35
173

Bí quyết kinh doanh thành công theo lời Phật dạy

Công danh - Sự nghiệp, 15/10/2021 09:06
35
173

Có thể nói, kinh doanh buôn bán không phải việc dễ làm. Cùng một sản phẩm, mặt hàng kinh doanh nhưng có những người trở nên phát đạt, giàu có chỉ trong một thời gian ngắn. Có những người dù đã rất cố gắng để cứu vãn mà tình hình kinh doanh vẫn bị trì trệ, thậm chí thua lỗ dẫn đến tán gia bại sản.

Vậy tại sao lại có sự khác biệt lớn đến như vậy? Ban quản trị xin kính mời quý Phật tử cùng theo dõi lời giảng của Thầy Thích Trúc Thái Minh qua bài viết dưới đây.

Tại sao có người kinh doanh tính đến đâu thất bại đến đó?

Tất cả sự việc xảy ra trong Pháp giới này đều có nguyên nhân, không có chuyện gì là ngẫu nhiên, tình cờ xảy ra. Chuyện buôn bán, kinh doanh cũng vậy; dù đắt hàng hay ế hàng, phát tài hay phá sản đều là do nhân quả, phước báu của mỗi người.

Trong bài kinh “Kinh doanh thành công” thuộc kinh Tăng Chi Bộ I, chương IV, phẩm Không hý luận, phần Buôn bán, Đức Phật có dạy: “Này Sàriputta (Ngài Xá Lợi Phất), có hạng người đi đến vị Sa môn hứa hẹn giúp đỡ nhưng không cho như đã hứa. Người ấy, sau khi mạng chung đi đến chỗ này, dẫu có buôn bán gì cũng đi đến thất bại, không thành tựu như ý muốn”.

Kinh doanh không thành tựu như ý có thể xuất phát từ việc thất hứa không cúng dường

Kinh doanh không thành tựu như ý có thể xuất phát từ việc thất hứa không cúng dường

Ví dụ, có người đến gặp chư Tăng hứa cúng dường hoặc hứa sẽ làm việc nào đó nhưng cuối cùng lại không làm đúng như đã hứa thì kiếp sau sinh ra nếu được làm người, có kinh doanh, buôn bán gì cũng đi đến thất bại, không thể thành tựu như ý muốn được. Có lẽ trong chúng ta, không ai mong muốn việc kinh doanh, xây dựng tài sản của mình bị thất bại và gặp phải nhiều chướng duyên, thua lỗ. Chính vì vậy, việc giữ đúng chữ tín trong việc cúng dường là vô cùng quan trọng; bởi theo lời Phật dạy điều đó quyết định tới thành công trong sự nghiệp kinh doanh của mỗi người.

Xem thêm: Cúng dường là gì? Cách cúng dường để sinh ra nhiều phước báu nhất?

Người đạt được kết quả kinh doanh đúng như ý muốn là do nhân gì?

Bên cạnh những trường hợp kinh doanh thua lỗ, cả đời long đong lận đận không tìm được lối ra thì trong cuộc sống cũng có rất nhiều người khi đầu tư, kinh doanh đạt được kết quả tốt đẹp, đúng như những gì đã tính toán. Vậy họ đã gieo nhân gì mà có thể đạt được kết quả như vậy?

Thầy Thích Trúc Thái Minh chia sẻ về chủ đề “Kinh doanh thành công” (ảnh minh họa)

Thầy Thích Trúc Thái Minh chia sẻ về chủ đề “Kinh doanh thành công” (ảnh minh họa)

Cũng trong bài kinh “Kinh doanh thành công”, Đức Phật dạy tiếp: “Nhưng ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho như đã hứa. Sau khi mạng chung, người ấy đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng thành tựu như ý muốn”.

Tức là người nào phát tâm cúng dường, ví dụ là xây một lầu chuông, sau đó người ta xây đúng một lầu chuông thì người đó sẽ được phước báu là tư duy đúng thời, đúng nhân duyên, tính toán chính xác. Có thể kiếp này, kiếp sau hay nhiều kiếp sau, khi họ bắt đầu khởi lên sự tính toán kinh doanh. Ví dụ họ tính toán nếu làm như thế này sẽ lãi được mỗi tháng là 100 triệu thì kết quả đến với họ là đúng như những gì đã hoạch định.

Với lời dạy của Đức Thế Tôn, chúng ta thấy rằng, người có thói quen thực hiện lời mình đã hứa thì phúc báu của họ sẽ được tăng trưởng. Cho nên là đệ tử Phật, chúng ta cần cố gắng giữ lời hứa của mình để được nhân quả tốt đẹp trong công việc, làm ăn phát triển kinh tế.

Làm thế nào để kinh doanh thành công trên cả mong đợi?

Trường hợp cuối cùng là người tính toán gì cũng đạt được thành tựu vượt trên cả những điều mong muốn.

Người cố gắng nỗ lực cúng dường hơn lời đã hứa thì kết quả kinh doanh sẽ trên cả mong đợi (ảnh minh họa)

Người cố gắng nỗ lực cúng dường hơn lời đã hứa thì kết quả kinh doanh sẽ trên cả mong đợi (ảnh minh họa)

Đức Phật dạy rằng: “Ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho nhiều hơn như đã hứa. Người ấy sau khi mạng chung, đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng được thành tựu ngoài ý muốn”.

Với trí tuệ thấu suốt, Đức Phật đã giúp chúng ta hiểu được không phải “vô duyên vô cớ” mà họ lại đạt được những thành công vượt bậc như vậy. Trong tiền kiếp hoặc ngay trong kiếp này, họ đã cố gắng làm nhiều hơn những gì đã hứa với Tam Bảo, các bậc xuất gia. Do vậy mà quả phúc nhận lại cũng rất xứng đáng với những gì họ đã làm.

Từ nhân quả của người cúng dường hơn những gì đã hứa, chúng ta càng khẳng định và tin chắc về lời dạy của Đức Phật là đúng. Có được phúc là do chúng ta làm việc thiện. Quả phúc lớn hay nhỏ, đến nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào lực của tâm trong khi làm việc thiện. Năng lực tâm phát ra như thế nào thì phúc báu của mình nhận lại sẽ như vậy. Nếu làm việc thiện với tâm nhiệt thành, mạnh mẽ thì quả phúc rất lớn và đến rất nhanh. Còn cũng làm việc thiện ấy nhưng với tâm lờ đờ, lững thững, miễn cưỡng thì quả phúc có tới nhưng nó nhỏ và đến chậm.

Xem thêm: 7 thứ tài sản người đệ tử Phật cần có

Là người đệ tử Phật, chúng ta cũng lưu ý để không mắc phải tâm tính toán khi cúng dường. Bởi theo lời Đức Phật dạy, phải xuất phát từ tâm chân thật thì chúng ta mới chiêu cảm được quả báo tốt đến với mình.

Câu chuyện về việc cúng dường Tam Bảo thoát cảnh nghèo đói

Qua lời Đức Phật dạy trong bài kinh: “Kinh doanh thành công”, chúng ta hiểu rằng việc thành bại trong kinh doanh không chỉ do kinh nghiệm, trình độ chuyên môn hay “tầm nhìn” mà còn có yếu tố quan trọng là phúc báo. Với con mắt trí tuệ của bậc Thế gian giải, Đức Phật chỉ rõ ba ngôi Tam Bảo: Phật - Pháp - Tăng là ruộng phước màu mỡ và tối thượng để chúng sinh gieo trồng.

Trong kinh Nhân quả, Đức Phật dạy:

“Chớ bảo làm quan là chuyện dễ

Không tu phước ấy đến từ đâu

Đai vàng áo tía cầu nơi Phật

Làm đẹp Như Lai đẹp tự thân”.

Trong bài kinh “Hai vợ chồng nghèo”, kinh Hiền ngu, phẩm 21 ghi lại: Thuở xưa thời Đức Phật Tỳ Bà Thi, có gia đình thiếu phụ rất nghèo khổ. Nghèo đến mức hai vợ chồng chỉ có một mảnh vải che thân. Nếu chồng đi xin ăn thì vợ trần truồng ngồi trong đống cỏ khô và ngược lại. Khi ấy, một vị Tỳ kheo đi qua, khuyến hóa người vợ nên đến chỗ Đức Phật nghe Pháp và thực hành bố thí, cúng dường để được phước giàu sang. Hai vợ chồng nhờ vị Tỳ kheo mang mảnh vải duy nhất của họ về cúng dâng lên Đức Phật.

Sau đó phước báo của họ đến ngay lập tức. Vợ chồng ấy được vua và hoàng hậu thưởng rất nhiều quần áo, của cải khi biết được sự bố thí lớn và thanh tịnh của họ. Sau đó mời họ đến nghe Đức Phật thuyết Pháp. Nhờ phúc lành cúng dường này mà trong suốt 91 kiếp, người vợ sinh nơi đâu cũng có tấm lụa sinh theo, được giàu sang, sung sướng, an vui. Đến kiếp có Đức Phật Thích Ca tại thế, người vợ ấy là Tỳ kheo ni Thúc Ly. Bởi công đức nghe Pháp và có tâm tầm cầu giải thoát nên đã đắc A La Hán.

Bên cạnh câu chuyện trên thì trong kinh điển Phật giáo cũng có nhắc tới rất nhiều câu chuyện kể về lợi ích khi cúng dường Tam bảo. Vậy nên, là người đệ tử Phật được học hiểu về nhân quả thì chúng ta nên xả bỏ tâm keo rít, bỏn xẻn, cố gắng phát tâm cúng dường, bố thí để sớm ngày gặt quả trong kinh doanh.

Kinh doanh thành công hay thất bại đều nằm trong quy luật nhân quả (ảnh minh họa)

Kinh doanh thành công hay thất bại đều nằm trong quy luật nhân quả (ảnh minh họa)

Hy vọng qua lời giảng của Thầy Thích Trúc Thái Minh trong bài viết trên, quý Phật tử đã có câu trả lời cho các trường hợp thành công hay thất bại trong kinh doanh. Qua đó, mỗi người chúng ta nên quán xét trong cuộc đời của mình, thành công hay thất bại nhiều hơn. Nếu thất bại nhiều thì nên cẩn trọng với lời hứa của mình, thực hiện lời hứa đúng với những gì mình nói ra. Còn khi mỗi việc tính toán đều dễ dàng thành tựu thì không kiêu căng, ngã mạn mà thay vào đó là không ngừng cố gắng, tu tập hàng ngày, bồi thêm phúc báu nơi Tam bảo để ngày càng phát triển, thành công hơn trong cuộc đời.

Chúc quý Phật tử kinh doanh thành công, làm giàu chính đáng theo lời Đức Phật dạy để góp phần lợi ích cho xã hội và làm lớn mạnh, xứng đáng là vỏ bọc vững chắc của Phật Pháp.

Bài liên quan
173
CHIA SẺ
Bình luận (35)

Đọc thêm

04 T6, 2024
04 T6, 2024
Hiểu đúng về “học tài thi phận” - Làm thế nào để thi cử thuận lợi?

Học tài thi phận là việc một người có năng lực, quá trình học tập có nỗ lực nhưng kết quả lại không cao, chưa phản ánh đúng được năng lực của người đó

960 13017

Hiểu đúng về “học tài thi phận” - Làm thế nào để thi cử thuận lợi?

02 T2, 2023
02 T2, 2023
Cách tạo ra tài lộc bền vững theo lời Phật dạy

Việc thờ Thần Tài không đem lại tài lộc cho gia chủ. Tuy nhiên, chúng ta có thể tạo ra tài lộc cho chính mình bằng cách thực hành theo lời Phật dạy...

66 2844

Cách tạo ra tài lộc bền vững theo lời Phật dạy

29 T1, 2023
29 T1, 2023
Quan niệm sai lầm khi thờ Thần Tài cần tránh

Hầu hết các gia đình kinh doanh đều có một góc riêng trong nhà để thờ Thần Tài. Nhưng thực tế không ít gia đình mắc phải sai lầm lớn trong việc thờ phụng này...

42 3615

Quan niệm sai lầm khi thờ Thần Tài cần tránh

05 T5, 2021
05 T5, 2021
Bí quyết duy trì động lực và hứng thú trong công việc

Muốn duy trì hứng thú trong công việc thì chúng ta phải có cuộc cách mạng với bản thân mình. Cuộc cách mạng đó là gì?

112 6395

Bí quyết duy trì động lực và hứng thú trong công việc

04 T5, 2021
04 T5, 2021
Người đệ tử Phật phải có tính tiết kiệm

Dù là của ai chúng ta cũng phải tiết kiệm, dùng đúng, dùng đủ. Của Tam Bảo lại càng phải kỹ càng và tiết kiệm. Vậy quả báo của việc không biết tiết kiệm là gì?

84 4561

Người đệ tử Phật phải có tính tiết kiệm

31 T10, 2019
31 T10, 2019
Muốn có quý nhân phù trợ, nhất định phải làm được điều này

"Con được người ta nói là con có quý nhân phù trợ nên con thấy yên tâm hơn trong công việc. Nhưng không biết điều đó đúng hay sai ạ?"

70 7263

Muốn có quý nhân phù trợ, nhất định phải làm được điều này