701
1748

Cách cúng giao thừa: 5 điều nên biết để được tốt lành trong năm mới

Thờ cúng đúng Pháp, 02/01/2025 18:00
701
1748

Cúng giao thừa là một nghi lễ quan trọng không thể thiếu của gia đình Việt. Dân gian quan niệm, nếu trong thời khắc đầu tiên của năm mà sắm sửa, cúng lễ đầy đủ thì năm mới sẽ được nhiều phúc lộc, bình an và may mắn.

Nhưng nhiều người vẫn băn khoăn: Thực hiện lễ cúng sao cho đúng và đủ, giúp tránh đi những kiêng kỵ tâm linh và nhận được sự phù hộ?

Bài viết này sẽ giải đáp 5 thắc mắc thường gặp khi cúng giao thừa, giúp bạn và gia đình có thêm sự an tâm, thuận lợi khi thực hiện nghi lễ này.

Cúng giao thừa ngoài trời hay cúng giao thừa trong nhà?

Nên cúng giao thừa trong nhà nếu chúng ta cúng Phật, chư Thiên, chư Thần linh, gia tiên. Dù chưa có bàn thờ Phật thì cũng nên cúng ở trong nhà, không cần bày mâm cúng ngoài sân.

Nếu có điều kiện, chúng ta có thể cúng thí thực (cúng chúng sinh) ngoài sân, thì đó cũng rất quý, vì đó là bố thí cho các chúng sinh. Như vậy, chúng ta cúng trong nhà trước rồi mới cúng ngoài trời (thí thực) sau.

Mâm cúng giao thừa trong nhà để cúng Phật, cúng gia tiên

Mâm cúng giao thừa trong nhà để cúng Phật, cúng gia tiên

Cúng giao thừa cần những gì?

Các đồ lễ cúng giao thừa gồm:

- Cúng Phật: Sắm đủ hoặc tùy duyên các loại: Hương, hoa, trà, quả, thực (xôi, chè hoặc bát cơm trắng).

- Cúng chư Thiên, Thần linh: Sắm lễ như cúng Phật.

- Cúng hương linh, gia tiên: Sắm đủ hoặc tùy duyên: Hoa, quả, một mâm cơm (chay: rau, củ, quả; hoặc nếu là mâm cơm mặn thì chỉ nên có thịt tịnh nhục: thịt của chúng sinh đã chết, nhưng không do tự tay giết hoặc xui người khác giết hại).

Lưu ý:

- Các đàn cúng lễ không nên sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.

- Hương: Tùy duyên dùng hương cây, hương trầm… hoặc không có hương thì dùng tâm hương.

- Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).

- Trà: Nước trà tỏa hương. Nếu không có nước trà thì có thể cúng bằng nước trắng.

- Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả,… và nên có loại quả chín thọ thực được.

Lưu ý, với tinh thần của đạo Phật, mâm cơm giao thừa nên được chuẩn bị từ những thực phẩm không phải do sát sinh mà có.

Trong kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, Phẩm thứ bảy: Lợi ích cả kẻ còn người mất, Đức Phật có dạy: “Nầy ông Trưởng Giả! Vì thế nên những chúng sanh trong cõi Diêm Phù, sau khi cha mẹ hay người thân quyến chết, nếu có thể làm chay cúng dường, chí tâm cầu khẩn thời những người như thế, kẻ còn lẫn người mất đều đặng lợi ích cả”.

Mâm cúng giao thừa với những thực phẩm không đến từ sự sát sinh (Ảnh minh họa)

Mâm cúng giao thừa với những thực phẩm không đến từ sự sát sinh (Ảnh minh họa)

Cúng giao thừa thắp mấy nén hương?

Khi cúng giao thừa, chúng ta thắp bao nhiêu nén hương cũng được, bởi phúc báu sinh ra từ tâm kính Phật chứ không phải do số nén hương.

Đặc biệt, khi thắp hương đêm giao thừa, chúng ta nên cầu Phật gia hộ cho bản thân và gia đình hiểu nhân quả để gieo nhân thiện, luôn luôn làm các việc thiện và hưởng phước thiện.

Việc thắp hương và cầu nguyện như vậy khiến chúng ta phát sinh những nhân duyên lành, mỗi người trong gia đình được thân cận người thiện, được giúp đỡ trong các công việc,...

Cúng giao thừa có gạo muối không? Muối gạo cúng giao thừa xong làm gì?

Vào đêm giao thừa, chúng ta cúng gạo muối được. Tuy nhiên, cần cúng với tâm bố thí, mong muốn cho các chúng ngạ quỷ đói không có người cấp đỡ được thọ thực no đủ thì mình mới có phúc báu. Phúc báu giúp chúng ta được may mắn. Không nên cúng gạo muối vào giao thừa với tâm xua đuổi tà ma. Vì đây là tâm không tốt, không sinh ra phúc báu.

Sau khi cúng xong, chúng ta sử dụng lại gạo muối đã cúng, không nên rải ra đường, xuống đất. Bởi làm như vậy thì tâm chúng ta thiếu sự tôn trọng, đồng thời cũng làm lãng phí thức ăn. Điều đó khiến chúng ta bị tổn phúc.

Bài cúng giao thừa

Xin mời quý Phật tử và các bạn cùng tham khảo bài cúng đêm giao thừa chi tiết, đầy đủ; giúp đem lại nhiều điều may mắn, tốt lành cho gia đình tại đây!

Xem thêm: Hướng dẫn sắm lễ cúng giao thừa

Mong rằng, bài viết trên đây sẽ giúp các bạn biết cách cúng giao thừa đúng chuẩn để thời khắc linh thiêng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới thêm phần ý nghĩa, đem đến phúc lành, bình an.

Nếu còn điều gì thắc mắc về cúng giao thừa, quý độc giả có thể để lại bình luận dưới bài viết, gửi về chuyên mục hỏi đáp hoặc liên hệ tại đây để được giải đáp.

1748
CHIA SẺ
Bình luận (701)

Đọc thêm

02 T1, 2025
02 T1, 2025
Tỉa chân nhang vào ngày nào? Cách tỉa chân nhang không phạm tâm linh

Hướng dẫn cách tỉa chân nhang mang lại những điều tốt lành, thuận lợi cho bản thân và gia đình trong năm mới mà không lo phạm tâm linh.

284 54993

Tỉa chân nhang vào ngày nào? Cách tỉa chân nhang không phạm tâm linh

27 T12, 2024
27 T12, 2024
Ngày ông Công ông Táo: Cách cúng đơn giản mà được tài lộc

Cúng ông Công ông Táo làm sao để đơn giản mà vẫn được phù hộ, được phúc lành, may mắn? Cùng tìm hiểu cách cúng đúng chuẩn, dễ thực hiện trong bài viết này!

968 12422

Ngày ông Công ông Táo: Cách cúng đơn giản mà được tài lộc

27 T12, 2024
27 T12, 2024
Hướng dẫn cách bao sái ban thờ không sợ phạm, được tốt lành

Bao sái ban thờ thế nào để không lo động chạm tâm linh, năm mới bình an, như ý? Bài viết giới thiệu cách bao sái, văn khấn bao sái ban thờ,...

1124 42019

Hướng dẫn cách bao sái ban thờ không sợ phạm, được tốt lành

29 T11, 2024
29 T11, 2024
Hiểu về cúng tổ tiên ngày Tết để được gia hộ, gặp nhiều điều tốt lành

Thờ cúng tổ tiên ngày Tết là phong tục truyền thống cần có trong mỗi ngày Tết. Cúng lễ đúng theo lời Phật dạy sẽ đem lại may mắn, bình an cho năm mới.

233 3544

Hiểu về cúng tổ tiên ngày Tết để được gia hộ, gặp nhiều điều tốt lành

07 T11, 2024
07 T11, 2024
7 điều lưu ý khi tạ mộ cuối năm 2024 để cúng lễ đúng, được gia hộ

Tạ mộ cuối năm là phong tục truyền thống của người dân Việt Nam. Cần lưu ý 7 điều này để việc tạ mộ không phạm tâm linh, đem lại may mắn cho gia đình.

181 34818

7 điều lưu ý khi tạ mộ cuối năm 2024 để cúng lễ đúng, được gia hộ

01 T1, 2024
01 T1, 2024
Sau 49 ngày, có cần để bàn hương linh và cúng cơm hàng ngày?

Bạch Thầy, bố con mới mất, gia đình con có cần để bàn hương linh không hay đưa lên bàn thờ gia tiên và có phải cúng cơm hàng ngày đến hết 100 ngày không ạ?

2 9653

Sau 49 ngày, có cần để bàn hương linh và cúng cơm hàng ngày?