63
226

Quan điểm “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” - Đúng hay sai?

Tu tập - Giác ngộ, 05/02/2023 09:20
63
226

Câu nói “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” cho chúng ta thấy người Việt đặc biệt coi trọng lễ cúng Rằm này.

Vậy đối với đạo Phật thì Rằm tháng Giêng có phải lễ quan trọng nhất trong năm không? Quý vị hãy cùng đọc bài viết dưới đây qua sự chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh.

Rằm tháng Giêng là gì?

Trong dân gian, Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên tiêu hay Tết Thượng Nguyên, có ý nghĩa là một ngày rằm khởi đầu, một hội lễ đầu năm. Cho nên, Rằm tháng Giêng được cho là lễ quan trọng nhất của cả một năm và vào ngày này, các gia đình thường làm lễ cúng rất chu đáo, tươm tất.

Tại sao nói “Cúng quanh năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng”?

1. Theo quan điểm dân gian

Trong dân gian có câu: Tháng Giêng là tháng ăn chơi. Theo phong tục của người Việt, tháng Giêng là tháng mọi người đi lễ bái chùa chiền, cầu cúng các nơi. Đây là tâm lý của người Việt bởi họ rất coi trọng những gì là đầu tiên, cho nên, ngày mùng Một, ngày rằm đầu tiên của năm phải khởi đầu thật tốt đẹp, suôn sẻ để cả năm sẽ được những điều tốt đẹp, gọi là “đầu xuôi đuôi lọt”. Vậy nên, việc cúng lễ Rằm tháng Giêng cũng rất được coi trọng. 

Thứ nữa là về mặt xã hội, bởi có những gia đình do duyên sự (như tang ma, bận bịu công việc) nên họ không thể ăn Tết vào những ngày đầu năm thì Rằm tháng Giêng là ngày Tết của họ. Đây là một ý nghĩa rất nhân văn.

Các bạn trẻ đến chùa lễ Phật vào đầu xuân năm mới

Các bạn trẻ đến chùa lễ Phật vào đầu xuân năm mới

2. Xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của Phật giáo

Trong Phật giáo, ngày Rằm và 30 âm lịch hàng tháng là ngày chư Tăng thực hành bố tát (kiểm tâm, sám hối để cho thân tâm thanh tịnh). Những ngày đó, nếu Phật tử đến chùa lễ Phật hoặc gặp được chư Tăng tinh tấn tu hành, tác phước cúng dường thì phước báu lớn, tốt đẹp. Mùng một tiếp nối sau ngày 29, 30 cuối tháng gọi là những ngày sau khi chư Tăng sám hối thanh tịnh thì đều là những điều tốt đẹp. 

Với truyền thống Phật giáo gắn bó, đồng hành với dân tộc Việt từ lâu đời, trong đó có những thời kỳ đạo Phật là quốc đạo thì tất cả sinh hoạt văn hóa của Phật giáo đều thấm nhuần vào đời sống nhân dân. 

Việc người dân đi lễ chùa ngày rằm, có lẽ cũng xuất phát từ lễ Vu Lan vào ngày Rằm tháng bảy, cũng là ngày chư Tăng tự tứ, phát lộ sám hối. Trong kinh Phật dạy, đó là ngày chư Phật, chư Thiên hoan hỷ, mọi người đồng hoan hỷ, cho nên chúng ta tác phước cúng dường chư Tăng thì được phước báu rất lớn. 

Có lẽ vì những lý do như vậy mà ngày rằm của chùa đã trở thành một ngày như ngày lễ, ngày hội của người dân ở mỗi địa phương. Cho nên, cứ đến mùng một, hôm rằm, người dân lên chùa lễ Phật; và dần dần, việc đi lễ chùa vào ngày rằm trở thành một tập tục của người Việt, là ngày thiêng liêng, quan trọng để cúng lễ. Cho nên, người Việt rất quý trọng ngày Rằm tháng Giêng, nên mới gọi là: Lễ quanh năm không bằng lễ Rằm tháng Giêng.

Tục đi lễ chùa vào ngày Rằm tháng Giêng là một tập tục của người Việt (ảnh minh họa)

Tục đi lễ chùa vào ngày Rằm tháng Giêng là một tập tục của người Việt (ảnh minh họa)

Có phải Rằm tháng Giêng là ngày cúng lễ quan trọng nhất?

Đối với đạo Phật, ngày nào cũng đều cao quý, chúng ta biết sống tốt, làm được những việc thiện thì đều có phước báu. Đạo Phật không quy định ngày nào cúng lễ mới tốt; mà tất cả sự cúng lễ của chúng ta nếu đúng Pháp thì đều có thể sinh ra phước báu tốt đẹp. 

Theo đó, phước báu của sự bố thí, cúng dường là phước báu sáu phần, trong đó ba phần phước sinh ra từ phía người cúng và ba phần phước sinh ra từ người nhận cúng dường. Người cúng dường trước, trong và sau khi cúng dường sinh tâm hoan hỷ, tịnh tín thì họ được phước báu lớn. 

Về người nhận cúng dường có thể là Đức Phật hoặc chư Tăng - là những người hướng đến ly tham, đã đoạn tham, đoạn sân, đoạn si thì các Ngài là ruộng phước lớn, nếu chúng ta cúng dường đến các Ngài thì đều có phúc báu rất tốt. 

Còn vật cúng dường thì phải đúng Pháp, thanh tịnh (không phải do sát hại sinh mạng, làm việc phi pháp), thì sự cúng dường sẽ được tốt lành và sinh nhiều phước báu.

Xem thêm: Cúng dường là gì? Cách cúng dường để sinh ra nhiều phước báu nhất

Cúng Rằm tháng Giêng đúng Pháp được phước báu lớn

Cúng Rằm tháng Giêng đúng Pháp được phước báu lớn

Vào thời Đức Phật, các vị vua chúa có thể cúng lễ bất kỳ ngày nào; họ thành kính thỉnh Phật đến, họ được cúng dường Đức Phật và các vị Thánh Tăng vào ngày nào thì cũng là ngày tốt đẹp. 

Vì vậy, trong đạo Phật không có quy định ngày cúng lễ tốt nhất mà ngày nào chúng ta đủ duyên, cúng lễ đúng Pháp, cúng dâng đến những bậc cao quý thì đều tốt, được phước báu lớn. Cho nên, quan niệm “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” chỉ là một tập tục. Mặc dù, quan niệm này có ảnh hưởng ít nhiều từ văn hóa Phật giáo, nhưng đạo Phật không khẳng định cứ ngày Rằm cúng lễ là tốt; và quan niệm lễ Rằm tháng Giêng là lớn nhất, quan trọng, cốt yếu nhất của cả một năm là hoàn toàn không đúng.

Để bản thân và gia đình luôn được tốt đẹp, an lành thì chúng ta nên cúng lễ đúng Pháp như Thầy Thích Trúc Thái Minh chia sẻ. Nhân dịp năm mới, quý vị có thể cầu an theo văn khấn cúng Rằm tháng Giêng sau để tăng trưởng phước lành, thiện cầu được như ý muốn: 

https://chuabavang.com/van-khan-ram-thang-gieng-tet-nguyen-tieu-cau-an-d3286.html

Bài liên quan
226
CHIA SẺ
Bình luận (63)

Đọc thêm

23 T3, 2023
23 T3, 2023
Sát sinh là gì? Tránh sát sinh được lợi ích thế nào?

Không sát sinh là một trong năm giới người Phật tử tại gia cần giữ gìn để có được cuộc sống an lành, hạnh phúc. Tại sao Đức Phật lại chế ra giới này để những người đệ tử thực hành?

27 7429

Sát sinh là gì? Tránh sát sinh được lợi ích thế nào?

12 T3, 2023
12 T3, 2023
Công đức của người làm đẹp, tôn tạo tôn tướng Đức Phật, Bồ Tát

“Người này thường sanh nhà thuộc dòng tộc vua Thánh Chuyển Luân có thế lực lớn, hoặc sanh ở dòng Bà La Môn tịnh hạnh, hoặc nhà giàu sang không tạo tội nặng..."

5 286

Công đức của người làm đẹp, tôn tạo tôn tướng Đức Phật, Bồ Tát

10 T3, 2023
10 T3, 2023
Xá Lợi Phật là gì? Tại sao cúng dường Xá Lợi Phật sinh ra phước báu lớn?

Xá Lợi Phật là bảo vật thiêng liêng, vô cùng quý báu được kết tinh từ các công đức Ba La Mật của Đức Phật, từ giới - định - tuệ, từ giải thoát - giải thoát tri kiến mà thành

7 3216

Xá Lợi Phật là gì? Tại sao cúng dường Xá Lợi Phật sinh ra phước báu lớn?

07 T3, 2023
07 T3, 2023
Thấm thía những lời dạy cuối cùng của Đức Phật trước khi Ngài ra đi

Trước giây phút Đức Phật nhập Niết bàn, tất cả vạn vật chìm vào trong màn đêm u tối, đau buồn, không biết sẽ nương tựa vào đâu. Bởi Đức Thế Tôn là ánh sáng lớn, là con mắt lớn dẫn đường cho chúng sinh. Nhưng với lòng từ bi vô lượng, Đức Thế Tôn đã để lại cho hậu thế những lời di giáo cuối cùng. Đó chính là kim chỉ nam soi sáng cho chúng sinh sau này.

11 3732

Thấm thía những lời dạy cuối cùng của Đức Phật trước khi Ngài ra đi

06 T3, 2023
06 T3, 2023
Không thể bỏ qua: 04 câu chuyện về lòng từ bi của Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn

4 câu chuyện đầy xúc động, tràn đầy lòng từ bi vô lượng của Đức Thế Tôn trước khi Ngài nhập Niết Bàn: Đức Phật thọ nhận món nấm độc, tôn giả A Nan với bát...

4 1035

Không thể bỏ qua: 04 câu chuyện về lòng từ bi của Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn

28 T2, 2023
28 T2, 2023
Niết bàn là gì? Người nào có thể chứng đắc Niết bàn

Niết bàn là một thực tại có thật, là trạng thái của tâm khi đã diệt hết các phiền não, sạch tất cả vô minh, tham, sân si. Niết bàn đồng nghĩa với thoát khỏi đau khổ...

40 5895

Niết bàn là gì? Người nào có thể chứng đắc Niết bàn

21 T2, 2023
21 T2, 2023
Tam tai là gì? Cách hóa giải tam tai đúng nhất

Tam tai thường được biết đến là ba tai họa diễn ra liên tiếp trong ba năm, mang lại nhiều bất an, sợ hãi. Nhưng thực chất vận hạn này rất dễ hóa giải, chỉ cần quý vị hiểu đúng về nó và làm theo cách dưới đây!

3 81

Tam tai là gì? Cách hóa giải tam tai đúng nhất