32
166

Cúng dường là gì? Cách cúng dường để sinh ra nhiều phước báu nhất

Tu tập - Giác ngộ, 14/11/2021 22:30
32
166

Cúng dường là một trong những phương pháp tu tập theo lời Đức Phật dạy, giúp hàng đệ tử tại gia được tăng trưởng phước báu không chỉ về sức khỏe, thọ mạng, dung sắc mà còn được trí tuệ, danh thơm tiếng tốt, được hạnh phúc an vui ngay trong hiện đời và nhiều đời sau.

Để có được nhiều lợi ích tốt đẹp như vậy thì chúng ta phải cúng dường đến đối tượng nào, với tâm ý như thế nào?

Kính mời quý Phật tử cùng đón đọc bài viết dưới đây qua sự chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh để hiểu đúng về sự cúng dường.

Cúng dường là gì?

Cúng dường có nghĩa là cung cấp, nuôi dưỡng; cũng có nghĩa là dâng cúng phẩm vật lên những bậc tu hành phạm hạnh với lòng kính trọng, tâm nguyện chí thành. Cúng dường hay bố thí đều là những việc làm cho ra. “Bố” là rộng, “thí” là cho ra. Tuy nhiên, đối với người trên gọi là cúng dường, còn cho người dưới gọi là bố thí.

Các Phật tử dâng phẩm vật cúng dường chư tôn đức Tăng nhân mùa Vu Lan

Các Phật tử dâng phẩm vật cúng dường chư tôn đức Tăng nhân mùa Vu Lan

Cúng dường hay bố thí đều nằm trong đạo lý cho và nhận. Chúng ta thấy trên cuộc đời này, vạn vật trong thiên nhiên còn biết cho, biết nhận, biết dâng hiến. Như mặt trời cho ánh nắng mang đến sức sống cho muôn loài, cho cây cối đâm chồi nảy lộc... Vạn vật cứ tuần hoàn như vậy, cho - nhận và trao đổi. Chúng ta cũng vậy, phải biết cho ra như đạo lý cho - nhận của pháp giới này.

Các yếu tố cần có để việc cúng dường được nhiều phước báu nhất?

Cúng dường là việc thiện lành có ý nghĩa, bởi chúng ta đang gieo nhân, trồng cây phước đức cho chính mình để được quả báo hiện đời và vị lai được tốt đẹp. Vậy để việc cúng dường được thành tựu viên mãn, lợi ích nhất, chúng ta cần biết đến các yếu tố sau: 

1. Đối tượng được cúng dường

Nhiều người quan niệm rằng, chỉ cần bỏ vào hòm công đức của chùa hay cúng dường cho những vị tu sĩ thì sẽ có được công đức, phước báu lớn. Tuy nhiên, trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương 2, phẩm Tâm thăng bằng, phần Đất, Đức Phật dạy ông Cấp Cô Độc: “Có hai hạng người đáng được cúng dường ở đời: Hữu học và Vô học. Đối với hai hạng người này xứng đáng được cúng dường ở đời”.

Đức Phật và chúng Tăng là những bậc xứng đáng được cúng dường (ảnh minh họa)

Đức Phật và chúng Tăng là những bậc xứng đáng được cúng dường (ảnh minh họa)

Hạng hữu học

Đó là những bậc xuất gia tu đạo đang từng bước đoạn tận phiền não, tham ái và những bậc đã đắc quả Thánh Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm. Các Ngài còn phải tiếp tục tu hành, nỗ lực rèn luyện thân tâm, không ngừng trau dồi giới đức để đạt được quả Thánh A La Hán, chấm dứt luân hồi sinh tử, đoạn tận khổ đau.

Và chư Tăng chùa Ba Vàng cũng là bậc hữu học, là những bậc đang đi trên con đường cắt ái, ly gia, khoác áo Như Lai, lấy lý tưởng “trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sinh” làm lý tưởng của mình, ngày đêm tinh tấn tu hành, sống đời thiểu dục tri túc, ngày ăn một bữa, ngủ dưới gốc cây để hướng tới Thánh quả giải thoát, giữ gìn đạo Pháp để trở thành nơi nương tựa vững chắc của tất cả chúng sinh.

Hạng vô học

Đó là những vị đã chứng được quả Thánh A La Hán, đoạn tận kiết sử, thoát ly sinh tử, phước báu trang nghiêm. “Vô học” trong nhà Phật nghĩa là các Ngài không phải học nữa mà chính bản tâm các Ngài đã thanh tịnh, trí tuệ đã sáng suốt. Sự tu hành như vậy gọi là thành tựu viên mãn. 

Đức Phật gọi những bậc A La Hán là Ứng Cúng, nghĩa là các Ngài là những bậc rất xứng đáng nhận được sự cúng dường. Các Ngài xứng đáng là ruộng phước tốt lành cho cả trời, người nên những ai biết gieo trồng nhân lành (cúng dường, cung kính, đảnh lễ…) vào các Ngài thì phước báu đều rất lớn cho đến vô lượng. Oai đức của một vị A La Hán rất lớn như trong kinh Đức Phật dạy, khi bậc A La Hán ở đâu thì tất cả Quỷ thần, chư Thiên trên trời dưới đất đều kính trọng và trong vòng bán kính 60 dặm không có thiên tai, động đất. Do đó, chúng ta thấy các Ngài là chỗ nương tựa, là chỗ bảo hộ bình an cho chúng sinh. 

2. Tâm của người cúng dường 

Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương 2, phẩm Tâm thăng bằng, phần Đất, Đức Phật cũng dạy rằng: “Hữu học và Vô học; cả hai ở trong đời; đều đáng được cúng dường; đối với người dâng cúng; phải giữ thân chánh trực; cả lời nói, ý nghĩ; phước điền người dâng cúng; đây thí có quả lớn”.

Các Phật tử dâng phẩm vật cúng dường chư tôn đức Tăng nhân mùa Vu Lan

Các Phật tử dâng phẩm vật cúng dường chư tôn đức Tăng nhân mùa Vu Lan

Để có phước báu lớn như Đức Phật dạy thì sự cúng dường không hoàn toàn phụ thuộc tiền tài, vật chất ít hay nhiều mà do tâm của người cúng dường. Phải là tâm chính trực và ba nghiệp thân khẩu ý thanh tịnh thì phước báu mới lớn. Ngược lại, nếu cúng dường với tâm có mưu đồ, không thanh tịnh thì phước báu không được như ý và rất nhỏ.

Trong 10 hạnh nguyện lớn, Đức Phổ Hiền Bồ Tát còn dạy chúng ta cách có được phước báu lớn đó là “quảng tu cúng dường”. Quảng tu là phát nguyện cúng dường rộng lớn, không ích kỷ, hẹp hòi, không so đo tính toán. Như câu chuyện về vợ chồng người ăn mày sẵn sàng đem thứ tài sản duy nhất là chiếc khố chung của hai vợ chồng cúng dường Ngài Xá Lợi Phất bằng tất cả lòng thành kính của mình, cho dù sau đó, họ không còn gì cả.

Qua đó, chúng ta thấy, không phải tiền nhiều, vàng nhiều mới gọi là sự cúng dường rộng lớn mà quan trọng sự cúng dường phải được xuất phát từ tâm tin kính Tam Bảo, tâm rộng lượng xả thí. Cho nên, nếu biết dùng tâm bố thí rộng lượng và dù chúng ta chỉ có thể bố thí nhỏ (như một hạt gạo cho con kiến) thì phước báu ấy là vô lượng vô biên. Đó là bố thí với tâm Ba La Mật. Nhưng nếu chúng ta mang cả kho gạo đến cúng chùa mà khởi tâm cống cao, ngã mạn, khoe khoang, kể lể, hạch sách với các Thầy phải đối đãi với chúng ta thế này thế kia thì đó là tâm buôn bán đổi chác, không phải là tâm cúng dường.

Vậy nên, chúng ta cúng dường thì cần có tâm thành kính, tâm rộng lớn thì phước báu mới lớn. Thầy Thích Trúc Thái Minh từng kể câu chuyện ngày Thầy còn làm giáo viên với đồng lương ít ỏi, nhưng đi đến chùa lễ Phật, Thầy luôn hướng tâm cúng dường đến chư Phật mười phương. Thậm chí có lúc còn chưa đến kỳ lĩnh lương nhưng Thầy không ngại đi mượn tiền để cúng dường Tam Bảo với tâm rất hoan hỷ.

Từ đó, chúng ta thấy được rằng, cúng dường với tâm chân thành, kính quý Tam Bảo không chỉ sinh ra cho mình phúc lành rất lớn mà chính tự tâm chúng ta cũng có được sự hỷ lạc, hạnh phúc.

3. Vật phẩm cúng dường

Như cái kiềng 3 chân, muốn đứng vững không thể thiếu một; vậy nên để việc cúng dường được thành tựu thì ngoài 2 yếu tố trên thì cần phải có vật phẩm cúng dường. Chúng ta có thể cúng dường tiền tài, vật chất thanh tịnh, không quan trọng là ít hay nhiều mà vật phẩm đó phải phù hợp với người tu hành và có mục đích phù hợp như để bảo dưỡng, xây dựng chùa, ấn tống kinh điển, hoằng dương Phật Pháp…

Những câu chuyện về công đức thù thắng của việc cúng dường Phật và chúng Tăng

Tam Bảo (Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo) chính là ruộng phước tối thượng trên đời; vậy nên cúng dường Tam Bảo được phước báu vô lượng.

Trong kinh Phật đã có những câu chuyện kể về công đức thù thắng của việc cúng dường Tam Bảo, mang đến lợi ích lớn cho người bố thí như 3 câu chuyện dưới đây:

Đức Phật và chúng Tăng là ruộng phước tối thắng, nơi nương tựa của chúng sinh

Đức Phật và chúng Tăng là ruộng phước tối thắng, nơi nương tựa của chúng sinh

1. Câu chuyện Thiên tử Inđaka cúng dường Tam Bảo được hào quang rực rỡ

Trong kinh Phật kể về tiền kiếp của Thiên tử Inđaka, trước khi sinh lên cõi Trời từng là người siêng năng bố thí cúng dường và tu tạo các việc phúc thiện trong ruộng phúc của Tam Bảo. Sau mãn kiếp người, ông được sinh lên cõi Trời, trở thành một vị chư Thiên có uy đức và có hào quang rất lớn, rất đẹp đẽ. Trong những lần chúng chư Thiên hội họp, hào quang của vị Thiên tử Inđaka tỏa rạng rực rỡ hơn hào quang của những vị vua cõi Trời khác. 

2. Câu chuyện bà lão nghèo nhờ cúng dường cơm cháy cho Ngài Ca Diếp được sinh Thiên

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp được tôn xưng là đệ nhất đầu đà khổ hạnh. Ngài có hạnh nguyện là chuyên đi khất thực ở những người nghèo khổ để tế độ cho họ. 

Vào một sáng nọ trước khi đi khất thực, Ngài quán xét thấy một bà lão ăn mày nghèo khổ, sống bằng sự bố thí của mọi người. Bà lão này trong kiếp xưa từng là thân mẫu của Ngài, do ác nghiệp mà hiện tại phải chịu quả báo. Thọ mạng của bà sắp hết, trong nay mai sẽ đọa địa ngục chịu sự thống khổ. Ngài quán xét thấy có thể độ được cho bà lão nên Ngài ôm bình bát đi đến chỗ bà khất thực. 

Bà lão ăn mày lưng còng, mắt mờ, tay yếu đi xin cơm được bữa đói bữa no. Hôm ấy, đi mãi mới xin được một miếng cơm cháy, bà mừng rỡ tìm chỗ ngồi xuống ăn. 

Bấy giờ, Đức Ma Ha Ca Diếp ôm bình bát đến trước mặt bà khất thực. Thấy dáng vẻ uy nghiêm, rạng rỡ của Ngài, bà vừa kính trọng vừa sợ hãi và nghĩ: “Ngài là Đại đức, là bậc có giới đức lớn, được mọi người tôn kính, còn thân ta nghèo khổ không có gì quý báu để làm phước thiện bố thí đến cho Ngài. Ta chỉ có mỗi miếng cơm cháy này, không ngon lành gì cả, lại còn đựng trong một cái bát không sạch sẽ. Ta nào dám làm phước bố thí để sớt bát cho Ngài được”. Nghĩ vậy, bà thỉnh Ngài đi nơi khác khất thực. 

Tôn giả biết ý nghĩ của bà nên Ngài cứ đứng yên, im lặng. Nhiều người đến xin cúng dường, quỳ dưới chân Ngài nhưng Ngài vẫn không mở bình bát, không nhận sự cúng dường của bất kỳ ai. Bấy giờ bà lão chợt hiểu, cảm động trước tấm lòng từ bi của Ngài, bà liền dâng miếng cơm cháy hoan hỷ cúng dường vào bình bát của Ngài. Đón nhận tấm lòng của bà lão, Tôn giả thọ dụng miếng cơm cháy ngay trước mắt bà lão, rồi chú nguyện, mong bà được hưởng những phúc báu tốt lành. Bà lão ngập tràn lòng hoan hỷ với đức tin trong sạch, kính tín Tam Bảo. Ngày hôm sau, bà mạng chung. Nhờ phước báu từ tâm tịnh tín cúng dường bậc Thánh Tăng, bà được tiêu nghiệp địa ngục, tái sinh thành một Thiên nữ xinh đẹp nơi cõi Trời Hóa Lạc.

3. Ngài Xá Lợi Phất cúng dường Tăng chúng cứu mẹ thoát khỏi ngạ quỷ

Trong Tiểu bộ kinh, phẩm Ngạ quỷ sự kể về một Bà-la-môn rất giàu có với tâm kính tín với Tam Bảo, luôn bố thí, giúp đỡ cho những người nghèo, khó khăn. Nhưng vợ của ông lại là người bất kính với Tam Bảo, keo kiệt, bủn xỉn và không bố thí cho ai bao giờ. Do nghiệp lực trói buộc nên sau khi chết, bà ấy tái sinh làm ngạ quỷ chịu nỗi khốn khổ phù hợp với ác hạnh của bà. Khi nhớ lại những người thân thuộc trong tiền kiếp, bà đã tìm đến nơi Tôn giả Xá Lợi Phất tu hành, cầu mong Ngài làm thiện bố thí và hồi hướng phước báu đến cho bà.

Tôn giả Xá Lợi Phất biết nữ ngạ quỷ trong nhiều kiếp từng làm mẹ mình, do ác nghiệp mà bị đọa làm ngạ quỷ chịu đói, rét, phải ăn đồ dơ bẩn, sống không nơi nương tựa nên Ngài khởi lòng từ bi, thương xót muốn cứu mẹ.Ngài nói chuyện này với Tôn giả Mục Kiền Liên, tiếp đó Ngài Mục Kiền Liên đến gặp vua Bình Sa - một Phật tử thuần thành hộ trì Tam Bảo và xin vua giúp đỡ. Đức vua nhận lời và bàn với quần thần, quyết định xây dựng bốn cái thất và dâng lên cúng dường Ngài Xá Lợi Phất. Sau đó, Ngài Xá Lợi Phất phát nguyện cúng dường bốn cái thất đến Tăng chúng và hồi hướng phước báu đến cho nữ ngạ quỷ.

Ngay sau khi được thọ hưởng phần phước báu, nữ ngạ quỷ liền bỏ thân ngạ quỷ, sinh lên làm Thiên nữ có hào quang rực rỡ, thân hình xinh đẹp, y phục lộng lẫy và có lâu đài nguy nga tráng lệ, đầy đủ của cải, hưởng sự an lạc cao quý trong cõi Trời.

Những câu chuyện trên là minh chứng cho chúng ta thấy rằng Tam Bảo quả thực là ruộng phước tối thượng của Trời, người; là chỗ cứu khổ của chúng sinh khiến chúng sinh thoát khỏi đau khổ, hưởng được hạnh phúc, an lạc trong hiện đời này và nhiều đời sau.

Vì vậy, là người con Phật, chúng ta nguyện hộ trì Tam Bảo còn thường hằng mãi ở thế gian để chúng sinh có nơi nương tựa, được bảo hộ bình an, được chuyển hóa nghiệp khổ của chính mình. Mong rằng, từ lời giảng của Thầy Thích Trúc Thái Minh, quý Phật tử hiểu được sự cúng dường, trân quý Pháp cúng dường mà Đức Phật dạy để chính mình cũng như gia đình được lợi ích.

Bài liên quan
166
CHIA SẺ
Bình luận (32)

Đọc thêm

14 T4, 2024
14 T4, 2024
Lục hòa là gì? Tu lục hòa tiêu trừ các ác nghiệp, cuộc sống an vui

Lục hòa là sáu phép hòa kính mà Đức Phật dạy để chúng ta thực hành, giúp cho đời sống được hạnh phúc, an vui. Vậy muốn tu lục hòa phải làm như thế nào?

140 1900

Lục hòa là gì? Tu lục hòa tiêu trừ các ác nghiệp, cuộc sống an vui

01 T4, 2024
01 T4, 2024
Hoàng hậu Ma Da là ai? Hạnh nguyện đặc biệt của bà đối với mười phương Chư Phật

Hoàng hậu Ma Da là vợ đức vua Tịnh Phạn, trị vì vương quốc Ca Tỳ La Vệ; là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tiền thân là Bồ Tát Hộ Minh và là Đức Phật Thích Ca ...

11 617

Hoàng hậu Ma Da là ai? Hạnh nguyện đặc biệt của bà đối với mười phương Chư Phật

25 T3, 2024
25 T3, 2024
Cúng dường Xá lợi Phật có công đức ngang bằng cúng dường Đức Phật

Xá lợi Phật là những viên ngọc thu được từ nhục thân - thân xác thịt của Đức Phật sau khi làm lễ trà tỳ. Khi đó, tất cả thân Ngài đều biến thành vô số Xá lợi

59 3271

Cúng dường Xá lợi Phật có công đức ngang bằng cúng dường Đức Phật

20 T3, 2024
20 T3, 2024
Đức Phật Thích Ca - nhân vật lịch sử có thật và sự xuất hiện đặc biệt nhất trên thế gian

Đức Phật là nhân vật có thật, sự xuất hiện của Ngài như một vầng nhật nguyệt trí tuệ và từ bi, xóa tan đi bóng tối vô minh, phiền não.

142 5362

Đức Phật Thích Ca - nhân vật lịch sử có thật và sự xuất hiện đặc biệt nhất trên thế gian

05 T3, 2024
05 T3, 2024
Áp lực cuộc sống: 04 cách vượt qua để sống thảnh thơi

Áp lực cuộc sống về tiền bạc, công việc, gia đình,... là nỗi bất an, mệt mỏi của nhiều người. Và trên đây là 4 cách để vượt qua áp lực trong cuộc sống

181 1528

Áp lực cuộc sống: 04 cách vượt qua để sống thảnh thơi

28 T2, 2024
28 T2, 2024
Niết bàn là gì? Người nào có thể chứng đắc Niết bàn

Niết bàn là một thực tại có thật, là trạng thái của tâm khi đã diệt hết các phiền não, sạch tất cả vô minh, tham, sân si. Niết bàn đồng nghĩa với thoát khỏi đau khổ...

52 5895

Niết bàn là gì? Người nào có thể chứng đắc Niết bàn

05 T2, 2024
05 T2, 2024
Muốn sống an nhiên giữa cuộc đời vô thường, đừng bỏ qua những điều này

Vô thường là điều nhiều người hay nhắc đến khi những người thân yêu mất hoặc đổ vỡ trong chuyện tình cảm,... Làm thế nào để bình thản đối diện với nó?

261 14859

Muốn sống an nhiên giữa cuộc đời vô thường, đừng bỏ qua những điều này