13
102

Ý nghĩa và lợi ích của việc sám hối

Tu tập - Giác ngộ, 05/10/2019 15:10
13
102

Kính thưa toàn thể đại chúng! Từ “sám hối” trong nhà Phật giống như từ “xin lỗi” ở bên ngoài. Chữ “sám” nghĩa là ăn năn, day dứt; chữ “hối” nghĩa là hối hận, hối cải, chừa đổi. Bởi vậy, sám hối có nghĩa là ăn năn, hối cải và chừa đổi.

Ý nghĩa của việc sám hối

Tại sao trong chùa tối nào cũng phải sám hối? Vì trong một ngày, chúng ta sống, sinh hoạt, ít nhiều cũng phạm phải các lỗi lầm. Cho nên buổi tối là buổi chuẩn bị kết thúc một ngày thì chúng ta sám hối. Sám hối ở đây là sám hối với Đức Phật vì Đức Phật là Bậc Thánh Nhân, Thánh thiện, toàn mỹ nhất.

“Tâm của Phật là mảy trần không bận
Thân của Ngài vô tận phước lành
Từ bi cứu khổ độ sinh
Chúng con đảnh lễ chí thành quy y.”

Bởi vậy, khi chúng ta sám hối với Phật thì tâm hồn chúng ta sẽ được trong sạch và tội lỗi của chúng ta sẽ được tiêu diệt. Cho nên, buổi tối ở chùa đều có một thời khóa sám hối để chúng ta kiểm lại trong ngày hôm nay đã phạm những lỗi lầm gì, mình kể ra, cảm thấy ăn năn day dứt và xin hối cải từ ngày mai sẽ cố gắng không tái phạm nữa. Đấy là ý nghĩa của việc sám hối.

Thời khóa sám hối thường ngày tại chùa Ba Vàng

Thời khóa sám hối thường ngày tại chùa Ba Vàng

Lợi ích của việc sám hối

Sám hối cũng còn gọi là làm mới mình! Khi mình phạm lỗi lầm, con người mình dơ bẩn, xấu xa, nhưng sau khi sám hối, mình sẽ trở thành con người mới, không tái phạm những lỗi lầm như trước nữa. Trong khi sám hối, chúng ta thường quỳ chứ không ngồi. Khi chúng ta đến xin lỗi ai, nhất là xin lỗi cha mẹ, chúng ta thường hay quỳ hoặc đứng. Trong hai tư thế đó, tư thế quỳ sám hối ngưỡng vọng về Đức Phật sẽ giúp cho chúng ta tha thiết hơn trong việc sám hối, lợi ích hơn cho việc mình sửa đổi thân tâm.

Tư thế quỳ ngưỡng vọng về Đức Phật giúp chúng ta tha thiết hơn trong việc sám hối.

Tư thế quỳ ngưỡng vọng về Đức Phật giúp chúng ta tha thiết hơn trong việc sám hối.

Vậy chúng ta hiểu rằng mình phạm nhiều lỗi trong ngày nên phải thường xuyên sám hối. Người ở trên đời mà thường biết sám hối, biết ăn năn, hối cải những lỗi lầm của mình thì chắc chắn người ấy sẽ trở thành người tốt. Còn người không biết nhìn lỗi của mình, không biết day dứt thì mình không trở thành người tốt được.

Sư Phụ rất mong chúng ta sẽ ứng dụng pháp sám hối của nhà Phật trong cuộc sống, gia đình của mình. Vợ chồng cũng nên biết sám hối với nhau, ví dụ như: “Em sám hối anh, em hôm nay đã làm cho anh buồn, em đã làm xúc phạm đến anh” hay “anh cũng xin sám hối với em”,…

Chúng ta không chỉ sám hối với nhau mà còn sám hối cả với Phật nữa. Khi nào cả hai cùng phạm lỗi thì nên ra trước Phật sám hối hoặc là đến trước các Thầy xin sám hối. Sư Phụ rất mong toàn thể đại chúng biết ứng dụng pháp sám hối để làm cho mình mỗi ngày một mới và tốt đẹp hơn nhé!

- Trích lời Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh -

Bài liên quan
102
CHIA SẺ
Bình luận (13)

Đọc thêm

15 T3, 2025
15 T3, 2025
5 phương pháp ăn năn sám hối giúp tiêu nghiệp, thân tâm được an lạc

Sám hối là phương pháp giúp chúng ta được tiêu trừ tội lỗi, thanh tịnh thân tâm và gieo nhân lành cho tương lai.

810 38681

5 phương pháp ăn năn sám hối giúp tiêu nghiệp, thân tâm được an lạc

14 T3, 2025
14 T3, 2025
Nghiệp sát sinh: Hậu quả và cách chuyển hóa giúp sống bình an hơn

Sát sinh là việc làm mang đến kết quả khổ đau trong nhiều đời. Ngược lại, từ bỏ sát sinh sẽ mang đến những điều tốt đẹp cho bản thân và thế giới này.

437 14872

Nghiệp sát sinh: Hậu quả và cách chuyển hóa giúp sống bình an hơn

13 T3, 2025
13 T3, 2025
Lời dạy của Đức Phật trước khi nhập Niết bàn giúp chúng sinh hạnh phúc

Lời di huấn cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập Niết bàn là ngọn đèn, kim chỉ nam soi sáng dẫn đường, giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau, được hạnh phúc, an vui.

201 3977

Lời dạy của Đức Phật trước khi nhập Niết bàn giúp chúng sinh hạnh phúc

12 T3, 2025
12 T3, 2025
Bữa ăn cuối cùng của Đức Phật: Phước báu vô lượng cho người cúng dường

Trong bữa ăn cuối cùng của Đức Phật, ông Cunda dâng cúng Phật món mộc nhĩ có độc, nhưng ông vẫn nhận được phước báu vô cùng to lớn.

297 4131

Bữa ăn cuối cùng của Đức Phật: Phước báu vô lượng cho người cúng dường

12 T3, 2025
12 T3, 2025
Niết bàn là gì? Trạng thái an lạc tuyệt đối, thoát khỏi mọi khổ đau

Niết bàn là nơi dứt tuyệt mọi khổ đau, đạt hạnh phúc tuyệt đối. Đó cũng là mục đích mà tất cả những người đệ tử Phật hướng đến.

701 12151

Niết bàn là gì? Trạng thái an lạc tuyệt đối, thoát khỏi mọi khổ đau

08 T3, 2025
08 T3, 2025
Khám phá 8 Pháp vị vi diệu của Niết bàn qua lời dạy của Đức Phật

Trong Kinh Phương Đẳng Bát Nhã Nê Hoàn có diễn tả Niết bàn với 8 Pháp vị cụ thể gồm: thường trụ, tịch diệt, không già, không chết, thanh tịnh, hư không, bất động, khoái lạc.

194 7253

Khám phá 8 Pháp vị vi diệu của Niết bàn qua lời dạy của Đức Phật

24 T2, 2025
24 T2, 2025
4 cuộc gặp gỡ định mệnh - Nhân duyên khiến Thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ tất cả để xuất gia

Sau những lần vượt thành ra khỏi hoàng cung, chứng kiến cảnh già - bệnh - chết, và đến khi gặp một vị tu sĩ, Thái tử Tất Đạt Đa như bừng tỉnh, nhận ra con đường giải thoát Ngài sẽ đi.

1194 14997

4 cuộc gặp gỡ định mệnh - Nhân duyên khiến Thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ tất cả để xuất gia