1632
4779

Phương pháp diệt trừ vô minh để có cuộc sống không phiền não, khổ đau

Tu tập - Giác ngộ, 13/10/2024 22:05
1632
4779

Vô minh thường được hiểu là ngu si, mê muội, không hiểu biết. Và trái ngược với vô minh là minh, tức là sáng suốt, trí tuệ. Ai cũng muốn mình được thông minh, sáng suốt; không ai muốn mình kém trí, ngu si.

Bài viết này sẽ cung cấp cho quý Phật tử và các bạn hiểu thế nào là vô minh và cách diệt trừ vô minh để trở thành người sáng trí có hiểu biết, đưa ra được những quyết định đúng đắn.

Vô minh là gì?

“Vô” là không, “minh” là sáng suốt. Vô minh tức là sự không sáng suốt, mờ tối của tâm trí, không nhận rõ biết về bản thể, về chính mình.

Trong kinh Tạp A Hàm - Bài kinh 750 có tựa đề “Vô minh”, Đức Phật dạy: vô minh là không biết như thật, không thấy, không biết đúng sự thật. “Như thật” tức là đúng với sự thật về pháp thiện, pháp bất thiện, về có tội, không tội, về nhiễm ô hay không nhiễm ô, về duyên khởi. Từ đó kéo theo hàng loạt những hệ lụy: tà kiến, tà chí, tà tư duy, tà phương tiện, tà định, tà niệm, tức là kéo theo một loạt những cái tà.

Ví dụ: người làm nghề trộm cắp hay khởi tâm trộm cắp thì không nghĩ, không biết đấy là tội; không thấy được người bị mất tài sản khổ tâm thế nào. Chúng ta cướp được của người mà không khởi tâm ăn năn, không khởi tâm sợ hãi, lại còn hí hửng, có khi kéo bạn bè đi ăn chơi, trong khi người bị mất đồ thì đau khổ cùng cực.

Cũng trong kinh Tạp A Hàm - Bài kinh 256, Ngài Xá-lợi-phất diễn giải vô minh là không nhận thức, không thấy biết được như thật năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành thức) là vô thường, là pháp sinh diệt, là pháp duyên khởi.

Trong kinh Hoa Nghiêm nói rằng: “vì chẳng tỏ ngộ nơi đệ nhất nghĩa đế nên gọi là vô minh”. “Đệ nhất nghĩa đế” là chân lý tuyệt đối, bản thể của vũ trụ pháp giới, không thấu được nó gọi là vô minh. Tức là chúng ta không thấu được đạo lý chân thật của vạn sự vạn vật gọi là vô minh.

Qua các bài kinh, chúng ta thấy vô minh là không thông đạt được chân lý, là sự lầm lẫn, thiếu sáng suốt, không thấy được bản chất của mọi sự vật, hiện tượng, không thấy được phương thức hiện hữu đích thực của con người và mọi hiện tượng, không thấy đúng thực của nó.

Vô minh sinh ra từ đâu?

Vô minh không ở đâu sinh ra, không có nguồn gốc. Vô minh cũng giống như bóng tối. Chúng ta thấy bóng tối nhưng không biết bóng tối từ đâu sinh ra. Chúng ta chỉ biết không có ánh sáng thì lập tức có bóng tối nhưng không thể nói ánh sáng sinh ra bóng tối. Vì ánh sáng tiêu diệt bóng tối.

Diệt trừ vô minh bằng cách nào?

Trí tuệ mới diệt được vô minh. Người ta cũng có thể ví vô minh là bóng tối, trí tuệ là ánh sáng, ánh sáng có năng lực diệt được bóng tối.

Trong Đại tập 95 - Bộ Tỳ Đàm VII, Đức Phật dạy trí tuệ đến từ ba nguồn là văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ.

Văn tuệ

“Văn” nghĩa là nghe. Chúng ta nghe đúng chính Pháp Phật với sự lắng tâm thanh tịnh, nhất tâm chuyên chú với một lòng kính cẩn. Nhờ nghe, chúng ta hiểu được vấn đề.

Còn nếu nghe tà Pháp, những chuyện luyên thuyên, bậy bạ thì chúng ta sẽ sinh ra những hiểu biết sai lầm.

Chăm chỉ nghe Pháp giúp chúng ta hiểu được vấn đề, phát sinh trí tuệ

Chăm chỉ nghe Pháp giúp chúng ta hiểu được vấn đề, phát sinh trí tuệ

Tư tuệ

“Tư” có nghĩa là tư duy, có tư duy thì chúng ta mới thẩm thấu được lời Pháp của Phật. Vì lời Phật dạy là kim ngôn ngọc ngữ, xuất phát từ biển trí tuệ của Ngài, chất chứa vô lượng trí tuệ, thuộc về chân lý nên chúng ta không dễ dàng thâm nhập mà phải thẩm xét, tư duy mới có thể thâm nhập được.

Cho nên, sau khi nghe Pháp, lĩnh hội được kiến thức Phật Pháp, chúng ta bắt đầu suy tư, kiểm nghiệm, chắt lọc, xem Phật dạy, quý Thầy dạy có đúng không; so với cái hiểu ngày xưa của mình xem đúng hay sai. Đó gọi là tư tuệ. Nhờ tư duy, thẩm định như vậy mà trí tuệ được vững chắc.

Sau khi nghe Pháp, chúng ta tư duy, thẩm định những lời Phật dạy, những lời quý Thầy giảng để trí tuệ được vững chắc

Sau khi nghe Pháp, chúng ta tư duy, thẩm định những lời Phật dạy, những lời quý Thầy giảng để trí tuệ được vững chắc

Tu tuệ

Tu là điều chúng ta sẽ được thực chứng về giáo lý của Phật. Nghe lời Phật dạy, chúng ta thấy đúng sự thật thì bắt đầu ứng dụng. Sự tu tuệ, tu dưỡng này sẽ dẫn chúng ta đến thâm nhập, thực chứng lời Phật dạy.

Ví dụ, Phật dạy “trì giới là lợi lạc; sát sinh, trộm cắp là đau khổ, là bất thiện, sẽ phải nhận quả khổ”. Chúng ta tư duy thấy đúng và bắt đầu thực hành giữ giới, kiên định giữ giới thì về sau tâm mình được thâm nhập.

Chúng ta trì giới không thấy tâm có lỗi lầm, thân không có lỗi lầm tự nhiên rất nhẹ nhàng khinh an. Cho nên, trì giới thì được khinh an đó là sự thật. Còn nếu chỉ nghĩ trong đầu mà chưa thực hành, vẫn phá giới thì không khinh an được.

Như vậy tu tuệ mới dẫn chúng ta tới chỗ cắt đứt phiền não, khổ đau và dứt trừ vô minh, chứng quả giác ngộ giải thoát.

Chúng ta nghe lời Phật dạy thấy là đúng, chúng ta bắt đầu ứng dụng, thực hành được lợi ích

Chúng ta nghe lời Phật dạy thấy là đúng, chúng ta bắt đầu ứng dụng, thực hành được lợi ích

Vô minh là cái hiểu biết sai lầm, là nguồn gốc của đau khổ, dẫn dắt và sinh ra tất cả những hệ lụy. Từ lời chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh trong bài viết này, mong rằng, quý vị và các bạn sẽ hiểu thế nào là vô minh và biết cách ứng dụng để diệt trừ vô minh; từ đó được an lành, hạnh phúc, thoát khổ đau.

Nếu còn điều gì thắc mắc, quý độc giả có thể để lại bình luận dưới bài viết, gửi về chuyên mục hỏi đáp hoặc liên hệ tại đây để được giải đáp. Kính chúc quý vị mạnh khỏe, an lạc!

Bài liên quan
4779
CHIA SẺ
Bình luận (1632)

Đọc thêm

24 T10, 2024
24 T10, 2024
Phiền não là gì? 07 cách trút bỏ khổ não để được an vui, hạnh phúc

Ai cũng mong muốn thoát khỏi những điều phiền não, khổ đau. Bài viết sau đây sẽ đưa ra cách giúp diệt trừ phiền não để cuộc sống an lành hơn.

1048 16259

Phiền não là gì? 07 cách trút bỏ khổ não để được an vui, hạnh phúc

23 T10, 2024
23 T10, 2024
Bố thí là gì? Phương pháp bố thí đem lại phước báu theo lời Phật dạy

Bố thí là cho ra, là buông bỏ, xả tâm, là mở lòng, là sự giúp đỡ làm vui lòng, đẹp lòng người... Quả phước đầu tiên của bố thí đó là được thọ mạng và sức lực

978 17119

Bố thí là gì? Phương pháp bố thí đem lại phước báu theo lời Phật dạy

18 T10, 2024
18 T10, 2024
Từ bi hỷ xả là gì? Muốn cuộc sống an lạc phải thực hành 04 điều này

Từ bi hỷ xả là 4 tâm đặc biệt quan trọng trong lộ trình học Phật, giúp người thực hành đạt đến hạnh phúc viên mãn. Kính mời quý vị cùng tìm hiểu tại đây.

1463 23858

Từ bi hỷ xả là gì? Muốn cuộc sống an lạc phải thực hành 04 điều này

14 T9, 2024
14 T9, 2024
Hiểu đúng về quy y Tam Bảo - Phát nguyện quy y Tam bảo để có phúc lành

Quy y Tam Bảo là quay về nương tựa Tam Bảo. Trong đó, “quy” là quay về; “y” nghĩa là nương tựa; “Tam Bảo” là ba ngôi vị quý báu: Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo

220 5450

Hiểu đúng về quy y Tam Bảo - Phát nguyện quy y Tam bảo để có phúc lành

31 T8, 2024
31 T8, 2024
Tứ như ý túc: Phật dạy 04 yếu tố để làm gì cũng thành công như ý

Tứ như ý túc là 4 điều Phật dạy giúp chúng ta đạt được mọi mong muốn như ý, viên mãn, không cần thêm nữa. Đồng thời giúp người thực hành kéo dài tuổi thọ.

849 14217

Tứ như ý túc: Phật dạy 04 yếu tố để làm gì cũng thành công như ý

30 T6, 2024
30 T6, 2024
Giữ giới được 5 điều tốt đẹp ai cũng mong muốn

Giới là viên ngọc như ý, có thể đáp ứng được tất cả mong mỏi của mọi người. Giới cũng là nền tảng đạo đức căn bản trong Phật giáo.

776 5536

Giữ giới được 5 điều tốt đẹp ai cũng mong muốn