26
84

Những lưu ý khi xuất hành để được may mắn, thuận lợi trong năm mới

Tu tập - Giác ngộ, 13/12/2024 16:15
26
84

Nhiều người tin rằng xem ngày xuất hành theo tuổi là việc làm quan trọng vào dịp đầu năm mới, để mong cầu bình an, may mắn và thuận lợi.

Vậy xuất hành là gì? Làm thế nào để xuất hành đúng cách, mang lại tài lộc và bình an cho cả năm? Xin mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để mỗi bước chân khởi hành thêm an lành và may mắn theo quan điểm đạo Phật.

Xuất hành là gì?

Theo quan niệm dân gian, xuất hành là rời khỏi nhà vào ngày đầu năm để cầu may mắn cho bản thân và gia đình. Vì vậy, nhiều người tin rằng, xuất hành đúng giờ hoàng đạo mới có điềm lành và họ thường xem giờ xuất hành, hướng xuất hành để chọn thời điểm ra khỏi nhà sao cho phù hợp với tuổi và vận mệnh của mình.

Trong dân gian cũng có câu “Mùng năm, mười bốn, hai ba, đi chơi còn thiệt nữa là đi buôn”; cho nên, người xưa kiêng những ngày này không đi đâu vì sợ xui xẻo.

Thế nhưng, theo quan điểm của Phật giáo, điều này hoàn toàn không đúng.

Việc coi hướng, xem ngày giờ để xuất hành hoàn toàn không đúng theo quan điểm của Phật giáo (Ảnh minh họa)

Việc coi hướng, xem ngày giờ để xuất hành hoàn toàn không đúng theo quan điểm của Phật giáo (Ảnh minh họa)

Chọn hướng, xem ngày, giờ xuất hành không mang đến bình an, hạnh phúc

Theo quan niệm của đạo Phật, việc chọn hướng, xem ngày giờ xuất hành là mê tín.

Phương hướng mang tính chất tương đối. Trên Trái Đất, ta bảo đây là hướng đông nhưng ở Mặt Trăng thì đó không phải hướng Đông. Hoặc khi đứng ở vị trí này, ngôi nhà ở hướng Đông, nhưng nếu nhìn từ góc độ khác, ngôi nhà đó lại ở hướng Tây.

Phương hướng chỉ mang tính chất tương đối (Ảnh minh họa)

Phương hướng chỉ mang tính chất tương đối (Ảnh minh họa)

Thời gian không phải là vật chất, không có tính chất, chỉ thể hiện dòng biến đổi của sự vật, không có thiện ác, tốt xấu hay may rủi. Thời gian ngày nào cũng thế, vạn sự vạn vật vận động, trái đất quay xung quanh mặt trời, rồi ngày đêm xuất hiện.

Người ta tính theo số âm dương và cho rằng, ngày mùng 5, 14, 23 âm lịch là ngày nguyệt kỵ trong tháng. Ngày nguyệt kỵ tức là ngày không tốt, khiến đi lại hay làm việc gì cũng không may mắn.

Tuy nhiên, mọi chuyện tốt xấu, may rủi không phải do ngày giờ, thời gian quyết định. Bởi vào những ngày 5, 14, 23 âm lịch, nhiều người vẫn đi lại, làm việc mà không gặp chuyện rủi ro, hỏng việc.

Chưa kể, nhiều quốc gia trên thế giới không sử dụng lịch âm và vào các ngày 5, 14, 23 âm lịch, họ vẫn giao dịch, đi lại bình thường. Vì thế, sẽ thật vô lý nếu cùng một thời gian, ở Việt Nam là ngày xấu còn tại các nước phương Tây là ngày bình thường.

Nếu các nước dùng chung lịch âm, nhưng do lệch múi giờ nên ngày tháng cũng chênh lệch. Ví dụ, hai nước lệch múi giờ nhau 12 tiếng thì một bên là ngày mùng 5, bên còn lại là mùng 4 hoặc mùng 6. Như vậy, không thể ở nước này thì xấu, ở nước kia lại không xấu.

Theo góc nhìn của đạo Phật, mọi việc tốt xấu, may rủi đều do nhân quả và nghiệp báo của mỗi người. Nếu chúng ta tạo thiện nghiệp thì sẽ trổ quả phúc lành, các việc sẽ được tốt đẹp.

Trong kinh Nghiệp báo sai biệt, Đức Phật có dạy: “Tất cả chúng sinh có liên quan với nghiệp, nương tựa nơi nghiệp, theo nghiệp của mình mà lưu chuyển.”

Cách xuất hành thuận lợi

Để xuất hành thuận lợi, chúng ta phải tự chuẩn bị cho mình những thiện nghiệp, duyên lành, không để lệ thuộc vào thời gian vì thời gian do con người đặt ra.

Trong Đại tạng kinh Việt Nam, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Cát tường, phần Buổi sáng tốt đẹp, Đức Phật có dạy:

“Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:

Các loài hữu tình nào, này các Tỷ kheo, vào buổi sáng, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ kheo, có một buổi sáng tốt đẹp.

Các loài hữu tình nào, này các Tỷ kheo, vào buổi trưa, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ kheo, có một buổi trưa tốt đẹp.

Các loài hữu tình nào, này các Tỷ kheo, vào buổi chiều, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ kheo, có một buổi chiều tốt đẹp”.

Bên cạnh đó, để việc đi lại được an toàn, thuận lợi, chúng ta cần giữ đầu óc tỉnh táo, tuân thủ luật lệ giao thông.

Ngoài ra, chúng ta có thể lễ Phật, cầu chư Thiên, chư Thần hoặc tụng một bài kinh như kinh Paritta (kinh hộ trì an lành), kinh Địa Tạng,... trước khi xuất hành để có sự hộ trì, được may mắn.

Trong kinh Mi Tiên vấn đáp có viết: “Những người có đức tin nơi Tam bảo, có đức tin vào năng lực kinh Paritta, tin về những đức lành của kinh Paritta; dốc lòng trì tụng kinh Paritta thì có thể tiêu trừ tất cả bệnh tật, tai ương, hoạn nạn; lại có công năng hộ trì an lành, ngăn ngừa được lưỡi hái của tử thần là điều chắc thật!”

Trong kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, phẩm Các vua Diêm La khen ngợi, Ác Độc Quỷ vương chắp tay cung kính bạch cùng Đức Phật rằng: “Đi qua sân nhà người, hoặc thành ấp, xóm làng, trại vườn, buồng nhà, trong đó như có người trai kẻ gái nào tu được chút phước lành bằng mảy lông sợi tóc, cho đến treo một lá phan, một bảo cái, chút hương, chút hoa cúng dường tượng Phật cùng tượng Bồ tát, hoặc đọc tụng Tôn kinh, đốt hương cúng dường một bài kệ một câu kinh v.v...

Hàng Quỷ Vương chúng con cung kính làm lễ người đó như kính lễ các Đức Phật thuở quá khứ, đương hiện tại cùng lúc vị lai.

Chúng con truyền các hàng Tiểu Quỷ có oai lực lớn, và kẻ có phần chức trách về cuộc đất đai đó, đều phải hỗ trợ giữ gìn, còn chẳng cho việc dữ cùng sự tai nạn bất kỳ, bịnh tật (bệnh tật) hiểm nghèo thình lình, cho đến những việc không vừa ý đến gần chỗ của các nhà đó, huống là để vào cửa!”

Đức Phật khen Quỷ Vương rằng: “Hay thay! Tốt thay! Các ông cùng với Vua Diêm La có thể ủng hộ kẻ thiện nam người thiện nữ như thế! Ta cũng truyền cho các vị trời Phạm Vương, Đế Thích hộ vệ các ông”.

Trước khi đi xuất hành, chúng ta có thể tụng bài kinh Paritta để có sự hộ trì, được may mắn

Trước khi đi xuất hành, chúng ta có thể tụng bài kinh Paritta để có sự hộ trì, được may mắn

Trên đây là chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh về việc xuất hành đầu năm, chúng ta biết rằng việc chọn hướng, ngày, giờ xuất hành không thể mang lại cho chúng ta bình an, hạnh phúc. Muốn việc xuất hành được sự hộ trì, may mắn chúng ta cần phải tạo cho mình những thiện nghiệp, duyên lành.

Nếu còn điều gì thắc mắc về xuất hành, kính mời quý độc giả bình luận dưới bài viết, gửi về chuyên mục hỏi đáp hoặc liên hệ để được giải đáp.

Bài liên quan
84
CHIA SẺ
Bình luận (26)

Đọc thêm

03 T1, 2025
03 T1, 2025
Ngày rằm tháng Giêng cúng lễ đúng chuẩn, được phù hộ nhờ biết điều này

Cúng rằm tháng Giêng được xem là việc quan trọng nhất trong năm. Nếu cúng đúng cách thì sẽ được hộ trì, đem đến bình an cho gia đình.

66 8870

Ngày rằm tháng Giêng cúng lễ đúng chuẩn, được phù hộ nhờ biết điều này

01 T1, 2025
01 T1, 2025
Kiêng kỵ ngày Tết: Hiểu đúng để đón xuân thảnh thơi, may mắn

Những điều kiêng kỵ ngày Tết dưới đây được giải mã sự thật bởi Thầy Thích Trúc Thái Minh sẽ giúp bạn đón Tết thư thái, may mắn, tài lộc.

60 7800

Kiêng kỵ ngày Tết: Hiểu đúng để đón xuân thảnh thơi, may mắn

31 T12, 2024
31 T12, 2024
Hái lộc năm mới: Hiểu đúng để có được tài lộc, may mắn đúng nghĩa

Hái lộc đầu xuân là phong tục truyền thống, với mong muốn mang được tài lộc, may mắn. Vậy theo quan điểm đạo Phật thì điều này có đúng không?

2 725

Hái lộc năm mới: Hiểu đúng để có được tài lộc, may mắn đúng nghĩa

30 T12, 2024
30 T12, 2024
Hiểu về xem tuổi xông nhà: Cách đón năm mới an vui theo lời Phật dạy

Xông nhà là phong tục diễn ra sau giao thừa để cầu may mắn, tài lộc. Nhưng nhiều người đã hiểu sai, tài lộc sẽ đến nhờ làm việc thiện, chứ không phụ thuộc vào việc chọn tuổi xông nhà.

3 679

Hiểu về xem tuổi xông nhà: Cách đón năm mới an vui theo lời Phật dạy

28 T12, 2024
28 T12, 2024
Hiểu về vía theo quan điểm đạo Phật: Trộm vía, xin vía, nặng vía

Theo dân gian, vía được coi là yếu tố ảnh hưởng đến sự may mắn. Nhưng theo lời dạy của Đức Phật, cuộc sống an vui, may mắn không nằm ở "vía" mà ở cách chúng ta làm các việc thiện.

35 898

Hiểu về vía theo quan điểm đạo Phật: Trộm vía, xin vía, nặng vía

10 T12, 2024
10 T12, 2024
Ngũ uẩn trong Phật giáo: Hiểu bản chất con người để vơi bớt khổ đau

Ngũ uẩn là năm yếu tố hợp thành con người nhưng cũng là nguyên nhân che lấp trí tuệ, dẫn đến khổ đau. Vậy tư duy về ngũ uẩn thế nào để an lạc, hạnh phúc hơn?

1019 18361

Ngũ uẩn trong Phật giáo: Hiểu bản chất con người để vơi bớt khổ đau