0
8

Tứ như ý túc: Phật dạy 04 yếu tố để làm gì cũng thành công như ý

Tu tập - Giác ngộ, 31/8/2024 19:28
0
8

Tứ như ý túc là 4 điều Phật dạy giúp chúng ta đạt được mọi mong muốn như ý, viên mãn, không cần thêm thứ gì nữa. Ngoài ra, người thực hành tứ như ý túc đầy đủ còn có thể kéo dài tuổi thọ. 

Vậy, cụ thể tứ như ý túc gồm những gì? Thực hành 4 điều này như thế nào để thành tựu được mọi sự việc? Kính mời quý Phật tử và các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! 

Tứ như ý túc gồm những gì?

Tứ như ý túc gồm: dục như ý túc, tinh tấn như ý túc, nhất tâm như ý túc (định như ý túc) và tuệ như ý túc (quán như ý túc). 

03 điều như ý mà người thực hành tứ như ý túc có thể đạt được 

1. Có thể kéo dài mạng sống

Trong kinh Trường Bộ tập I trang 586, kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật dạy: “Này Ananda, những ai đã tu Bốn Thần Túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo, thời nếu muốn, người ấy có thể sống một kiếp hay phần kiếp còn lại”.

Như vậy, do tu tập sung mãn tứ như ý túc, người ấy có thể kéo dài mạng sống đến một kiếp hoặc nhiều kiếp.  

2. Phát sinh ra thần thông

Kinh Tương Ưng Bộ, tập V (Thiên Đại Phẩm), chương VII Tương Ưng Như Ý Túc, phẩm Lầu rung chuyển ghi chép lại những thần thông mà một vị Tỷ-kheo (người xuất gia) thực tập đầy đủ tứ như ý túc có được như sau:

Tu tập bốn như ý túc như vậy, làm cho sung mãn như vậy, Tỷ-kheo chứng được nhiều loại thần thông: Một thân hiện ra nhiều thân; nhiều thân hiện ra một thân; hiện hình, biến hình, đi ngang qua tường, qua thành lũy, qua núi, không dính như đi ngang qua hư không,...

Và cũng trong bài kinh này, Đức Phật dạy, vị nào thực tập được tứ như ý túc viên mãn sẽ có kết quả đặc biệt là chứng được nhiều loại thần thông

- Thiên nhãn thông: Mắt có thể thấy xa, thấu suốt vật lớn, nhỏ; thấy xuyên qua tất cả những vật ngăn cản như tường, vách, núi non.

- Thiên nhĩ thông: Nghe được rất xa, nghe được những tiếng rất nhỏ, nghe và hiểu được âm thanh của nhiều loài  

- Tha tâm thông: Biết được tâm ý của mình và người khác

- Thần túc thông: Có phép biến hóa 

- Túc mạng thông: Biết được kiếp trước và vô số  kiếp trước của mình và người khác 

- Lậu tận thông: Dứt sạch hết tất cả mọi phiền não, cấu uế, tâm thanh tịnh, trong suốt, mọi điều đều thông suốt, không còn chướng ngại.

3. Trở thành bậc Thánh lãnh đạo, dẫn dắt người đến chỗ đoạn diệt khổ đau 

Kinh Tương Ưng Bộ, tập V (Thiên Đại Phẩm), chương VII Tương Ưng Như Ý Túc, phẩm Càpàla, Đức Phật dạy: “Có bốn như ý túc này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, trở thành những Thánh lãnh đạo, dắt dẫn những ai thực hiện, đi đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau”. 

Ứng dụng tứ như ý túc thế nào để thành tựu những điều mong muốn?

1. Ứng dụng dục như ý túc

“Dục” là ham muốn, khao khát, lòng thiết tha mong cầu. Dục như ý túc nghĩa là phải có lòng ham muốn tinh tấn tu tập đầy đủ, đủ sức để đốt cháy phiền não, mới chứng đạt được đạo quả.

Bản chất của “dục” là một loại năng lượng. Nếu chúng ta để năng lượng này hướng hạ, tức là ham muốn những điều nhục dục thì sẽ khiến chúng ta đọa lạc. Ngược lại, chúng ta biết dùng năng lượng này hướng thượng - những điều cao thượng, tốt đẹp thì lại giúp chúng ta tiến bộ, thăng hoa. Nếu ứng dụng vào Phật Pháp tu tập thì sẽ đạt đạo. Cho nên có dục hướng hạ (ác dục) và dục hướng thượng (thiện pháp dục), có tà dục và chính dục.

Nói tu theo đạo Phật là diệt dục, người tu đạo Phật không còn ham muốn gì là không đúng. Vì họ vẫn còn ham muốn tiến bộ, trừ khử tất cả những thói hư tật xấu của mình, làm cho mình tốt đẹp lên. Đồng thời, họ thực tập để giảm thiểu, dần xa lìa và nhàm chán ngũ dục: tài (tiền của, tài sản), sắc (tất cả những gì đẹp), danh (danh vọng, quyền lực), thực (ăn uống), thùy (ngủ nghỉ). 

Bản chất dục là năng lượng sống, sức sống của chúng ta. Cho nên, chúng ta hãy chuyển những ham muốn hạ liệt, thấp kém sang những ham muốn cao thượng, muốn được hoàn thiện, làm cho mình tốt đẹp, làm cho cuộc sống của mình có giá trị. Đó là dục cần thiết.

Giống như Bác Hồ kính yêu, ham muốn của Bác được trình bày một cách giản dị: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Chính từ ham muốn này mà Bác đã tìm ra con đường cứu nước, đưa dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ.

ham-muon-tot-bac-cua-Bac-Ho

Trong Phật giáo cũng có rất nhiều tấm gương dục như ý túc. Có thể kể đến như Hiếp Tôn giả, Ngài đi xuất gia năm 80 tuổi. Khi đó, các vị sư trẻ tỏ vẻ xem thường vì 80 tuổi rồi thì làm sao mà tu được. Nhưng Ngài Hiếp Tôn giả rất quyết tâm, phát nguyện ngày đêm thiền tập không nằm ngủ, lưng không bao giờ nằm đặt xuống chiếu. Sau 03 năm tinh tấn tu hành như vậy, Ngài chứng quả A La Hán.  

Chân dung Hiếp Tôn giả

Chân dung Hiếp Tôn giả

Người đệ tử Phật cũng cần ứng dụng dục như ý túc trong việc tu hành của mình để tiến đạo. Tức là chúng ta phải khao khát, mong cầu tu tập trong tâm một cách mãnh liệt, làm sao cho ham muốn tu hành đầy đủ như ý mình: “Con nguyện tu hành, dù không còn một ai đi tu nữa con cũng tu học Pháp”. 

Chúng ta tu học Phật thì phải như thế vì trên bước đường tu thể nào cũng có khó khăn, chướng ngại. Nhưng khi có khao khát, quyết tâm thì chúng ta sẽ vượt qua tất cả. 

Như vậy, đạo Phật không phải đạo diệt hết các dục mà nuôi dưỡng những điều dục thiện lành, những mong ước, mong muốn, chí nguyện thiện lành tốt đẹp. Chúng ta đều phải tự làm cho mình sung mãn những điều dục này lên, chưa muốn phải làm cho mình muốn, chưa khát khao phải làm cho mình khát khao. Như vậy thì chúng ta mới tiến đạo được. Đó gọi là dục như ý túc.

2. Tinh tấn như ý túc

Sau khi có dục như ý túc - có mong muốn, khát khao rồi thì chúng ta phải bắt đầu thực hành tinh tấn như ý túc

“Tinh tấn” nghĩa là nhiệt thành, quyết tâm để thực hiện bằng được điều mong muốn, khát khao của mình. Tinh tấn như ý túc nghĩa là sự tinh tấn đầy đủ, thật sự quyết tâm, gian khổ không chùn, liên tục không ngừng nghỉ, không thối chuyển. 

Ví dụ, đối với người học Phật, sau khi quy y Phật rồi thì chúng ta bắt đầu thọ trì 5 giới, tinh tấn giữ giới tinh nghiêm, cố gắng nỗ lực thực hành bằng được các thiện Pháp Phật dạy. Bất kỳ pháp môn tu tập nào đều cần đến sự tinh tấn. 

Trong cuộc sống của chúng ta cũng thế, có mong muốn, lý tưởng, ước nguyện, muốn biến nó thành hiện thực thì phải thực hành, dấn thân và cố gắng hết sức. Người lười biếng (không tinh tấn) thì không bao giờ thành tựu được. Muốn thành công thì phải tinh tấn, chăm chỉ và cố gắng.

Cần tinh tấn, chăm chỉ và cố gắng mới có thể thành công

Cần tinh tấn, chăm chỉ và cố gắng mới có thể thành công

3. Nhất tâm như ý túc (Định như ý túc)

“Nhất tâm” tức là một lòng, một chí hướng. Sau khi đã tinh tấn rồi thì phát triển lên thành nhất tâm như ý túc, nghĩa là cố gắng, phấn đấu, một lòng một dạ làm việc gì đó. Điều này rất cần thiết và là một lộ trình của tâm: Khi mình khao khát việc gì, sau đó mình dấn thân thực hành thì lúc ấy tâm sẽ tự nhiên chuyên nhất vào việc đấy. Nó không phân tâm, không tán loạn nữa. Và lúc đấy gọi là nhất tâm như ý túc.

Đức Phật rất tán dương sự “nhất tâm” này. Trong kinh 42 chương, Ngài dạy: “Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện”, nghĩa là: tâm mà trở thành một mối, một điểm rồi thì không việc gì không thành. Khi mình nhất tâm, thì tất cả những nguyện của mình sẽ thành tựu. Như dân gian thường nói “tâm mà thành thì điểm đá còn hóa vàng”.

Tuy nhiên, để được nhất tâm không phải dễ. Giống như khi chúng ta lễ Phật vẫn thường nói “con nhất tâm đảnh lễ, nhất tâm cầu Phật” nhưng tâm còn nghĩ lung tung, chưa nhất tâm được. Cho nên, nhất tâm như ý túc phải có được sau hai quá trình: dục như ý túc và tinh tấn như ý túc. 

Đối với người Phật tử, khao khát học Phật Pháp sau đó quyết tâm học, dấn thân thực hành thì sẽ đến lúc nhất tâm trong Phật Pháp. Khi đó, chúng ta sẽ làm được rất nhiều việc trong Phật Pháp.

4. Tuệ như ý túc (Quán như ý túc)

Khi đã nhất tâm như ý túc sẽ phát sinh trí tuệ, gọi là tuệ như ý túc. Do có nhất tâm, định tâm nên giúp chúng ta sáng tỏ, quán chiếu tất cả các việc, các Pháp được đầy đủ. Đây là kết quả của ba quá trình: dục như ý túc, tinh tấn như ý túc và nhất tâm như ý túc.

Trí tuệ này sẽ đốt cháy phiền não và khiến chúng ta chứng đạt Niết Bàn (tất cả những mong cầu đều được như ý, đầy đủ). Niết Bàn là được viên mãn, được như ý túc. Cho nên bốn pháp như ý túc này giúp chúng ta tu tập thành tựu được mọi sở nguyện.

Tứ như ý túc là sức mạnh của đệ tử Phật, qua lộ trình: Khởi mong muốn, ước nguyện sau đó dấn thân thực hành và nhất tâm, một lòng một dạ với việc đó thì trí tuệ sẽ phát sinh. Hy vọng rằng, qua những chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh về tứ như ý túc, quý Phật tử và các bạn sẽ biết ứng dụng lời Phật dạy để thành tựu các thiện mong cầu của mình.

Bài liên quan
8
CHIA SẺ
Bình luận (0)

Đọc thêm

30 T6, 2024
30 T6, 2024
Giữ giới được 5 điều tốt đẹp ai cũng mong muốn

Giới là viên ngọc như ý, có thể đáp ứng được tất cả mong mỏi của mọi người. Giới cũng là nền tảng đạo đức căn bản trong Phật giáo.

341 5536

Giữ giới được 5 điều tốt đẹp ai cũng mong muốn

25 T5, 2024
25 T5, 2024
Lý giải trái tim thiêu ở 4000 độ không cháy của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu để bảo vệ Phật Pháp vào ngày 11/6/1963 (tức 20/4 nhuận/Quý Mão) đã để lại xá lợi tim bất hoại mang nhiều ý nghĩa.

84 3998

Lý giải trái tim thiêu ở 4000 độ không cháy của Bồ Tát Thích Quảng Đức

14 T4, 2024
14 T4, 2024
Lục hòa là gì? Tu lục hòa tiêu trừ các ác nghiệp, cuộc sống an vui

Lục hòa là sáu phép hòa kính mà Đức Phật dạy để chúng ta thực hành, giúp cho đời sống được hạnh phúc, an vui. Vậy muốn tu lục hòa phải làm như thế nào?

500 2377

Lục hòa là gì? Tu lục hòa tiêu trừ các ác nghiệp, cuộc sống an vui

01 T4, 2024
01 T4, 2024
Hoàng hậu Ma Da là ai? Hạnh nguyện đặc biệt của bà đối với mười phương Chư Phật

Hoàng hậu Ma Da là vợ đức vua Tịnh Phạn, trị vì vương quốc Ca Tỳ La Vệ; là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tiền thân là Bồ Tát Hộ Minh và là Đức Phật Thích Ca ...

148 617

Hoàng hậu Ma Da là ai? Hạnh nguyện đặc biệt của bà đối với mười phương Chư Phật

25 T3, 2024
25 T3, 2024
Cúng dường Xá lợi Phật có công đức ngang bằng cúng dường Đức Phật

Xá lợi Phật là những viên ngọc thu được từ nhục thân - thân xác thịt của Đức Phật sau khi làm lễ trà tỳ. Khi đó, tất cả thân Ngài đều biến thành vô số Xá lợi

60 3271

Cúng dường Xá lợi Phật có công đức ngang bằng cúng dường Đức Phật

20 T3, 2024
20 T3, 2024
Sự xuất hiện đặc biệt nhất trên thế gian của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật là nhân vật có thật, sự xuất hiện của Ngài như một vầng nhật nguyệt trí tuệ và từ bi, xóa tan đi bóng tối vô minh, phiền não.

327 5362

Sự xuất hiện đặc biệt nhất trên thế gian của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni