76
291

Sống với tà kiến, muôn đời khổ đau!

Tu tập - Giác ngộ, 28/8/2022 22:40
76
291

Tà kiến là nguyên nhân đưa đến bất hạnh, khổ đau cho rất nhiều người; việc này xuất phát từ những tư tưởng, hiểu biết, tư duy lệch lạc. Từ đó dẫn đến hành vi sai trái, gây ra nhiều hệ lụy: tiền mất, tật mang, gia đình ly tán, phá sản...

Vậy làm sao để hiểu rõ mọi vấn đề của tà kiến để tránh mắc vào nó? Cùng tìm hiểu sự chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh trong bài viết dưới đây

Tà kiến là gì? 

“Tà” là sai lầm, lệch lạc, “kiến” là thấy biết. Tà kiến là sự thấy biết sai lầm, lệch lạc. 

Tà kiến được chia làm hai, đó là: thường kiến và đoạn kiến.

Tin những điều không đúng với sự thật là tà kiến (ảnh minh họa)

Tin những điều không đúng với sự thật là tà kiến (ảnh minh họa)

Thường kiến 

Thường kiến nghĩa là: Cho rằng thế giới này do một đấng sáng tạo làm chủ, đấng toàn năng tạo ra, đấng ấy là chí tôn cao cả, là thường còn, bất diệt, vĩnh hằng, tối thượng. Hoặc cho rằng trời, người hay thú muôn loài, khi mãn kiếp thì cũng tái sinh y như trước, không hề tiến hoá hoặc là tối hoá, tối đọa. Tức là con người hết kiếp này thì vẫn là người, trâu vẫn là trâu, bò vẫn là bò, chó vẫn là chó, không có gì thay đổi. 

>>> Theo quan điểm của đạo Phật có hay không một đấng toàn năng an bài số phận cho chúng ta?

Đoạn kiến 

Nghĩa là quan niệm cho rằng con người khi chết thì mất luôn, không tái sinh lại ở đâu cả. Chết là hết, ở đời này chỉ hiện hữu một thời gian rồi mất hết không còn dấu tích gì cả. 

Trong đoạn kiến lại được chia ra làm 3 loại: Vô hành kiến, vô nhân kiến, vô hữu kiến: 

1. Vô hành kiến 

Nghĩa là quan niệm cho rằng ở trên đời không có thiện ác, thích thì làm, không thích thì không làm, không có chuyện nhân quả báo ứng. Hoặc là người làm tội cũng không gọi là tội, người làm phước cũng không gọi là phước. Họ còn cho rằng, tội đã không có thì phúc cũng không có, thế nên cứu người chẳng được phúc gì cả. Tôi thích ăn trộm thì ăn trộm, thích đi lừa lọc thì đi lừa lọc, chuyện đó là chuyện của tôi và tôi sẽ không bị nhân quả báo ứng. Việc đi giết người cũng không gọi là giết người bởi vì họ cho rằng con người được làm bằng đất, nước. Lấy dao đâm vào người thì cũng giống như đâm vào đất, đây chỉ là 1 hình thức tách phân tử, nguyên tử ra. 

2. Vô nhân kiến

Nghĩa là cho rằng mọi sự ở đời này là ngẫu nhiên mà có, không có nhân duyên, không có tác động của bất cứ một điều kiện nào hết. Mọi cái đều là tự nhiên, ngẫu nhiên như thế. Tự nhiên có người giàu người nghèo, tự nhiên có người hèn, người sang, có người trong sạch, có người nhơ bẩn,… Người bị tật nguyền, hay người giàu, nghèo là do trời sinh ra chứ không có nguyên nhân gì.

Quan niệm tà kiến cho rằng người giàu, nghèo là do trời sinh ra (ảnh minh họa)

Quan niệm tà kiến cho rằng người giàu, nghèo là do trời sinh ra (ảnh minh họa)

3. Vô hữu kiến

Nghĩa là những gì không thấy thì cho là không có. Những gì mà không thấy, không biết, không cảm nhận được, không chứng biết được thì họ phủ nhận triệt để, rốt ráo. Phủ nhận tất cả những gì mà họ không hiểu được, không chứng minh được. Chết rồi là hết vì chết rồi sẽ không nhìn thấy ai, không nhìn thấy gì sau cái chết. Không nhìn thấy ma thì kết luận là không có ma; không nhìn thấy chư Thiên thì họ cho rằng là không có chư Thiên.  

Nhiều người không nhìn thấy điều gì sau khi chết nên họ nghĩ chết rồi là hết (ảnh minh họa)

Nhiều người không nhìn thấy điều gì sau khi chết nên họ nghĩ chết rồi là hết (ảnh minh họa)

Cũng vì thế mà hiện nay có rất nhiều người nhân danh là nhà khoa học, tri thức, nhân danh tư cách của một người tiến bộ, người ta phủ nhận sự có mặt của những thứ bản thân họ không thấy, không hiểu được, không chứng minh được. Đức Phật nói là có kiếp sau, kiếp trước, kiếp sau có luân hồi, có báo ứng. Họ khẳng định không có bởi họ không thấy luân hồi, họ không thấy có ai chết rồi mà luân hồi và nói mình là người kiếp trước cho nên họ phủ nhận hết.

>>> Người chết đi về đâu trong 7-7-49 ngày?

Biểu hiện của những người tà kiến 

- Không tin nhân quả, chẳng tin luân hồi, không tin nghiệp báo. Vì họ không nhìn thấy nhân quả nên họ cho rằng không có.

- Cho rằng vũ trụ này, thế giới này do có một vị thần linh, một vị thượng đế, một vị chúa tể sáng tạo ra, quyết định cuộc sống và vận mệnh của con người và muôn loài. 

- Quan niệm rằng chủng tộc này là văn minh hơn, đáng trọng hơn chủng tộc kia. 

- Quan niệm rằng loài vật do trời tạo ra để phục vụ, làm thức ăn cho loài người. 

- Quan niệm khác tôn giáo, khác niềm tin với mình, đó là ma quỷ và tìm cách phải trừ khử đi, đó cũng là tà kiến. Một số tôn giáo, họ gieo rắc cho tín đồ của họ rằng những ai mà không theo tôn giáo của họ thì đó đều là ma quỷ hết, cho phép được giết đi, cho phép được ác hại họ.

- Cho rằng giết con gái trinh, mang con gái trinh để tế thần, giết trâu bò dê cừu để có thể giải được nghiệp, rửa được tội. 

- Những người truyền bá, phổ biến những điều sai trái, những điều tội lỗi, gieo rắc những điều tội lỗi, sai trái, đó là tà kiến. 

- Hay cho rằng phước đức là do cầu xin, xin xỏ mà được. Họ nghĩ là đến chùa khấn vái, thắp nén hương, khấn vái xin Phật, xin Thánh cho con đủ thứ; trong khi họ không chịu tu tập, không chịu tu tâm sửa tính, không chịu bố thí, cúng dường làm phước mà cứ khấn xin Phật cho mình phước, thậm chí có người còn thuê thầy cúng, thầy vái vì nghĩ là các thầy khấn hay, cúng giỏi thì mình sẽ có phước. 

Đến chùa để cầu xin khấn vái mà không tu tập cũng là tà kiến (ảnh minh họa)

Đến chùa để cầu xin khấn vái mà không tu tập cũng là tà kiến (ảnh minh họa)

- Cho rằng tất cả các pháp là thường còn, bất diệt, bất tử. 

- Cho rằng mỗi người có một linh hồn, một cái ngã, một cái tôi thường còn bất biến, người chết đi sẽ tái sinh làm người, con vật chết đi sẽ tái sinh làm con vật đó.

- Đem tâm kỳ thị, ghen ghét, hận thù, ích kỷ, chỉ biết cho mình.

- Trong cùng một chuyện, nếu đó là vợ con, anh em bạn bè, những người cùng nhóm của mình thì mình cho là đúng. Còn những người khác nhóm mình thì mình cho là sai. Đấy cũng là biểu hiện của tà kiến.  

Sự nguy hiểm của tà kiến

Người tà kiến không tin có luân hồi, kiếp trước, kiếp sau, cho rằng chết chôn xuống mồ là hết, cuộc đời chỉ có một kiếp này thôi, cho nên sống phải thực dụng, thực tế, hưởng thụ vì khi chết rồi thì không còn gì cả. Chính quan điểm này đã tàn phá thế giới, xã hội, nhân loại này biết bao nhiêu năm tháng. 

Nếu người chấp có, có trời đất, thánh thần, có tiên Phật, ma quỷ, địa ngục, có những cõi khổ đau thì họ còn biết sợ, nếu kiếp này sống ác, họ biết kiếp sau mình khổ. Như vậy vẫn hơn người chấp không. 

Người chấp không, tức là không có gì cả, không trời, tiên, không Phật, Thánh, không quỷ, ma, không địa ngục, không luân hồi, kiếp trước kiếp sau, họ chỉ biết mỗi kiếp hiện tại thì người đó, việc ác nào cũng có thể làm được. Về luân thường đạo lý, họ cũng không coi trọng, cho rằng con cái cũng không cần hiếu thảo với cha mẹ, vợ chồng cũng không phải nghĩa tình, nuôi con đẻ cái cũng không cần chăm sóc, dạy dỗ con cái vì chết rồi cũng tan hoại thành đất. Sống kiếp này cứ hưởng thụ, làm sao cho thân này khoái lạc. 

Đó là tư tưởng tà kiến, người làm việc ác thì họ không tin tội phước, thiện ác, kiếp trước kiếp sau nên không sợ. Đây gọi là: Vô hành kiến, vô nhân kiến. 

Quan điểm tà kiến cho rằng, con cái cũng không cần chăm sóc vì chết rồi tan hoại thành đất (ảnh minh họa)

Quan điểm tà kiến cho rằng, con cái cũng không cần chăm sóc vì chết rồi tan hoại thành đất (ảnh minh họa)

Vô hữu kiến tệ hại hơn, hết sức nguy hiểm mà nhân loại chúng ta, rất nhiều người lạc vào tà kiến này. Ví dụ máy bay bây giờ thì khoảng độ 200 năm trước nếu chúng ta nói cho người này là tôi có nhìn thấy một thứ nặng mấy chục tấn bay trên trời thì họ sẽ phủ nhận ngay, không bao giờ họ tin. Họ rất thiển cận, cái gì họ không thấy, không chứng kiến thì phủ nhận luôn là cái đó không có. Những người mắc vô hữu kiến thì rất bảo thủ kiên cố, khó chuyển hóa và không ai dạy được họ. 

Chúng ta thấy người tà kiến điên đảo vô cùng. Tà kiến rất nguy hiểm, vì hiểu biết sai, thấy sai nên hành động sai, vì vậy mà gây ra đau khổ cho mọi người, cho chính mình.

Quả báo đáng sợ của việc tà kiến

Chúng ta thấy rất nhiều cái khổ từ việc tà kiến, cho nên Đức Phật dạy: “Chính một người này, này các Tỷ kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa lại bất hạnh cho đa số, bất lợi cho đa số, đưa đến bất hạnh, đau khổ cho chư thiên và loài người. 

Trong một bài kinh khác, Đức Phật cũng dạy: Ta không thấy một Pháp nào khác, này các Tỳ-kheo, các chúng sinh sau khi thân hoại mạng chung bị sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các Tỳ-kheo như là tà kiến. Tà kiến khiến chúng ta mất phước báu, gây ra ác nghiệp và đọa lạc. 

Trong kinh Địa Tạng, Đức Phật cũng dạy: “Nếu gặp kẻ tà kiến mê tín, thời Ngài (Bồ Tát Địa Tạng) dạy rõ quả báo thọ sanh vào chốn hẻo lánh”. 

Những lời không đúng chính tín nhân quả, không đúng sự thật, không đúng về cách chuyển hóa nghiệp báo như lời Đức Phật dạy hoặc tin theo hầu đồng, bói toán, tin có số mệnh được an bài đều là tà kiến. Hoặc có lòng tin không đúng, tin một cách sai lệch không có căn cứ, không có trí tuệ mà tin mù quáng gọi là mê tín. 

Tà kiến, mê tín như vậy sẽ khiến mất phước báu, quả báo tái sinh vào chốn hẻo lánh, biên địa, hạ tiện, vùng rừng rú ở trong chỗ xa xôi, không có văn minh, văn hóa. 

Quả báo tà kiến là tái sinh vào những nơi rừng rú, không có văn minh (ảnh minh họa)

Quả báo tà kiến là tái sinh vào những nơi rừng rú, không có văn minh (ảnh minh họa)

Từ sự chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh, quý vị đã có thêm hiểu biết về tà kiến cũng như quả báo đau khổ của tà kiến. Hy vọng qua bài viết này, quý vị có được tri kiến đúng đắn, hiểu đúng được lời Phật dạy để tiến tu trên bước đường tu nhân học Phật, mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình. 

Bài liên quan
291
CHIA SẺ
Bình luận (76)

Đọc thêm

03 T1, 2025
03 T1, 2025
Ngày rằm tháng Giêng cúng lễ đúng chuẩn, được phù hộ nhờ biết điều này

Cúng rằm tháng Giêng được xem là việc quan trọng nhất trong năm. Nếu cúng đúng cách thì sẽ được hộ trì, đem đến bình an cho gia đình.

66 8870

Ngày rằm tháng Giêng cúng lễ đúng chuẩn, được phù hộ nhờ biết điều này

01 T1, 2025
01 T1, 2025
Kiêng kỵ ngày Tết: Hiểu đúng để đón xuân thảnh thơi, may mắn

Những điều kiêng kỵ ngày Tết dưới đây được giải mã sự thật bởi Thầy Thích Trúc Thái Minh sẽ giúp bạn đón Tết thư thái, may mắn, tài lộc.

127 7800

Kiêng kỵ ngày Tết: Hiểu đúng để đón xuân thảnh thơi, may mắn

31 T12, 2024
31 T12, 2024
Hái lộc năm mới: Hiểu đúng để có được tài lộc, may mắn đúng nghĩa

Hái lộc đầu xuân là phong tục truyền thống, với mong muốn mang được tài lộc, may mắn. Vậy theo quan điểm đạo Phật thì điều này có đúng không?

67 769

Hái lộc năm mới: Hiểu đúng để có được tài lộc, may mắn đúng nghĩa

30 T12, 2024
30 T12, 2024
Hiểu về xem tuổi xông nhà: Cách đón năm mới an vui theo lời Phật dạy

Xông nhà là phong tục diễn ra sau giao thừa để cầu may mắn, tài lộc. Nhưng nhiều người đã hiểu sai, tài lộc sẽ đến nhờ làm việc thiện, chứ không phụ thuộc vào việc chọn tuổi xông nhà.

4 679

Hiểu về xem tuổi xông nhà: Cách đón năm mới an vui theo lời Phật dạy

28 T12, 2024
28 T12, 2024
Hiểu về vía theo quan điểm đạo Phật: Trộm vía, xin vía, nặng vía

Theo dân gian, vía được coi là yếu tố ảnh hưởng đến sự may mắn. Nhưng theo lời dạy của Đức Phật, cuộc sống an vui, may mắn không nằm ở "vía" mà ở cách chúng ta làm các việc thiện.

35 898

Hiểu về vía theo quan điểm đạo Phật: Trộm vía, xin vía, nặng vía

13 T12, 2024
13 T12, 2024
Những lưu ý khi xuất hành để được may mắn, thuận lợi trong năm mới

Nhiều người xem ngày xuất hành theo tuổi để mong cầu bình an, may mắn. Tuy nhiên, muốn xuất hành may mắn, cần làm theo lời Phật dạy như sau…

62 1071

Những lưu ý khi xuất hành để được may mắn, thuận lợi trong năm mới

10 T12, 2024
10 T12, 2024
Ngũ uẩn trong Phật giáo: Hiểu bản chất con người để vơi bớt khổ đau

Ngũ uẩn là năm yếu tố hợp thành con người nhưng cũng là nguyên nhân che lấp trí tuệ, dẫn đến khổ đau. Vậy tư duy về ngũ uẩn thế nào để an lạc, hạnh phúc hơn?

1022 18361

Ngũ uẩn trong Phật giáo: Hiểu bản chất con người để vơi bớt khổ đau