50
195

4 sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật làm “chấn động” các cõi

Xã hội, 06/5/2021 22:53
50
195

Phật đản sinh, Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia, Phật thành đạoPhật nhập Niết Bàn là 4 sự kiện thiêng liêng trong cuộc đời hoằng Pháp độ sinh của Đức Bổn Sư mà người Phật tử cần ghi nhớ. Mỗi sự kiện đều mang một ý nghĩa riêng, cao thượng và để lại nhiều cảm xúc đặc biệt trong tâm người con Phật.

Để tìm hiểu rõ hơn về 4 sự kiện đặc biệt đối với người con Phật, kính mời quý Phật tử cùng đón đọc bài viết dưới đây!

1. Sự kiện Đức Phật đản sinh

Trong kinh Vô Lượng Thọ, quyển Thượng ghi rằng: “Như Lai đem lòng đại bi vô tận, thương xót chúng sinh trong ba cõi, nên mới thị hiện ra đời, khai sáng đạo giáo, để cứu vớt quần sinh, khiến cho họ được nhiều lợi ích chân thật. Như Lai vô lượng ức kiếp khó gặp, khó thấy, cũng như hoa Ưu Đàm trải qua bao kiếp mới trổ một lần…”.

Vậy nên chúng ta biết rằng Đức Phật ra đời mang bản hoài vô cùng cao quý; đó là cứu độ muôn loài chúng sinh thoát khổ.

Tại vườn Lâm Tỳ Ni (thuộc Nepal ngày nay), khi Hoàng Hậu Ma Da vừa hạ sinh, Thái tử Tất Đạt Đa liền bước đi bảy bước, mỗi bước đều có hoa sen đỡ chân

Tại vườn Lâm Tỳ Ni (thuộc Nepal ngày nay), khi Hoàng Hậu Ma Da vừa hạ sinh, Thái tử Tất Đạt Đa liền bước đi bảy bước, mỗi bước đều có hoa sen đỡ chân

Để kỷ niệm Đức Phật đản sinh, ngày 08/4 âm lịch hằng năm là dịp đặc biệt quan trọng để hàng đệ tử Phật tưởng nhớ, dâng lòng thành kính tri ân đến đấng Cha lành của khắp trời, người. Bên cạnh đó, lễ Phật đản cũng là nhân duyên thù thắng để đệ tử Phật xiển dương, lan tỏa giá trị Phật Pháp, mang lại phước báu lớn cho mình và những người xung quanh.

Bởi lẽ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là sự kết tinh của tất cả những gì cao quý nhất trong vũ trụ. Vì lợi ích cho số đông, cho chư Thiên và loài người, Ngài đản sinh nơi đời trong thân tướng của một con người, nhằm trực tiếp hướng dẫn cho chúng sinh phương pháp tối thắng nhất để tạo dựng chân hạnh phúc.

2. Sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia

Sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ tất cả để xuất gia với lý tưởng cao cả là cứu khổ cho muôn loài chúng sinh, có thể khẳng định rằng sự từ bỏ ấy là vô cùng vĩ đại. Bởi nếu không có sự ra đi của Ngài thì chúng ta không thể có Phật Pháp nhiệm màu mà tu tập chuyển hóa khổ đau như ngày nay.

Vậy nên, ngày 08/02 âm lịch hằng năm là dịp để hàng Phật tử bày tỏ tâm tri ân, cảm niệm sâu sắc đến sự từ bi vô lượng của Ngài; vì Ngài đã dũng mãnh rời bỏ cung vàng, điện ngọc, vợ đẹp con ngoan... quyết chí ra đi tìm cầu con đường chân lý, giải thoát, mang tới lợi ích, hạnh phúc to lớn cho thế gian.

Thái tử Tất Đạt Đa cắt bỏ mái tóc phiền não, quyết chí xuất gia tìm cầu chân lý

Thái tử Tất Đạt Đa cắt bỏ mái tóc phiền não, quyết chí xuất gia tìm cầu chân lý

Đặc biệt, sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia mở đầu cho con đường tu tập trong kiếp cuối cùng của Ngài, là nhân duyên thù thắng trong việc thành tựu đạo quả của Ngài. Và đối trước sự kiện trọng đại này, Thầy Thích Trúc Thái Minh mong mỏi hai hàng đệ tử xuất gia và tại gia noi theo gương sáng của Đức Phật để tinh tấn tu hành, tăng trưởng trí tuệ, hướng đến quả vị giải thoát.

3. Sự kiện Đức Phật thành đạo

Thầy Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Ngày Đức Phật thành đạo là ngày ý nghĩa bậc nhất đối với đạo Phật chúng ta. Nếu Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh mà thành vua Chuyển luân Thánh vương thì không có đạo Phật. Nhưng có đêm thứ 49 dưới gốc cây Bồ đề, Ngài đắc đạo thì mới có đạo Phật. Cho nên ý nghĩa ngày Phật thành đạo là quan trọng bậc nhất”.

Trải qua nhiều năm khổ hạnh, vượt qua bao chướng ngại, quấy phá của Thiên ma, đến đêm thứ 49, với sự kiên định vững vàng và năng lực của 30 pháp hành Ba La Mật, Thái tử Tất Đạt Đa đã chiến thắng cả nội ma và ngoại ma, trở thành vị Chính Đẳng Chính Giác, hiệu là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Vào đêm thứ 49 thiền định dưới cội Bồ đề, Ngài đã thành tựu đạo quả, trở thành vị Chính Đẳng Chính Giác tối thượng khắp thế gian, mở ra con đường đi đến chân hạnh phúc

Vào đêm thứ 49 thiền định dưới cội Bồ đề, Ngài đã thành tựu đạo quả, trở thành vị Chính Đẳng Chính Giác tối thượng khắp thế gian, mở ra con đường đi đến chân hạnh phúc

Sau khi đắc đạo, Đức Phật thuyết “Tứ Diệu Đế” - chuyển bánh xe Pháp đầu tiên, độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như. Từ sau sự kiện này, Tăng đoàn đã được thành lập, mở ra con đường hoằng dương chính Pháp, cứu khổ cho muôn loài chúng sinh.

Thầy Thích Trúc Thái Minh tại tháp Bồ Đề Đạo Tràng - nơi Đức Phật thành đạo trong chuyến hành hương về miền đất Phật

Thầy Thích Trúc Thái Minh tại tháp Bồ Đề Đạo Tràng - nơi Đức Phật thành đạo trong chuyến hành hương về miền đất Phật

Có thể thấy rằng, ngày Đức Phật thành đạo (08/12 âm lịch) là ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người đệ tử Phật. Ngày ấy, bóng đêm từ từ lui ra, ánh sáng từ từ lan tỏa. Đó là bình minh của nhân loại. Đó là ngày đặc biệt quan trọng để cho chúng ta tôn vinh, ca ngợi, tưởng niệm, tôn thờ Đức Tôn Sư. Vì xót thương chúng sinh, Ngài đã trải qua vô lượng kiếp tu hành khổ hạnh, mong cầu tìm ánh sáng giác ngộ để cứu khổ cho muôn loài. Đó là một sự hy sinh rất vĩ đại.

Chính vì thế, trong ngày Đức Phật thành đạo, chúng ta nên thường tư duy, suy ngẫm sâu sắc về sự hy sinh của Ngài đối với nhân loại. Tăng trưởng tâm biết ơn chính là mang lại phước báu thù thắng cho chính chúng ta trên con đường tầm cầu giác ngộ.

4. Sự kiện Đức Phật nhập Niết Bàn

Tại rừng cây Sala, vào một đêm trăng tròn tháng Vesak ở Ấn Độ (tức 15 tháng 2 theo lịch âm Việt Nam) cách đây hơn 2500 năm, Đức Phật an nhiên thị tịch Niết Bàn, để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng hậu thế. Toàn bộ rừng cây Sala trổ bông trái mùa và tràn ngập mùi hương. Chỉ những vị chư Tăng đã chứng Thánh quả là không khóc, còn lại tất cả mọi người, từ chư Tăng chưa đắc quả, đến nhân dân, Phật tử, chư Thiên, chư Thần đều khóc vì sự ra đi “mãi mãi” này. Dẫu vậy, Đức Phật vì lòng thương tưởng đến chúng sinh, Ngài để lại kim thân xá lợi kết tinh từ các công đức Ba La Mật và lòng từ bi của Ngài để hàng hậu thế mai sau được đảnh lễ cúng dường, thừa hưởng phúc báu.

Sau nhiều năm giáo hóa độ sinh, ngày 15/2 âm lịch, Đức Phật an nhiên nhập cõi Niết Bàn, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho hàng hậu thế

Sau nhiều năm giáo hóa độ sinh, ngày 15/2 âm lịch, Đức Phật an nhiên nhập cõi Niết Bàn, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho hàng hậu thế

Trải qua gần 26 thế kỷ nhưng dấu tích của Ngài vẫn còn in đậm trong tâm tư của những người con Phật. Hàng hậu thế khắp năm châu có lẽ chẳng bao giờ quên được Đấng Cha Lành - Người đã từ bỏ tất cả để mang ánh đạo vàng phổ độ khắp quần sinh, giúp muôn loài bừng tỉnh trước bóng tối của vô minh và ái dục, để tìm về bản thể chân như, đạt chân hạnh phúc.

Trên đây là 4 sự kiện đặc biệt mà mỗi người con Phật cần ghi nhớ. Từ đó, khởi sinh được niệm tri ân, đền ân đến vị Cha lành đã vì chúng sinh mà khổ hạnh tu hành, hy sinh cả máu thịt để đem ánh sáng nhiệm màu của Phật Pháp đến thế gian.

Hy vọng, mỗi sự kiện sẽ là một nhân duyên để hàng hậu học truyền tải Phật Pháp, rộng khắp thế gian và dần dần hướng đến giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Bài liên quan
195
CHIA SẺ
Bình luận (50)

Đọc thêm

16 T5, 2023
16 T5, 2023
Phật đản - Đại lễ mang đến phúc lành

Nếu muốn biết thêm thông tin về đại lễ Phật đản và muốn tăng trưởng phúc lành cho bản thân thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

16 4770

Phật đản - Đại lễ mang đến phúc lành

09 T5, 2023
09 T5, 2023
Lễ Phật đản nên làm gì để được phúc lành, may mắn?

Phật tử nào cũng mong muốn kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh, vừa tròn bổn phận, vừa đem lai lợi ích. Vậy ngày Phật đản nên làm gì để được phúc lành, may mắn?

18 4798

Lễ Phật đản nên làm gì để được phúc lành, may mắn?

10 T3, 2023
10 T3, 2023
Tránh xa 10 việc sau nếu bạn không muốn mình bị xấu xí

Cần gì tìm tòi nhiều cách để cải thiện sắc đẹp? Trong khi tránh xa được 10 việc sau đây chắc chắn không bao giờ bạn bị xấu xí.

70 4610

Tránh xa 10 việc sau nếu bạn không muốn mình bị xấu xí

05 T1, 2023
05 T1, 2023
Lì xì là gì? Những điều cần biết về phong tục lì xì ngày Tết

Tết nay đã có ít nhiều sự thay đổi, nhưng lì xì ngày đầu năm vẫn được giữ nguyên. Bởi người Việt quan niệm, lì xì đem lại may mắn, tốt đẹp trong năm mới...

14 2371

Lì xì là gì? Những điều cần biết về phong tục lì xì ngày Tết

06 T1, 2022
06 T1, 2022
5 đại giấc mơ của Thái tử Tất Đạt Đa trước khi thành Phật

Trong kinh Phật có kể câu chuyện Thái tử Tất Đạt Đa trước khi đắc thành quả vị Phật, Ngài có năm đại giấc mộng. Vậy những giấc mơ ấy là gì?

14 5558

5 đại giấc mơ của Thái tử Tất Đạt Đa trước khi thành Phật

06 T5, 2021
06 T5, 2021
Chùa Ba Vàng - Ngôi chùa được xây dựng bởi một tâm nguyện vĩ đại

Chùa Ba Vàng được xây dựng từ tâm nguyện hoằng Pháp độ sinh của Thầy Thích Trúc Thái Minh...

89 3908

Chùa Ba Vàng - Ngôi chùa được xây dựng bởi một tâm nguyện vĩ đại