218
783

Hiểu đúng về quy y Tam Bảo - Phát nguyện quy y Tam bảo để có phúc lành

Tu tập - Giác ngộ, 14/9/2024 23:17
218
783

Quy y Tam Bảo là một việc tốt lành, là bước đầu tiên để một người chính thức trở thành Phật tử. Người Phật tử sau khi quy y cũng được rất nhiều lợi ích tốt đẹp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ và quan niệm chưa đúng về quy y Tam Bảo.

Bài viết dưới đây sẽ giúp quý độc giả tìm hiểu về quy y Tam Bảo cũng như cách thức quy y và tháo gỡ một số thắc mắc thường gặp qua sự giảng giải của Thầy Thích Trúc Thái Minh.

Quy y Tam Bảo là gì?

“Quy y Tam Bảo” là quay về nương tựa Tam Bảo. Trong đó, “quy” là hướng về, quay về; “y” nghĩa là nhờ cậy, nương tựa; “Tam Bảo” là ba ngôi vị quý báu: Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo.

Quy y Tam Bảo là quay về nương tựa Phật, Pháp, Tăng

Quy y Tam Bảo là quay về nương tựa Phật, Pháp, Tăng

Không những quy y, nương tựa Tam Bảo bên ngoài là các Đức Phật (Phật Bảo), Bồ Tát; giáo Pháp của Đức Phật (Pháp Bảo) và các vị Tăng (Tăng Bảo), chúng ta cũng cần phải quay về nương tựa Tam Bảo trong tự tâm mình.

Quy y Phật trong tâm là khai thác, nương tựa vào trí giác của mình, biết sống chính niệm, sống tỉnh giác. Quy y Pháp trong tâm là nương nơi bình đẳng, tính không thiên vị, bình đẳng, tâm công bằng, công chính của chúng ta. Quy y Tăng trong tâm là quay về tâm trong sạch, liêm khiết, hòa hợp, thanh tịnh của chúng ta.

Lợi ích của quy y Tam Bảo

Phước lành tăng trưởng

Trong Kinh, Đức Phật dạy: Nếu đem tiền của, cơm nước để bố thí cho 1000 người ác ăn thì không bằng cho 1 người lương thiện ăn. Nếu đem tiền của, cơm nước bố thí cho 1000 người lương thiện ăn, phước báu không lớn bằng cho 1 người Phật tử thọ trì tam quy ngũ giới ăn.

Điều này nghĩa là, sau lễ quy y Tam Bảo và thọ trì ngũ giới, phước báu của chúng ta sẽ tăng lên gấp 1000 lần. Trong tích truyện Phật giáo có kể câu chuyện về ông Ngọc Hoàng Thượng Đế. Khi hết phước, ông đã quy y Tam Bảo, ngay sau đó phước ông liền được phục hồi, ông thoát khỏi kiếp làm con lừa, sinh trở lại làm vua trời Đế Thích.

Ở đời, người gặp nhiều tai họa, đau khổ, bất hạnh được gọi là người phước mỏng, nghiệp dày. Còn người được may mắn, gặp nhiều điều tốt đẹp là những người có phước lớn, phước dày. Khi có phước báu lớn thì chúng ta được che chở, được bảo hộ khỏi các tai họa. Vậy nên, chúng ta nên làm sao cho phước của mình ngày càng lớn lên. Quy y Tam Bảo chính là một cách đơn giản giúp chúng ta làm lớn phúc báu lên gấp 1000 lần.

Quy y Tam Bảo giúp phước báu được tăng trưởng

Quy y Tam Bảo giúp phước báu được tăng trưởng

Được chư Thiên, chư Thần hộ trì

Đức Phật dạy rằng: Một người thọ trì cấm giới của Phật, thọ một giới sẽ được 5 vị giới thần hộ trì, thọ cả năm giới sẽ được 25 vị thần hộ trì. Chính vì thế, những người đã quy y Tam Bảo, thọ trì giới cấm của Phật thì đi đâu cũng có chư Thần ủng hộ, tà ma không dám quấy nhiễu. Không những thế, khi có giới thần hộ trì, chúng ta còn tránh được những hoạn nạn do nghiệp báo của bản thân tạo nên.

Tuy nhiên, nếu quy y xong, chúng ta lại xem thường giới của Phật, không giữ giới thì các giới thần sẽ bỏ đi, không hộ trì nữa. Cho nên, chúng ta phải kiên tâm tu giới.

Được kết duyên lành với Tam Bảo nhiều đời

Quy y rồi chúng ta mới chính thức trở thành một người Phật tử. Nhờ nhân duyên này, những kiếp sau, chúng ta đều được sinh vào nơi có Phật Pháp, có Tam Bảo. Còn nếu, chúng ta chỉ đi học Phật, hiểu Phật Pháp mà không quy y Tam Bảo, dù có sống tốt, kiếp sau tái sinh vào chỗ tốt thì chỗ ấy cũng không có Phật Pháp. Cho nên lễ quy y Tam Bảo rất quan trọng. Đó là một thiện duyên tối thắng cho chúng ta nhiều kiếp về sau có duyên với Tam Bảo.

Cách quy y Tam Bảo chùa Ba Vàng

Quý thiện nam tín nữ có thể quy y Tam Bảo tại chùa Ba Vàng qua hai hình thức: Quy y Tam Bảo tại chùa hoặc Quy y Tam Bảo tại nhà.

Kính mời các bạn đón đọc chi tiết hướng dẫn cách quy y Tam Bảo chùa Ba Vàng tại đây!

Lễ quy y Tam Bảo chùa Ba Vàng

Lễ quy y Tam Bảo chùa Ba Vàng

Sau khi quy y Tam Bảo và phát nguyện thọ trì ngũ giới, quý Thầy sẽ cấp cho các Phật tử một điệp quy y. Đây là giấy chứng nhận ngày chúng ta chính thức trở thành Phật tử - con Phật. Trong điệp quy y có Pháp danh - một tên mới trong nhà Phật do quý Thầy đặt cho mỗi Phật tử và có đầy đủ cả giới Pháp chúng ta ghi nhớ, thực hành.

Sau khi quy y, quý Phật tử sẽ được cấp điệp quy y có Pháp danh và 5 giới người đệ tử Phật cần thực hành

Sau khi quy y, quý Phật tử sẽ được cấp điệp quy y có Pháp danh và 5 giới người đệ tử Phật cần thực hành

Tuy nhiên, điệp quy y không phải là bùa hay thần chú hộ mệnh, đi đâu cũng phải mang theo hay bỏ vào quan tài khi chết như một số quan niệm. Các quý Phật tử có thể đặt điệp quy y ở chỗ sạch sẽ, trang nghiêm, không nhất thiết phải để trên ban thờ.

Niềm hoan hỷ của những người Phật tử khi nhận điệp quy y

Niềm hoan hỷ của những người Phật tử khi nhận điệp quy y

Một số thắc mắc về quy y Tam Bảo

Quy y có phải là đi tu?

Sau khi quy y Tam Bảo, chúng ta không phải cạo tóc đi tu như các Sư mà vẫn sống đời sống bình thường, giữ gìn 5 giới của người Phật tử tại gia.

Xem thêm: 5 giới của người Phật tử

Quy y có phải ăn chay không?

Đức Phật không bắt Phật tử tại gia ăn chay. Thời Đức Phật tại thế, khi chư Tăng đi khất thực, Đức Phật cũng không bắt chư Tăng ăn chay. Ngài dạy rằng: Các ông hãy tùy duyên khất thực, Phật tử tại gia cúng thí cho mình thế nào thì mình thọ thực như thế.

Vậy nên, việc ăn chay hay ăn mặn là tùy duyên theo phát nguyện của mỗi người. Nếu quý Phật tử thấy ăn chay tốt, phù hợp với thể trạng của mình thì chúng ta phát nguyện ăn chay.

Miễn rằng, chúng ta tu trì được giới cho tốt, biết bố thí, cúng dường, tu được các thiện hạnh như lời Đức Phật dạy thì vẫn có phước báu đầy đủ.

Người chưa giữ tròn 5 giới có được quy y không?

Vì Phật tử tại gia còn rất nhiều gia duyên, kể cả nghề nghiệp kiếm sống. Có nhiều người vẫn phải sống bằng nghề sát sinh, buôn bán, đánh cá, mổ lợn, mổ gà,... Ngay lập tức thì chưa thể chuyển nghề được cho nên, Đức Phật mới chế ra, có thể thụ trì 5 giới hoặc 3 giới vẫn được là Phật tử. Chúng ta sẽ cố gắng tu tập tiến lên.

5 giới của Phật tử tại gia là: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không dối láo và không nghiện ngập. Nếu không giữ tròn được 5 giới thì chúng ta có thể giữ 3 giới là: không trộm cắp, không tà dâm, không dối láo. Giữ được 3 giới này thì gọi là: thiểu phận Ưu Bà Tắc. Còn giữ được 5 giới thì gọi là: Mãn phận Ưu Bà Tắc, tức là viên mãn phận sự của người Phật tử.

Quy y cho người đã mất có được không?

Đối với đạo Phật, việc quy y Tam Bảo không phải khó. Người lúc sống chưa quy y thì khi mất vẫn có thể làm nghi lễ về mặt tâm linh, thỉnh hương linh về làm lễ quy y. Nếu đủ duyên, chúng ta có thể về chùa, thỉnh chư Tăng làm lễ quy y cho người đã mất.

Hy vọng rằng, qua bài viết, quý Phật tử và các bạn sẽ có những hiểu biết đúng đắn về việc quy y Tam Bảo và ý nghĩa của việc này. Từ đó, tăng trưởng lòng tin nơi Tam Bảo để gặt hái được những phúc lành cho cuộc sống hiện tại và mai sau được an vui, hạnh phúc.

Bài liên quan
783
CHIA SẺ
Bình luận (218)

Đọc thêm

31 T8, 2024
31 T8, 2024
Tứ như ý túc: Phật dạy 04 yếu tố để làm gì cũng thành công như ý

Tứ như ý túc là 4 điều Phật dạy giúp chúng ta đạt được mọi mong muốn như ý, viên mãn, không cần thêm nữa. Đồng thời giúp người thực hành kéo dài tuổi thọ.

122 1376

Tứ như ý túc: Phật dạy 04 yếu tố để làm gì cũng thành công như ý

30 T6, 2024
30 T6, 2024
Giữ giới được 5 điều tốt đẹp ai cũng mong muốn

Giới là viên ngọc như ý, có thể đáp ứng được tất cả mong mỏi của mọi người. Giới cũng là nền tảng đạo đức căn bản trong Phật giáo.

455 5536

Giữ giới được 5 điều tốt đẹp ai cũng mong muốn

25 T5, 2024
25 T5, 2024
Lý giải trái tim thiêu ở 4000 độ không cháy của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu để bảo vệ Phật Pháp vào ngày 11/6/1963 (tức 20/4 nhuận/Quý Mão) đã để lại xá lợi tim bất hoại mang nhiều ý nghĩa.

84 3998

Lý giải trái tim thiêu ở 4000 độ không cháy của Bồ Tát Thích Quảng Đức

14 T4, 2024
14 T4, 2024
Lục hòa là gì? Tu lục hòa tiêu trừ các ác nghiệp, cuộc sống an vui

Lục hòa là sáu phép hòa kính mà Đức Phật dạy để chúng ta thực hành, giúp cho đời sống được hạnh phúc, an vui. Vậy muốn tu lục hòa phải làm như thế nào?

743 2377

Lục hòa là gì? Tu lục hòa tiêu trừ các ác nghiệp, cuộc sống an vui

01 T4, 2024
01 T4, 2024
Hoàng hậu Ma Da là ai? Hạnh nguyện đặc biệt của bà đối với mười phương Chư Phật

Hoàng hậu Ma Da là vợ đức vua Tịnh Phạn, trị vì vương quốc Ca Tỳ La Vệ; là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tiền thân là Bồ Tát Hộ Minh và là Đức Phật Thích Ca ...

148 617

Hoàng hậu Ma Da là ai? Hạnh nguyện đặc biệt của bà đối với mười phương Chư Phật

25 T3, 2024
25 T3, 2024
Cúng dường Xá lợi Phật có công đức ngang bằng cúng dường Đức Phật

Xá lợi Phật là những viên ngọc thu được từ nhục thân - thân xác thịt của Đức Phật sau khi làm lễ trà tỳ. Khi đó, tất cả thân Ngài đều biến thành vô số Xá lợi

60 3271

Cúng dường Xá lợi Phật có công đức ngang bằng cúng dường Đức Phật