7
47

Xá Lợi Phật là gì? Tại sao cúng dường Xá Lợi Phật sinh ra phước báu lớn?

Tu tập - Giác ngộ, 10/3/2023 13:15
7
47

Xá Lợi Phật được kết tinh từ các công đức Ba La Mật do Đức Thế Tôn vì chúng sinh xả thân tu hành trong ba a tăng kỳ kiếp. Vì vậy, nhân duyên được đảnh lễ, cúng dường và chiêm ngưỡng Xá Lợi là điều vô cùng thù thắng, là duyên để chúng ta tạo ra phước báu cho chính mình. 

Để hiểu rõ hơn, kính mời quý vị cùng đọc bài viết dưới đây qua sự chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh.

Xá Lợi Phật - điều vi diệu chỉ có trong Phật giáo

1. Xá Lợi Phật là gì?

Xá Lợi Phật là kết tinh đặc biệt từ tất cả những phần tro cốt của kim thân Đức Phật sau khi hỏa táng. Đây chính là bảo vật thiêng liêng, vô cùng quý báu được kết tinh từ các công đức Ba La Mật của Đức Phật, từ giới - định - tuệ, từ giải thoát - giải thoát tri kiến mà thành. Đức Phật đã nhập Niết bàn nhưng Ngài đã để lại Xá Lợi kim thân của Ngài cho thế gian, cho nhân thiên các cõi.

Xá Lợi Phật - bảo vật thiêng liêng được kết tinh từ các công đức Ba La Mật của Đức Phật

Xá Lợi Phật - bảo vật thiêng liêng được kết tinh từ các công đức Ba La Mật của Đức Phật

2. Sự nhiệm màu của Xá Lợi

Đức Phật và các vị Thánh Tăng là những con người đặc biệt nên Xá Lợi của các Ngài cũng hàm chứa những điều rất đặc biệt. Xá Lợi dù đặt trong nhiệt độ rất cao nhưng không bị nóng chảy; đặt vào trong nước thì sẽ nổi lên. 

Đặc biệt hơn, nếu đặt các viên Xá Lợi của các vị Thánh Tăng xung quanh Xá Lợi Phật thì Xá Lợi của bậc Thánh Tăng sẽ hội tụ lại, hút về Xá Lợi của Đức Phật. Một số thuyết còn nói rằng, Xá Lợi Phật có thể tự sinh ra, tự nở thêm.

Xá Lợi của các vị Thánh Tăng - những vị đại đệ tử của Đức Phật

Xá Lợi của các vị Thánh Tăng - những vị đại đệ tử của Đức Phật

Lịch sử Phật giáo Việt Nam và thế giới cũng đã lưu giữ những điều diệu kỳ về Xá Lợi của các bậc cao Tăng trưởng lão. Điển hình là “Trái tim bất diệt” của Bồ Tát Thích Quảng Đức - một sự kiện gây chấn động thế giới và thức tỉnh lương tri nhân loại trong thế kỷ XX. Năm 1963, Bồ tát Thích Quảng Đức đã vị Pháp thiêu thân để nêu cao quyền bình đẳng tôn giáo và gìn giữ mạng mạch Phật Pháp. 

Giữa biển lửa bao quanh, Ngài vẫn tự tại trong tư thế kiết già như một đóa sen. Sức nóng của ngọn lửa có thể thiêu rụi nhiều thứ nhưng trái tim của Ngài là điều vi diệu cuối cùng còn lại mà không ngọn lửa nào có thể làm hư hoại. Dẫu đã qua 2 lần hỏa thiêu, với nhiệt độ lớn hơn 4.000 độ C, trái tim của Bồ tát Thích Quảng Đức vẫn còn nguyên vẹn diệu kỳ và trở thành Xá Lợi trái tim bất tử - một biểu tượng thiêng liêng về sự nhiệm màu trong Phật Pháp.

Xá lợi trái tim bất tử của Bồ tát Thích Quảng Đức - một biểu tượng thiêng liêng về sự kỳ diệu trong Phật Pháp

Xá lợi trái tim bất tử của Bồ tát Thích Quảng Đức - một biểu tượng thiêng liêng về sự kỳ diệu trong Phật Pháp

Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến Xá Lợi toàn thân của hai vị Thiền Sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường ở tại chùa Đậu - Hà Nội, nhục thân Xá Lợi của các vị tổ như Lục Tổ Huệ Năng ở chùa Nam Hoa - Trung Quốc cũng như Xá Lợi của rất nhiều vị tổ sư,... trải qua nhiều thế kỷ vẫn còn nguyên vẹn cho đến bây giờ. 

Trên thế giới, có rất nhiều tôn giáo, nhưng chỉ duy nhất Phật giáo mới có hiện tượng Xá Lợi. Điều này chứng minh rằng giáo lý đạo Phật là chân thật, là chân lý đúng đắn. Đức Phật là bậc tối thượng trí tuệ toàn giác, thấu suốt viên mãn. Ngài chân thật tu, chân thật chứng và để lại những lời dạy chân lý. Chân lý ấy chính là con đường giúp cho nhân loại đi đến chỗ hết khổ.

Công đức cúng dường Xá Lợi Phật

Chư Tăng đảnh lễ trước Tháp thờ lưu giữ Xá Lợi Phật và các vị Thánh Tăng

Chư Tăng đảnh lễ trước Tháp thờ lưu giữ Xá Lợi Phật và các vị Thánh Tăng

Trong kinh Sư Tử Hống, Đức Phật dạy: “Dù là bây giờ cúng dường Như Lai hay là mai sau cúng dường Xá Lợi, công đức tích tụ ngang bằng như nhau và quả gặt hái ngang bằng như nhau”

Trong kinh Luận Đại Trí Độ, Đức Phật dạy: “Xá Lợi Phật dù nhỏ như hạt cải, cúng dường cũng được phước báo vô lượng”

Kinh Kim Quang Minh, Đức Phật cũng chỉ dạy: “Xá Lợi là công đức, là ruộng phước điền tối thượng cho chúng sinh. Nếu ai cung kính đảnh lễ, cúng dường Xá Lợi Phật (Xá lị Phật), dẫu bằng hạt cải thôi thì cũng được vô lượng phước báu cho đến thành tựu Niết bàn giải thoát”

Trong kinh Công đức cúng dường Xá Lợi, Đức Phật dạy: Sau khi ta nhập Niết Bàn, tất cả chúng sanh hoặc thiên thượng hay nhân gian, được Xá Lợi của ta mà vui mừng thương cảm, cung kính, lễ bái, cúng dường, thời được vô lượng vô biên công đức. Này A Nan! Nếu thấy Xá Lợi của Như Lai thời là thấy Phật, thấy Phật là thấy Pháp, thấy Pháp là thấy Tăng, thấy Tăng là thấy Niết Bàn. A Nan nên biết rằng do nhân duyên trên đây mà Tam Bảo thường trụ không biến đổi, có thể làm chỗ quy y cho tất cả chúng sinh”.

Đức Phật cũng dạy rằng: “Tứ chúng nhân thiên đem Xá Lợi của Như Lai đựng trong bình thất bảo xây dựng tháp thất bảo để cúng dường Xá Lợi, có thể làm cho chúng sinh được công đức lớn, lìa khổ ba cõi đến vui Niết Bàn”.

Các Phật tử cung kính hướng tâm về Xá Lợi kim thân của Đức Thế Tôn

Các Phật tử cung kính hướng tâm về Xá Lợi kim thân của Đức Thế Tôn

Trong kinh Tạng Nam Truyền, Trường Bộ kinh Nikaya tập 2 do Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, trang 150 phẩm kinh Đại Bát Niết Bàn: “Này Ananda, vì lý do gì Như Lai, Bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri xứng đáng xây tháp. Này Ananda, tâm của dân chúng sẽ hoan hỷ khi nghĩ đến đây là tháp của Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri. Do tâm hoan hỷ như vậy khi thân hoại mạng chung, chúng sinh sẽ sanh lên thiện thú, cảnh giới chư Thiên. Này Ananda, vì lý do này Như Lai, Bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri xứng đáng xây tháp”

Như vậy, chúng ta biết rằng, nếu trước tháp thờ Xá Lợi, người nào khởi tâm hoan hỷ sẽ được phước báo sinh lên cõi Trời. Một niệm hoan hỷ khi nghĩ đến tháp của Thế Tôn khiến cho chúng ta có phước báo sinh lên cõi trời.

Mong nguyện của Sư Phụ khi xây dựng cung Xá Lợi và thỉnh Xá Lợi Phật cùng các vị Thánh Tăng

Đức Phật đã từng dạy rằng: Có 3 sự kiện khiến cho có sự hiện diện của Đức Phật là: cây Bồ đề - dấu ấn cho sự thành đạo của Đức Phật; bình bát - vật ngoài thân của Đức Phật và Xá Lợi kim thân của Đức Phật được kết tinh từ công đức Ba La Mật, trí tuệ vô thượng của Ngài.

Khi chúng ta thành kính đảnh lễ Xá Lợi Phật thì cũng như đảnh lễ Đức Phật; thành kính hướng lên tháp thờ Xá Lợi để cầu nguyện thì cũng như đang hướng về Đức Phật để xin Ngài chứng tri cho tâm thành của chúng ta.

Với tấm lòng từ bi, mong mỏi để nhân dân Phật tử về chùa có được công đức, phước lành khi chiêm bái, đảnh lễ Xá Lợi Phật, cũng như trải nghiệm được sự linh ứng trong lời Phật dạy, được nhiều an vui, hạnh phúc trong cuộc sống, Thầy Thích Trúc Thái Minh đã thỉnh Xá Lợi Phật và Xá Lợi của các bậc Thánh Tăng đặt tại Vườn xuân tâm linh chùa Ba Vàng. 

Các Phật tử cung kính đảnh lễ Xá Lợi kim thân của Đức Phật và Xá Lợi các vị Thánh Tăng

Các Phật tử cung kính đảnh lễ Xá Lợi kim thân của Đức Phật và Xá Lợi các vị Thánh Tăng

Các bạn nhỏ CLB La Hầu La cung kính đảnh lễ tháp thờ Xá Lợi Phật

Các bạn nhỏ CLB La Hầu La cung kính đảnh lễ tháp thờ Xá Lợi Phật

Tuy không được sinh vào thời Đức Thế Tôn tại thế nhưng thật phước duyên khi chúng ta vẫn còn được nhìn thấy kim thân Xá Lợi của Ngài. Đây là niềm hạnh phúc vô bờ đối với chúng ta, khiến cho lòng tin của chúng ta được vững chắc ở nơi Thế Tôn. 

Vì vậy, khi đảnh lễ Xá Lợi của Đức Thế Tôn, chúng ta hãy một lòng hướng tâm với tất cả lòng cung kính dâng lên Đức Thế Tôn, nguyện khắc ghi lời dạy, thực hành lời dạy của Ngài, thắp sáng chánh Pháp của Đức Thế Tôn nơi đời để ai ai cũng được muôn vàn lợi ích. 

Bài liên quan
47
CHIA SẺ
Bình luận (7)

Đọc thêm

23 T3, 2023
23 T3, 2023
Sát sinh là gì? Tránh sát sinh được lợi ích thế nào?

Không sát sinh là một trong năm giới người Phật tử tại gia cần giữ gìn để có được cuộc sống an lành, hạnh phúc. Tại sao Đức Phật lại chế ra giới này để những người đệ tử thực hành?

27 7429

Sát sinh là gì? Tránh sát sinh được lợi ích thế nào?

12 T3, 2023
12 T3, 2023
Công đức của người làm đẹp, tôn tạo tôn tướng Đức Phật, Bồ Tát

“Người này thường sanh nhà thuộc dòng tộc vua Thánh Chuyển Luân có thế lực lớn, hoặc sanh ở dòng Bà La Môn tịnh hạnh, hoặc nhà giàu sang không tạo tội nặng..."

5 286

Công đức của người làm đẹp, tôn tạo tôn tướng Đức Phật, Bồ Tát

07 T3, 2023
07 T3, 2023
Thấm thía những lời dạy cuối cùng của Đức Phật trước khi Ngài ra đi

Trước giây phút Đức Phật nhập Niết bàn, tất cả vạn vật chìm vào trong màn đêm u tối, đau buồn, không biết sẽ nương tựa vào đâu. Bởi Đức Thế Tôn là ánh sáng lớn, là con mắt lớn dẫn đường cho chúng sinh. Nhưng với lòng từ bi vô lượng, Đức Thế Tôn đã để lại cho hậu thế những lời di giáo cuối cùng. Đó chính là kim chỉ nam soi sáng cho chúng sinh sau này.

11 3732

Thấm thía những lời dạy cuối cùng của Đức Phật trước khi Ngài ra đi

06 T3, 2023
06 T3, 2023
Không thể bỏ qua: 04 câu chuyện về lòng từ bi của Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn

4 câu chuyện đầy xúc động, tràn đầy lòng từ bi vô lượng của Đức Thế Tôn trước khi Ngài nhập Niết Bàn: Đức Phật thọ nhận món nấm độc, tôn giả A Nan với bát...

4 1035

Không thể bỏ qua: 04 câu chuyện về lòng từ bi của Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn

28 T2, 2023
28 T2, 2023
Niết bàn là gì? Người nào có thể chứng đắc Niết bàn

Niết bàn là một thực tại có thật, là trạng thái của tâm khi đã diệt hết các phiền não, sạch tất cả vô minh, tham, sân si. Niết bàn đồng nghĩa với thoát khỏi đau khổ...

40 5895

Niết bàn là gì? Người nào có thể chứng đắc Niết bàn

21 T2, 2023
21 T2, 2023
Tam tai là gì? Cách hóa giải tam tai đúng nhất

Tam tai thường được biết đến là ba tai họa diễn ra liên tiếp trong ba năm, mang lại nhiều bất an, sợ hãi. Nhưng thực chất vận hạn này rất dễ hóa giải, chỉ cần quý vị hiểu đúng về nó và làm theo cách dưới đây!

3 81

Tam tai là gì? Cách hóa giải tam tai đúng nhất