của bậc Tăng này rất xứng đáng là long tượng thiền môn, quy cảnh cho hàng hậu học (tức là làm khuôn phép cho người hậu học).  

Những người này đi xuất gia có chí nguyện hoặc được duyên rất lành: được giáo dưỡng, hiểu được Phật Pháp mà lập tâm, lập chí xuất gia. Sau khi đi xuất gia, họ yêu quý và giữ gìn giới Pháp, học tập Phật Pháp và ghi nhớ để có thể biện bạch rành rẽ, chánh tà chân ngụy, biết diễn nói Phật Pháp, làm lợi lạc quần sinh.

Hạng Tăng này rất quý, làm tròn bổn phận của người xuất gia, gồm:

- Thiệu long Thánh chủng: Làm lớn mạnh dòng giống bậc Thánh; tiêu hủy dần dòng giống nhà ma, dòng giống phàm phu (phàm phu tức là luân hồi đau khổ).

- Chấn nhiếp ma quân: Làm cho ma quân phải khiếp sợ. Ma quân gồm: Phiền não ma (những tâm niệm tham, sân, si); ma của ngũ ấm thân; ma tử (ma chết) và thiên ma.

- Dụng báo tứ ân: Báo đáp bốn ân trọng (ân cha mẹ, ân Thầy tổ, ân đất nước và ân chúng sinh).

- Cứu độ ba cõi: Khiến cho ba cõi: dục giới, sắc giới và vô sắc giới thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Thắng nghĩa Tăng là những vị Tăng có tâm trí, giới hạnh đầy đủ - bậc chân tu thật đức

Thắng nghĩa Tăng là những vị Tăng có tâm trí, giới hạnh đầy đủ - bậc chân tu thật đức

Trên đây là chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh về năm hạng Tăng, giúp chúng ta nhận diện rõ hơn về phẩm chất của người xuất gia và tầm quan trọng của việc tu hành chân chính. Chỉ có những vị Tăng đầy đủ giới hạnh và chí nguyện mới có thể giữ vững và làm Phật Pháp phát triển hưng thịnh.  

1
CHIA SẺ
Bình luận (0)

Đọc thêm

21 T11, 2024
21 T11, 2024
Tăng là gì? Những quả phúc tốt đẹp khi cung kính Tăng

Tăng là đoàn thể những người từ bỏ cuộc sống gia đình, cạo tóc, mặc áo nhuộm theo Phật xuất gia tu hành. Bài viết này sẽ giúp quý vị về hiểu rõ hơn về Tăng.

757 12444

Tăng là gì? Những quả phúc tốt đẹp khi cung kính Tăng

20 T11, 2024
20 T11, 2024
Xuất gia là gì? Người thế nào mới đủ điều kiện xuất gia?

Xuất gia là khái niệm dùng để chỉ việc một người từ bỏ cuộc sống thế tục, cạo bỏ râu tóc, sống cuộc đời tu hành. Vậy điều kiện xuất gia là gì?

353 18585

Xuất gia là gì? Người thế nào mới đủ điều kiện xuất gia?

09 T7, 2024
09 T7, 2024
Mùa an cư kiết hạ là gì? Ý nghĩa mùa an cư của người xuất gia và tại gia

Trong 3 tháng an cư kiết hạ, chư Tăng sách tấn nhau thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, tinh tấn tu hành nên tạo ra công đức rất lớn.

220 10124

Mùa an cư kiết hạ là gì? Ý nghĩa mùa an cư của người xuất gia và tại gia

14 T6, 2024
14 T6, 2024
Công đức xuất gia đem đến lợi ích to lớn cho người tu sĩ và chúng sinh

Công đức xuất gia chân thật là vô lượng, không thể nghĩ bàn, không những làm lợi ích cho bản thân người đi xuất gia, mà còn làm lợi ích cho chúng sinh.

1269 13594

Công đức xuất gia đem đến lợi ích to lớn cho người tu sĩ và chúng sinh

10 T6, 2024
10 T6, 2024
Giới với người xuất gia. Vì sao Đức Phật chế giới cho Tăng đoàn?

Giới là gì? Giới luật có lợi ích như thế nào cho người xuất gia mà Đức Phật lại coi trọng như vậy? Kính mời quý vị cùng đón đọc trong bài viết dưới đây!

791 12885

Giới với người xuất gia. Vì sao Đức Phật chế giới cho Tăng đoàn?

26 T3, 2024
26 T3, 2024
Tiết lộ: 22 lý do khiến người xuất gia trở nên cao quý

Người xuất gia có duyên được thực hành những Pháp cao quý, cao thượng trong tâm như lòng từ, bi, hỷ, xả; sự nhẫn nhục và lý tưởng cao quý.

296 1668

Tiết lộ: 22 lý do khiến người xuất gia trở nên cao quý