791
2710

Giới với người xuất gia. Vì sao Đức Phật chế giới cho Tăng đoàn?

Xuất gia, 10/6/2024 14:32
791
2710

Giới là một khái niệm quan trọng trong đạo Phật. Trước giờ phút nhập Niết Bàn, Đức Phật đã căn dặn các Thầy Tỳ-kheo hãy tôn trọng, cung kính giới như người nghèo được của báu, như ở chỗ tối tăm thấy được ánh sáng và lấy giới luật làm thầy.

Vậy giới là gì, đem lại lợi ích như thế nào cho người xuất gia mà Đức Phật lại coi trọng như vậy? Kính mời quý Phật tử và các bạn cùng đón đọc trong bài viết dưới đây!

Giới là gì?

Giới là những phép tắc, điều răn cấm do Đức Phật chế ra cho hàng đệ tử (cả xuất gia và tại gia) thực hành để ngăn ngừa tội lỗi. Trong tiếng Phạn, giới là Sila, dịch ra nghĩa là phòng phi chỉ ác (đề phòng những lỗi lầm, chấm dứt các điều ác).

Tất cả người tu hành phải thọ trì giới để tu tập, lấy giới làm nền tảng ban đầu. Có giới mới phân biệt được thiện - ác, việc nên làm và không nên làm. Và giới cũng đưa thân tâm của người tu vào quy củ, con đường thiện lành.

Cho nên, việc đầu tiên khi bước vào con đường tu tập là lãnh thọ giới pháp, giống như người nông dân, trước khi vào vụ mùa, việc đầu tiên là cày bừa cho đất sạch sẽ, tơi nhuyễn mới gieo mạ được.

Bên cạnh đó, giới luật còn là mạng mạch của Phật Pháp. Người xuất gia thực hành giới luật Phật thì Phật Pháp hưng thịnh.

Giới luật (Tạng luật) rất thiết thực, cụ thể, đạo đức và phạm hạnh

Giới luật (Tạng luật) rất thiết thực, cụ thể, đạo đức và phạm hạnh

Phân loại giới

Giới trong Phật giáo gồm: biệt giới, thông giới, đạo cộng giới, định cộng giới, tánh giới, giá giới, giới thể, giới tướng, tam tụ tịnh giới.

Biệt giới là giới dành cho từng người cụ thể, không chung nhau. Ví dụ: Phật tử tại gia có 5 giới (ngũ giới), Tỳ-kheo Tăng có 250 giới, Tỳ-kheo Ni có 348 giới.

Thông giới là giới thông cho cả hàng Phật tử tại gia và người xuất gia. Ví dụ cả Phật tử tại gia và xuất gia của Phật đều thọ giới Bồ Tát được.

Đạo cộng giới là trường hợp những người chưa phát nguyện thọ giới nhưng tu tập chứng đạt thì tự nhiên trong tâm đầy đủ giới, không vi phạm một giới nào.

Định cộng giới là trường hợp tu thiền định, do tu thiền định mà thành tựu được về giới, do định mà sinh ra giới, không vi phạm lỗi lầm nữa.

Tánh giới là những giới thuộc về đạo đức tự nhiên. Ví dụ như: giới không giết người, không trộm cắp, không tà dâm,...

Giá giới (già giới) là những giới để ngăn ngừa sự chê trách, chê cười của thế gian. Ví dụ, Đức Phật chế ra giới cấm uống rượu để phòng những tội ác do uống rượu sinh ra. Bản chất uống rượu không phải tội ác nhưng do uống rượu lại sinh ra những tội khác (trộm cắp, tà dâm,...)

Giới thể là từ trong bản tâm còn giới tướng là những hành vi cụ thể. Ví dụ: Giết người là tướng của giới còn sâu trong đó là tâm ác hại; trộm cắp là tướng của giới còn sâu trong đó là tâm tham,...

Tam tụ tịnh giới gồm ba giới: giữ gìn tất cả các luật nghi để không phạm điều ác; làm tất cả những điều thiện; làm lợi ích cho chúng sinh.

Nguyên nhân Đức Phật chế định giới luật cho Tăng đoàn

12 năm đầu tiên sau khi thành lập Tăng đoàn, Đức Phật chưa chế định giới luật vì lúc đó, Tăng chúng đều là các bậc Thánh Tăng, hầu hết không có lỗi lầm gì.

Một lần nọ, Tôn giả Xá Lợi Phất nhập định và thấy rằng, những Đức Phật nào trong quá khứ có ban hành giới luật thì giáo Pháp của vị Phật đó được tồn tại lâu dài. Vì thế, Tôn giả đã bạch lên Đức Phật xin Ngài chế giới luật. Nhưng Ngài biết đây chưa phải thời điểm phù hợp, bởi người thấp nhất trong Tăng đoàn bấy giờ cũng đã chứng quả Tu đà hoàn.

Tức là lúc đó, Tăng chúng đều là các bậc Thánh Tăng (đắc quả Thánh) nên họ không có lỗi lầm. Sau đó, Tăng đoàn phát triển, rất nhiều người phát tâm xuất gia, trong Tăng chúng bắt đầu xuất hiện những lỗi lầm thì Đức Phật mới chế ra những điều răn cấm - giới luật.

Khi trong Tăng chúng xuất hiện những lỗi lầm, Đức Phật đã chế giới luật

Khi trong Tăng chúng xuất hiện những lỗi lầm, Đức Phật đã chế giới luật

Qua đây, chúng ta thấy giới luật của Phật giáo rất linh hoạt, không hoàn toàn cứng nhắc. Trong luật ngũ phần, Đức Phật cũng dạy: “Tuy là điều Ta cấm chế mà ở các nơi khác, ở các địa phương khác họ không cho điều đó là thanh tịnh thì cũng không nên dùng. Còn tuy chẳng phải điều Ta cấm nhưng ở nơi khác, ở địa phương khác họ thấy cần nên làm thì chẳng được chẳng làm”.

Như vậy, giới luật của Phật rất tùy duyên. Các giới nhỏ có thể thay đổi khi không phù hợp với phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc, địa phương miễn là bảo vệ được phạm hạnh cho người tu hành và cho thấy hành động đó là đẹp đẽ, trang nghiêm.

Tuy nhiên, các giới thuộc về tánh giới (sát sinh, tà dâm,...) thì không bao giờ được phép phạm. Còn các giới khác có thể linh hoạt thay đổi để phù hợp và không khiến mọi người chê cười.

Lợi ích của việc giữ giới đối với người xuất gia

1. Được vào hàng Tăng Bảo

Một người xuất gia khi lãnh thọ giới thì được vào hàng Tăng Bảo, bậc Chúng Trung Tôn (bậc tôn quý ở trong chúng). Khi đó, người này sẽ được giới luật bao bọc, đại chúng bao bọc. Người xuất gia không thọ giới thì không thể trở thành một Tỳ-kheo Tăng.

Người xuất gia thọ trì giới sẽ được bao bọc bởi giới luật và đại chúng Tăng (Ảnh chư tăng thính giới tại Việt Nam quốc tự)

Người xuất gia thọ trì giới sẽ được bao bọc bởi giới luật và đại chúng Tăng (Ảnh chư tăng thính giới tại Việt Nam quốc tự)

2. Làm cho Tăng đoàn hoan hỷ

Một người vào trong Tăng, nghiêm trì giới luật sẽ làm cho Tăng hoan hỷ. Giống như ở trong nhà, thấy những người anh em của mình học hành giỏi giang thì mình phấn khởi. Trong Tăng cũng thế, nếu một huynh đệ nào không giữ giới thì chúng Tăng sẽ buồn; còn huynh đệ nào yêu quý, tinh tấn nghiêm trì giới luật sẽ giúp cho chúng hoan hỷ.

3. Làm cho Tăng an lạc

Người đã trì giới ở trong Tăng sẽ giúp cho cả Tăng an lạc. Vì người đó giữ gìn giới luật nghiêm túc, không lộn xộn, ồn ào, tranh đấu nên thường giúp cho Tăng an lạc, an vui.

4. Giúp cho người sinh lòng tin với Phật Pháp

Người nghiêm trì giới luật sẽ giúp cho những ai chưa có lòng tin sẽ sinh ra lòng tin với Phật Pháp. Khi thấy một vị Tăng trang nghiêm và biết được vị ấy có giới hạnh rất cao thì tự nhiên chúng ta sẽ sinh ra tín tâm tin kính. Cho nên oai nghi, giới luật của một vị Tăng rất quan trọng.

5. Giúp cho người tăng trưởng lòng tin với Phật Pháp

Người xuất gia nghiêm trì giới luật sẽ giúp cho những người đã có lòng tin với Phật Pháp ngày càng tăng trưởng lòng tin. Tăng đoàn nào tinh tấn tu hành thì Phật tử và quần chúng Nhân dân ngày càng tin kính hơn.

Tăng đoàn nghiêm trì giới luật sẽ làm tăng trưởng lòng tin với Phật Pháp của Phật tử và Nhân dân

Tăng đoàn nghiêm trì giới luật sẽ làm tăng trưởng lòng tin với Phật Pháp của Phật tử và Nhân dân

6. Giúp người tốt đẹp lên

Có những người khi mới xuất gia, tâm tính còn nhiều tập khí ngang ngược, bướng bỉnh. Nhưng khi người đó ở trong một tập thể Tăng giữ giới luật tinh nghiêm thì tự nhiên được điều phục, tâm tính thuần hơn và tốt lên. Điều này giống như ý nghĩa của câu tục ngữ “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, người có trì giới sẽ giúp cho người khác tốt đẹp lên.

7. Giúp cho người biết hổ thẹn được an lạc

Người thường biết hổ thẹn, ăn năn thì khi trì giới, tâm thường được an lành, mát mẻ. Bởi người này, khi phạm lỗi thì họ rất khổ tâm, day dứt nhưng khi biết giữ giới thì tâm sẽ được an.

8. Giúp đoạn trừ những điều bất thiện

Tâm chúng ta thường sinh ra rất nhiều lậu hoặc (những lỗ hổng, những điều xấu, bất thiện trong hiện tại). Nhưng khi trì giới của Phật, những điều đó sẽ dần dứt trừ.

9. Nhổ được gốc rễ của phiền não

Càng thực hành giới nghiêm cẩn thì tâm càng lắng sâu và như vậy, gốc rễ của phiền não sẽ được nhổ bỏ. Cho nên trong tương lai sẽ không còn sinh ra các lậu hoặc.

Tinh nghiêm thực hành giới sẽ khiến tâm lắng sâu và dần hết phiền não

Tinh nghiêm thực hành giới sẽ khiến tâm lắng sâu và dần hết phiền não

10. Giúp cho chính Pháp được lâu bền

Nhờ công đức trì giới mà Phật Pháp được trụ thế lâu dài. Phật Pháp bị suy đồi là do Tăng chúng ít người trì giới và Phật tử không học giới Pháp, không biết giữ giới. Còn nếu tất cả Tăng Ni, Phật tử đều giữ giới thì Phật Pháp sẽ hưng thịnh, được kính trọng.

Phật Pháp được trụ thế lâu dài nhờ công đức trì giới

Phật Pháp được trụ thế lâu dài nhờ công đức trì giới

Trên đây là những chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh về giới và công đức, ý nghĩa của giới luật đối với người xuất gia. Mong rằng, qua bài viết, quý Phật tử và các bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của giới luật Phật. Từ đó, chúng ta thêm kính quý giới, kính quý Tăng bảo, gieo trồng những phúc lành trong ruộng phước Tam Bảo để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Nếu còn điều gì thắc mắc, quý độc giả có thể để lại bình luận dưới bài viết, gửi về chuyên mục hỏi đáp hoặc liên hệ tại đây để được giải đáp. Kính chúc quý vị mạnh khỏe, an lạc!

Bài liên quan
2710
CHIA SẺ
Bình luận (791)

Đọc thêm

11 T10, 2024
11 T10, 2024
Tăng là gì? Những quả phúc tốt đẹp khi cung kính Tăng

Tăng là đoàn thể những người từ bỏ cuộc sống gia đình, cạo tóc, mặc áo nhuộm theo Phật xuất gia tu hành. Bài viết này sẽ giúp quý vị về hiểu rõ hơn về Tăng.

757 12360

Tăng là gì? Những quả phúc tốt đẹp khi cung kính Tăng

09 T7, 2024
09 T7, 2024
Mùa an cư kiết hạ là gì? Ý nghĩa mùa an cư của người xuất gia và tại gia

Trong 3 tháng an cư kiết hạ, chư Tăng sách tấn nhau thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, tinh tấn tu hành nên tạo ra công đức rất lớn.

220 10124

Mùa an cư kiết hạ là gì? Ý nghĩa mùa an cư của người xuất gia và tại gia

05 T7, 2024
05 T7, 2024
Xuất gia là gì? Người thế nào mới đủ điều kiện xuất gia?

Xuất gia là khái niệm dùng để chỉ việc một người từ bỏ cuộc sống thế tục, cạo bỏ râu tóc, sống cuộc đời tu hành. Vậy điều kiện xuất gia là gì?

350 18585

Xuất gia là gì? Người thế nào mới đủ điều kiện xuất gia?

14 T6, 2024
14 T6, 2024
Công đức xuất gia đem đến lợi ích to lớn cho người tu sĩ và chúng sinh

Công đức xuất gia chân thật là vô lượng, không thể nghĩ bàn, không những làm lợi ích cho bản thân người đi xuất gia, mà còn làm lợi ích cho chúng sinh.

1268 13594

Công đức xuất gia đem đến lợi ích to lớn cho người tu sĩ và chúng sinh

26 T3, 2024
26 T3, 2024
Tiết lộ: 22 lý do khiến người xuất gia trở nên cao quý

Người xuất gia có duyên được thực hành những Pháp cao quý, cao thượng trong tâm như lòng từ, bi, hỷ, xả; sự nhẫn nhục và lý tưởng cao quý.

296 1668

Tiết lộ: 22 lý do khiến người xuất gia trở nên cao quý

22 T3, 2024
22 T3, 2024
Chư Tôn thiền đức Tăng niêm hương bạch Phật trong lễ thế phát xuất gia

Với tâm thiết tha cầu đạo, các thiện nam tử phát khởi thiện tâm, mong muốn nương theo Sư Phụ cùng chư Tăng một lòng tu học Phật đạo

95 61

Chư Tôn thiền đức Tăng niêm hương bạch Phật trong lễ thế phát xuất gia