10
96

Công đức xuất gia đem đến lợi ích to lớn cho người tu sĩ và chúng sinh

Xuất gia, 14/6/2024 16:39
10
96

Người xuất gia chân thật là người bước đi trên một con đường cao rộng, hy sinh cái riêng tư, sống vì tất cả mọi người, không có những nhu cầu riêng cho bản thân mình và bỏ những thứ khó bỏ, làm những việc khó làm. Đó là con đường rất đặc biệt mà Đức Phật và các vị Thánh đệ tử của Ngài đã đi.

Sự xuất gia của các vị Tổ Sư, của chư Tăng Ni đã, đang và sẽ giúp cho giáo pháp được gìn giữ ở thế gian để hàng hậu học được nương theo tu tập, thoát khỏi khổ đau.

Vậy công đức to lớn mà xuất gia mang đến cho cả người đi xuất gia và tất cả chúng sinh là thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Xuất gia là gì?

Xuất gia phải cạo bỏ râu tóc hay gọi là hủy hình để khác người thế gian, từ bỏ tất cả những thú vui, ngũ dục của trần thế, bước theo con đường Thánh đạo, con đường đầy gian truân, đầy vất vả, nhưng cũng rất là huy hoàng. Đó là một việc lớn trong đời, là việc của bậc trượng phu, chí khí, phải đầy đủ nhân duyên mới có thể làm được.

Người xuất gia lãnh thọ đạo pháp, học đạo, thực hành đạo. Là người tiên phong trong tứ chúng, học lời Phật dạy và ứng dụng lời Phật dạy trong đời sống của mình.

Người xuất gia là Sa di thọ trì 10 giới, Tỳ-kheo thọ trì 250 giới, Tỳ-kheo Ni thọ trì 348 giới.

Công đức xuất gia thù thắng

Trong kinh Công đức xuất gia, Đức Phật tán thán công đức của người xuất gia rất lớn.

Bài kinh kể về chàng quý tộc Tỳ La Tứ Na đam mê sắc dục. Đức Phật biết rằng anh ta sẽ chết trong vòng 7 ngày nữa, nếu anh ta không từ bỏ dục lạc và đi xuất gia thì anh ta sẽ bị đọa địa ngục.

Khi nghe Tôn giả A Nan đến báo tin về cái chết sắp diễn ra của mình, anh ta tuy sợ hãi nhưng vẫn cố vui chơi hết ngày thứ 6, đến ngày thứ 7 do sợ sinh tử nên anh ta đến xin Đức Phật cho xuất gia. Đúng một ngày một đêm Tỳ La Tứ Na tu tập giới đức thanh tịnh, anh ta mạng chung.

Khi đó, Ngài A Nan cùng một số huynh đệ bạch Phật rằng, vị Tỳ-kheo Tỳ La Tứ Na khi chết sẽ được tái sinh về đâu?

Đức Phật dạy rằng, Tỳ-kheo Tỳ La Tứ Na trong một ngày một đêm giữ giới trong sạch đã sinh về cõi Trời Tứ Thiên Vương hưởng lạc 500 năm, mạng chung lại sinh lên cõi trời Tam Thập Tam Thiên sống được 1000 tuổi. Khi bỏ thân lại tái sinh lên cõi trời Diễm Thiên hưởng lạc 2000 năm. Tiếp đó sinh làm con vua trời Đâu Suất, hưởng thọ lạc thú, rồi sống ở cõi trời này được 4000 năm; mạng chung lại sinh lên cõi trời Tha Hóa Tự Tại, sau khi bỏ thân này tái sinh ở trong cõi Dục giới bảy lần. Thọ lạc như vậy trải qua bảy lần trong sáu cõi trời dục do một ngày một đêm xuất gia nên mãn 20 kiếp không còn đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, thường được sinh ở cõi thiên, cõi nhân thọ phước báu tự nhiên.

Trong kiếp cuối cùng ở cõi nhân gian, vị ấy làm con một nhà giàu có, tài sản dồi dào, đến tuổi trai tráng thiện căn đầy đủ theo nẻo xuất gia, cạo bỏ râu tóc, thân mặc áo pháp siêng năng tu tập, duy trì chánh niệm, quán sát năm ấm là khổ, không, vô ngã, khởi chứng thành bậc Bích Chi Phật hiệu là Tỳ Lưu Đế, phóng ánh sáng vĩ đại soi sáng các cõi trời người, khích phát thiện căn của họ làm gieo nhân giải thoát.

Như vậy, qua câu chuyện về tỳ kheo Tỳ La Tứ Na chúng ta thấy được rằng, người xuất gia tinh nghiêm dù chỉ một ngày cũng được phước báu không bị đọa lạc.

Đức Phật giảng giải về công đức xuất gia (ảnh minh họa)

Đức Phật giảng giải về công đức xuất gia (ảnh minh họa)

Trong kinh Mi Tiên Vấn Đáp, tỳ kheo Na Tiên nói rằng: “Cho nên, vị Tu-đà-huờn cư sĩ lễ bái, cúng dường phẩm vị Tỳ-kheo là phải lẽ. Cho chí một vị cư sĩ A-la-hán muốn bảo toàn phẩm hạnh thanh cao của mình, đắc quả A-la-hán trong ngày nào thì phải đi xuất gia phẩm vị Tỳ-kheo trong ngày ấy. Nếu quá một ngày không gặp đủ số Tăng hội, thì vị cư sĩ A-la-hán ấy đành phải Niết Bàn! Cho hay, phẩm vị Tỳ-kheo cao thượng, quý báu dường ấy mà ít người hiểu cho được trọn vẹn, thưa Đại Vương!”

Phật tử tại gia mà tu chứng A-la-hán nếu không xuất gia trong ngày hôm đó thì phải nhập diệt. Vì một vị A-la-hán công đức rất là lớn cho nên hình hướng tại gia không đủ để dung chứa, tướng người xuất gia mới chứa được công đức ấy. Cho nên, các Đức Phật đều thành đạo trong hình tướng của người xuất gia, hình tướng của người xuất gia mới có tướng của giải thoát.

Trong kinh Công đức của việc cho người đi xuất gia, Đức Phật có dạy: “Vì phúc báo bố thí chỉ có hạn định, còn phúc xuất gia không có hạn định, nên không thể bì kịp, hoặc phúc báu trì giới, hoặc phúc của các vị thần tiên có đủ năm phép thần thông, cho đến phúc báu cùng tột của cõi trời Phạm Thiên, đem ví với phước báu xuất gia trong Phật - Pháp cũng không sánh nổi, hơn nữa người xuất gia còn được đạo Niết bàn, nên phước ấy không thể nói bàn cho xiết được.”

Người xuất gia luôn thường trực nhân duyên được Niết bàn, giải thoát, luôn luôn làm ruộng phúc điền cho thế gian cho nên họ sinh ra phước báu liên tục. Người xuất gia bắt đầu đời sống ly dục, trong Phật pháp gọi là ly dục, ly ác bất thiện pháp, cho nên tự họ đã làm cho thế gian này được hạnh phúc. Dần dần tu đạo họ có nhân duyên đắc được Niết Bàn, cho nên phước báo đó rất lớn.

Lợi ích cho chúng sinh

Phước báu của người xuất gia chân thật tu hành giữ giới rất là lớn, là ruộng phước điền cho thế gian. Vì người xuất gia đã đặt chân và tái sinh vào dòng họ mới, nhà mới dòng của nhà Phật, dòng của giải thoát.

Trong bài kinh “Lâu đài của người cho cơm cháy” kể câu chuyện về Ngài Ca Diếp tế độ cho bà lão ăn mày nghèo khổ, sống bằng sự bố thí của mọi người. Hôm đó, bà đi xin được mỗi một miếng cơm cháy để ăn.

Ngài Ca Diếp hôm ấy đi khất thực, Ngài quán xét biết là bà lão ăn mày sắp chết và nếu chết sẽ bị đọa địa ngục do ác nghiệp. Với tâm từ bi tế độ cho bà thoát khỏi địa ngục, Ngài Ca Diếp quyết định đến chỗ bà khất thực. Bởi nhờ phước thiện bố thí, bà có thể được sinh lên cõi trời.

Ngài Ca Diếp đến trước bà lão và đứng mãi. Tuy vậy, bà tủi thân không dám cúng cho Ngài, thỉnh Ngài đi nơi khác. Nhưng Ngài Đại Ca Diếp vẫn đứng yên. Những Phật tử, nhân dân ở xung quanh chạy đến dâng đồ cúng dường Ngài, quỳ xuống dưới chân Ngài, Ngài vẫn không mở nắp bát.

Lúc này bà lão mới nghĩ: Chắc là Đại đức muốn tế độ cho mình chăng? Ngay lúc ấy bà phát sinh đức tin trong sạch, muốn được làm phúc cúng dường đến Ngài. Bà liền đem miếng cơm cháy và dâng lên để sớt bát cho Ngài. Lúc này Ngài liền mở nắp bình bát và đón nhận miếng cơm cháy của bà.

Sau đó, Ngài ngồi ngay trước mặt bà lão ăn mày, Ngài bốc miếng cơm cháy ấy và ăn ngon lành. Khi thọ thực xong, Ngài hồi hướng công đức phước báu cho bà lão. Trong ngày hôm đó, bà lão mất và liền được sinh thiên. Nhờ bà có đức tin trong sạch nơi Ngài Đại Ca Diếp và dâng cúng đến Ngài, bà tiêu được nghiệp địa ngục và được phước báu sinh lên cõi trời Hóa Lạc Thiên.

Trong kinh Tam bảo, Đức Phật cũng dạy:

“Đệ tử đấng Thiện Thệ

Xứng đáng được cúng dường

Bố thí các vị ấy

Được kết quả vô lượng.”

Như vậy, chư Tăng thật xứng đáng là ruộng phước tốt lành cho nhân Thiên và cúng dường các vị ấy được kết quả vô lượng.

Chư Tăng là ruộng phước tốt lành cho nhân thiên

Chư Tăng là ruộng phước tốt lành cho nhân thiên

Đức Phật ra đời, Ngài thành tựu trí tuệ giác ngộ tối thượng như vầng mặt trời chiếu sáng khắp nhân gian; khiến cho chúng sinh được thâm nhập chân lý, bỏ ác làm lành, làm cho thế giới được tươi đẹp; chúng sinh được giác ngộ, được giải thoát.

Giáo pháp của Phật ra đời, giáo pháp lưu xuất từ trong tâm tạng của Ngài, từ thực chứng của Ngài về chân lý. Tăng đoàn của Phật làm nhiệm vụ hết sức cao cả, đó là đi trao truyền chân lý Đức Phật đã giảng dạy đến cho nhân loại, cho Chư Thiên, cho số đông, đem lợi lạc cho số đông.

Và Tăng đoàn sẽ là người giữ gìn, kế tiếp mạng mạch Phật pháp, phát triển Phật pháp và chính chư Tăng là người đem Phật pháp đến cho quần chúng, độ sinh sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Chư Tăng còn thì giáo pháp còn.

Qua bài viết trên, chúng ta thấy được công đức phước báu của việc xuất gia vô cùng thù thắng, và chư Tăng cũng là chỗ nương tựa mang an vui hạnh phúc cho chúng sinh, giữ gìn hoằng dương Phật pháp là lợi ích cho thế gian.

Bài liên quan
96
CHIA SẺ
Bình luận (10)

Đọc thêm

09 T7, 2024
09 T7, 2024
Mùa an cư kiết hạ là gì? Ý nghĩa mùa an cư của người xuất gia và tại gia

Trong 3 tháng an cư kiết hạ, chư Tăng sách tấn nhau thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, tinh tấn tu hành nên tạo ra công đức rất lớn.

214 10124

Mùa an cư kiết hạ là gì? Ý nghĩa mùa an cư của người xuất gia và tại gia

10 T6, 2024
10 T6, 2024
Giới với người xuất gia. Vì sao Đức Phật chế giới cho Tăng đoàn?

Giới là gì? Giới luật có lợi ích như thế nào cho người xuất gia mà Đức Phật lại coi trọng như vậy? Kính mời quý vị cùng đón đọc trong bài viết dưới đây!

155 1741

Giới với người xuất gia. Vì sao Đức Phật chế giới cho Tăng đoàn?

11 T5, 2024
11 T5, 2024
Tăng là gì? Những quả phúc tốt đẹp khi cung kính Tăng

Tăng là đoàn thể những người từ bỏ cuộc sống gia đình, cạo tóc, mặc áo nhuộm theo Phật xuất gia tu hành. Bài viết này sẽ giúp quý vị về hiểu rõ hơn về Tăng.

157 2326

Tăng là gì? Những quả phúc tốt đẹp khi cung kính Tăng

26 T3, 2024
26 T3, 2024
Tiết lộ: 22 lý do khiến người xuất gia trở nên cao quý

Người xuất gia có duyên được thực hành những Pháp cao quý, cao thượng trong tâm như lòng từ, bi, hỷ, xả; sự nhẫn nhục và lý tưởng cao quý.

292 1668

Tiết lộ: 22 lý do khiến người xuất gia trở nên cao quý

22 T3, 2024
22 T3, 2024
Chư Tôn thiền đức Tăng niêm hương bạch Phật trong lễ thế phát xuất gia

Với tâm thiết tha cầu đạo, các thiện nam tử phát khởi thiện tâm, mong muốn nương theo Sư Phụ cùng chư Tăng một lòng tu học Phật đạo

95 61

Chư Tôn thiền đức Tăng niêm hương bạch Phật trong lễ thế phát xuất gia

28 T2, 2024
28 T2, 2024
Xuất gia là gì? Người thế nào mới đủ điều kiện xuất gia?

Xuất gia là khái niệm dùng để chỉ việc một người từ bỏ cuộc sống thế tục, cạo bỏ râu tóc, sống cuộc đời tu hành. Vậy điều kiện xuất gia là gì?

333 18585

Xuất gia là gì? Người thế nào mới đủ điều kiện xuất gia?