5
81

Đêm giao thừa: Tránh 3 điều này để đón năm mới thịnh vượng và may mắn

Xã hội, 06/11/2024 06:44
5
81

Giao thừa - khoảnh khắc đánh dấu sự chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, mang ý nghĩa đặc biệt trong tâm thức người Việt. Những việc làm trong đêm giao thừa được nhiều người tin rằng sẽ ảnh hưởng đến tài lộc, hạnh phúc của gia đình trong năm mới.

Vậy nên và không nên làm gì trong thời khắc đặc biệt này để năm mới thuận lợi, bình an, may mắn? Kính mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Giao thừa là gì? 

Giao thừa còn gọi là trừ tịch, nghĩa là trừ bỏ những điều trong năm cũ và đón những điều của năm mới. Đối với người Việt, khoảnh khắc giao thừa rất linh thiêng.

Giao thừa là thời khắc có ý nghĩa linh thiêng đối với người Việt (Ảnh minh họa)

Giao thừa là thời khắc có ý nghĩa linh thiêng đối với người Việt (Ảnh minh họa)

Những điều kiêng kỵ đêm giao thừa

1. Sát sinh để cúng giao thừa

Khi chuẩn bị mâm cúng giao thừa, một số gia đình thường cúng gà sống loại đặc biệt, có đầy đủ mào, cựa đẹp đẽ hoặc giết gà để cúng. Đây là những việc không đúng, không nên làm. Bởi khi chúng ta sát sinh để cúng lễ thì không có chư Phật, bậc Thánh Hiền nào ứng giáng đàn lễ đó.

Điều này được khẳng định trong Đại tạng kinh Việt Nam, Tăng Chi Bộ I, Chương 4, Phẩm Bánh xe, phần Ujjaya, kinh Tế đàn, Đức Phật dạy:

Này Bà la môn, Ta không phải không tán thán tất cả loại tế đàn. Những loại tế đàn nào, này Bà la môn, bò bị giết, dê cừu bị giết, gà heo bị giết, các loài sinh vật khác đi đến bị giết hại. Loại tế đàn ấy, này Bà la môn, liên hệ đến sát sinh, Ta không tán thán loại tế đàn ấy. Những loại tế đàn có sát sinh như vậy, này Bà la môn, các A la hán và những ai đi trên con đường hướng đến A la hán, không có đi đến. 

Này Bà la môn, tại những tế đàn nào, trong ấy không có bò bị giết, không có dê cừu bị giết, không có gà heo bị giết, không có các loài sinh vật khác bị giết hại. Này Bà la môn, Ta tán thán loại tế đàn không có sát sinh như vậy, tức là làm bố thí, tế đàn cầu hạnh phúc cho gia đình. Những loại tế đàn không có sát sinh như vậy, này Bà la môn, các A la hán và những ai đi trên con đường hướng đến A la hán, có đi đến”. 

Bên cạnh đó, nếu chúng ta tự tay giết, xui người giết hoặc khen ngợi, vui theo người giết hại chúng sinh thì sẽ phải chịu những quả báo xấu. Trong kinh nhân quả, Đức Phật dạy:

Đời xưa ngược đãi súc sinh,

Đánh, lôi, giết, chẳng nể tình si mê,

Kiếp này chốc ghẻ nan y,

Hắc lào, phong hủi ê chề hám hôi”.

Trong kinh Nghiệp báo sai biệt, Đức Phật cũng dạy: tự làm việc sát sinh; khuyên người khác sát sinh; khen ngợi phương pháp giết hại; thấy giết hại sinh tâm vui theo là nhân khiến bị quả báo mạng sống ngắn ngủi.

Từ lời Phật dạy, chúng ta không nên sát sinh cúng tế trong đêm giao thừa để đón xuân mới được an lành, tốt đẹp. Thay vì sát sinh, chúng ta có thể ra siêu thị, đến chợ, mua những thực phẩm có sẵn để ăn. 

Không nên sát sinh để cúng giao thừa vì đàn lễ có sát sinh thì chư Phật, bậc Thánh không đến chứng minh (Ảnh minh họa)

Không nên sát sinh để cúng giao thừa vì đàn lễ có sát sinh thì chư Phật, bậc Thánh không đến chứng minh (Ảnh minh họa)

2. Đốt vàng mã trong đêm giao thừa 

Đốt vàng mã đêm giao thừa nói riêng và trong các dịp cúng lễ nói chung không đem lại lợi ích cho người âm mà còn gây lãng phí tiền của và ô nhiễm môi trường. Điều đem lại lợi ích cho người âm là phúc báu. Vì vậy, chúng ta nên làm phúc hồi hướng cho họ, không nên đốt vàng mã.

Đốt vàng mã không có lợi ích gì cho các hương linh gia tiên tiền tổ (Ảnh minh họa)

Đốt vàng mã không có lợi ích gì cho các hương linh gia tiên tiền tổ (Ảnh minh họa)

3. Có nên kiêng soi gương vào giao thừa?

Một số người cho rằng, giao thừa phải kiêng soi gương để tránh ma tà. Với góc nhìn của Phật giáo, điều này không đúng vì gương chỉ có tính chất phản chiếu và phản ánh, không thể thu hút hay đuổi được ma tà, đẩy hung khí. Vì vậy, chúng ta nên bỏ quan niệm sai lầm này. 

Gương chiêu cảm ma quỷ vào nhà là quan niệm không đúng (Ảnh minh họa)

Gương chiêu cảm ma quỷ vào nhà là quan niệm không đúng (Ảnh minh họa)

Để tránh ma tà, điều tốt nhất là chúng ta nên phát tâm quy y Tam Bảo và giữ gìn giới cấm của Đức Phật. Trong Linh Sơn Đại Tạng, Đại tập 58, Bộ kinh tập V, Số 590 - Phật thuyết Tứ Thiên vương kinh, Đức Phật dạy: 

Ở trên núi Tu Di, tức là cõi trời Đao Lợi thứ hai, vua cõi trời ấy là Thích Đề Hoàn Nhân, phước đức rộng lớn, cai quản bốn Thiên vương. Tứ Thiên vương ấy tức là bốn vị vua giữ bốn phương. Mỗi người canh giữ một phương, thường lấy ngày mồng tám trong tháng sai sứ đi tra xét thiên hạ, theo dõi quan sát tâm niệm, lời nói, hành động thiện ác của muôn dân, của Đế Thích, thần dân, rồng, quỷ, các loài côn trùng nhỏ bé…

Bốn Thiên vương ra lệnh: Thường xuyên theo dõi việc làm tốt xấu của chúng sinh. Nếu ở những ngày này mà quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, tâm thanh tịnh, giữ gìn trai giới, bố thí cho người nghèo, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, đem kinh này thuyết giảng rộng, giáo hóa cho người tối tăm, hiếu thuận cha mẹ, phụng sự Tam bảo, cung kính thọ nhận pháp, thực hành bốn tâm vô lượng, từ bi cứu giúp các loài, phân biệt đầy đủ để thưa lại với Đế Thích. Nếu tu tập nhiều phước đức, tinh tấn không biếng nhác thì Đế Thích và ba mươi hai vị quan phụ tá thảy đều hoan hỷ.

Đế Thích ra lệnh tăng thêm tuổi thọ cho họ, sai các vị thiện thần ủng hộ những người đó, tùy theo những người ấy giữ giới nhiều hay ít. Nếu người giữ một giới thì có 5 vị thần hộ trì. Người trì năm giới thì có 25 vị thần cùng ủng hộ nhà cửa, các tai ương, âm mưu tà vạy đều bị tiêu diệt, ban đêm không có ác mộng, hàng quan lại hung bạo, giặc cướp, nạn khổ về nước, lửa, hoàn toàn không xâm hại, các thứ tai họa, quái ác được diệt trừ”.

Qua lời Đức Phật dạy, chúng ta biết rằng: một người thọ trì tam quy, ngũ giới thì được 25 vị thần hộ giới theo hộ trì, không sợ ma quỷ đến quấy nhiễu. Vậy nên, trong đêm giao thừa, chúng ta không cần phải bịt gương để tránh tà ma.

Nên làm gì vào đêm giao thừa để may mắn?

1. Cúng giao thừa

Thời khắc giao thừa rất thiêng liêng nên với tinh thần đạo Phật, chúng ta có thể chuẩn bị mâm cúng giao thừa. Mâm cúng giao thừa trong nhà có thể dâng cúng Phật, chư Thiên, chư Thần linh và cúng gia tiên. 

>>> Xem thêm: Văn khấn giao thừa tại nhà, cơ quan, cửa hàng…

Mâm cơm cúng Phật, chư Thiên, chư Thần và gia tiên đêm giao thừa (ảnh minh họa)

Mâm cơm cúng Phật, chư Thiên, chư Thần và gia tiên đêm giao thừa (ảnh minh họa)

2. Tụng kinh cầu an đêm giao thừa

Trong đêm giao thừa, gia đình nên tập trung trước ban thờ lễ Phật, tụng kinh tán dương công đức Tam Bảo, kinh điềm lành; từ đó cả nhà được nghe hiểu và biết cách sống để nhận được điềm lành. 

Gia đình cùng tụng kinh điềm lành cầu an cho năm mới (Ảnh minh họa)

Gia đình cùng tụng kinh điềm lành cầu an cho năm mới (Ảnh minh họa)

3. Gia đình cùng nhau đón giao thừa

Vào đêm giao thừa, sau khi tụng kinh, lễ Phật xong, cả gia đình nên quây quần lại với nhau ăn cỗ hoặc uống trà. Con cháu chúc Tết ông bà, bố mẹ; bố mẹ chúc Tết con, răn dạy con trẻ; cùng nhau nhìn lại một năm đã qua và đề ra phương hướng trong năm mới sao cho anh em trong nhà đùm bọc, giúp đỡ, cùng nhau làm thiện,... Như vậy, gia đình sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều.

>>> Xem thêm: Cách chúc Tết ý nghĩa, tăng trưởng phúc lành đầu xuân 

Gia đình cùng nhau sum họp, chúc Tết nhau đầu năm mới thì đêm giao thừa rất ý nghĩa (Nguồn: Internet)

Gia đình cùng nhau sum họp, chúc Tết nhau đầu năm mới thì đêm giao thừa rất ý nghĩa (Nguồn: Internet)

Trên đây là những chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh; hy vọng rằng, chúng ta có thể tích cực làm các việc thiện lành, tránh xa những điều kiêng kỵ không đúng để gia đình được an lạc, trọn vẹn niềm vui trong năm mới. Nếu còn điều gì thắc mắc về giao thừa, các bạn có thể để lại bình luận, gửi về chuyên mục hỏi đáp hoặc liên hệ để được giải đáp. Kính chúc quý vị mạnh khỏe, an lạc!

Bài liên quan
81
CHIA SẺ
Bình luận (5)

Đọc thêm

05 T11, 2024
05 T11, 2024
Cách chúc Tết ý nghĩa đem đến phúc lành trong dịp đầu xuân năm mới

Chúc Tết là nét đẹp văn hóa Việt, thể hiện tình cảm và gửi gắm lời chúc tốt lành đến người thân, bạn bè. Dưới đây là cách chúc Tết mang lại phúc lành, may mắn.

3 73

Cách chúc Tết ý nghĩa đem đến phúc lành trong dịp đầu xuân năm mới

09 T5, 2024
09 T5, 2024
Ngày lễ Phật đản nên làm gì? 03 điều nên làm để được an vui, hạnh phúc

Lễ Phật đản nên làm gì? Cùng đọc bài viết sau để biết 03 điều nên làm trong lễ Phật đản để có một mùa Phật đản an lành, hạnh phúc.

182 4798

Ngày lễ Phật đản nên làm gì? 03 điều nên làm để được an vui, hạnh phúc

05 T5, 2024
05 T5, 2024
Lễ Phật đản ngày nào? 3 điều cần biết về ngày lễ lớn của Phật giáo

Lễ Phật đản là ngày lễ được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa (sau này là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) ra đời.

200 4770

Lễ Phật đản ngày nào? 3 điều cần biết về ngày lễ lớn của Phật giáo

06 T4, 2024
06 T4, 2024
4 sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật làm “chấn động” các cõi

Phật đản sinh, Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia, Phật thành đạo và Phật nhập Niết Bàn là 4 sự kiện thiêng liêng trong cuộc đời hoằng Pháp độ sinh của Đức Phật

254 4257

4 sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật làm “chấn động” các cõi

13 T1, 2024
13 T1, 2024
Tránh xa 10 việc sau nếu bạn không muốn mình bị xấu xí

Trong Kinh Nghiệp báo sai biệt, Phật dạy 10 nhân khiến chúng ta trở nên xấu xí, mời các bạn đón đọc để tránh xa những nhân này nhé!

1816 4610

Tránh xa 10 việc sau nếu bạn không muốn mình bị xấu xí

05 T1, 2023
05 T1, 2023
Lì xì là gì? Những điều cần biết về phong tục lì xì ngày Tết

Tết nay đã có ít nhiều sự thay đổi, nhưng lì xì ngày đầu năm vẫn được giữ nguyên. Bởi người Việt quan niệm, lì xì đem lại may mắn, tốt đẹp trong năm mới...

14 2371

Lì xì là gì? Những điều cần biết về phong tục lì xì ngày Tết