51
225

Thái tử Tất Đạt Đa tu khổ hạnh thế nào? Vì sao Ngài chọn tu khổ hạnh?

Hạnh đầu đà, 24/12/2022 15:30
51
225

Thời kỳ tu khổ hạnh trong suốt 6 năm, Thái tử Tất Đạt Đa đã sống nơi rừng sâu nước độc, ở những nơi nghĩa địa, chết chóc, hành xác khắc nghiệt khiến ngọc thân của Ngài bị vắt kiệt sức lực, trở nên điêu tàn, tiều tụy, chỉ còn gân, xương và da. Dù vậy, Ngài quyết không từ bỏ. Cho đến khi tưởng như gần kề cái chết, Ngài mới nhận ra pháp môn này là sai lầm và quyết định từ bỏ. 

Tại sao trước khi thành đạo, Ngài lại chọn Pháp môn sai lầm để tu? Phải chăng, ẩn sau hành động của Ngài có bài học đặc biệt mà chúng ta chưa biết?

Kính mời quý vị và các bạn cùng đọc bài viết dưới đây qua bài giảng của Thầy Thích Trúc Thái Minh để hiểu hơn về cuộc đời của Ngài.   

>>> Xem thêm: Con đường Đức Phật thành đạo

Thái tử Tất Đạt Đa tu khổ hạnh như thế nào?

Khi quyết định ra đi tìm cầu chân lý, Thái tử Tất Đạt Đa đã từ bỏ tất cả, áo mão, hoàng bào để đi xuất gia. Ngài tìm đến Tỳ-xá-ly và học đạo với nhóm tiên nhân tu khổ hạnh Bạt-già-bà. Họ tu khổ hạnh, đứng co chân suốt cả ngày, có vị nằm trên gai, nằm trên đất hay nằm trên mảnh chai, có người nằm trên lửa, trên than…để tiêu nghiệp khổ và sinh lên cõi Trời. Ngày đầu tiên gặp nhóm tu của Bạt-già-bà, Ngài đã nhận định đây không phải mục tiêu Ngài hướng đến. 

Sau đó, Ngài rời đi và đi tìm ông Alara Kàlama - vị đạo sĩ đã tu thiền định và đạt đến thiền Vô sở hữu xứ. Sau khi được thầy hướng dẫn, Ngài tinh tấn tu hành và sau một thời gian rất ngắn, Ngài chứng đạt được thiền Vô sở hữu xứ ngang bằng thầy của mình. Tuy nhiên, Ngài suy nghĩ, pháp thiền Vô sở hữu xứ cũng chỉ đến tầng trời Vô sở hữu xứ, vẫn còn sinh diệt, không phải là mục đích là tối thượng an ổn Niết bàn, nên Ngài tiếp tục ra đi. 

Rồi Ngài tìm đến vị đạo sĩ danh tiếng Uddaka Ramaputta (Uất-đầu-lam-phất) đã tu chứng Phi tưởng phi phi tưởng xứ, cao hơn vị thầy trước mấy bậc. Sau khi tu tập một thời gian ngắn, Ngài cũng chứng được thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ ngang bằng thầy của mình. Khi đã chứng đạt, Ngài suy nghĩ thiền này vẫn chưa phải là trí thiện, vẫn còn cái tôi, cái ngã nên không thể nào đạt được an ổn của Niết bàn. Cho nên Ngài cũng một lần nữa tạ từ thầy để ra đi. 

Sau khi rời bỏ hai vị thầy, Ngài đã tìm đến Pháp tu khổ hạnh và gọi là khổ hạnh cực đoan, bởi theo truyền thống của những người tu bấy giờ thì họ nghĩ rằng tu khổ hạnh sẽ mau đắc đạo. Lúc đó, có 5 anh em ông Kiều Trần Như đã đến tu cùng với Ngài. 

Thái tử Tất Đạt Đa tu tập khổ hạnh ở rừng già cùng 5 anh em ông Kiều Trần Như

Thái tử Tất Đạt Đa tu tập khổ hạnh ở rừng già cùng 5 anh em ông Kiều Trần Như

Vì chí nguyện cầu đạo cho nên Ngài sẵn sàng thực tập tu khổ hạnh và khổ hạnh đến cùng cực, trong Ðại kinh Saccaka (Mahàsaccaka sutta) số 36 thuộc Kinh Trung Bộ nói: “Rồi Ta tự suy nghĩ như sau, Ta hãy giảm thiểu tối đa ăn uống, ăn ít từng giọt một như súp đậu xanh, súp đậu đen, súp đậu hột hay súp đậu nhỏ. Trong khi Ta giảm thiểu tối đa sự ăn uống ta ăn từng giọt một, một súp đậu xanh, một súp đậu đen, đậu hột thân của Ta trở thành hết sức gầy yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những gọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo; vì Ta ăn quá ít, bàn chân của Ta trở thành như móng chân con lạc đà”. 

>>> Xem thêm: Pháp tu đầu đà có phải là khổ hạnh cực đoan không?

Từ một thanh niên cường tráng, vạm vỡ nhưng do Ngài ăn quá ít nên cơ thể dần bị teo hết. Trong Đại kinh Saccaka viết: “Vì Ta ăn quá ít, xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh. Vì Ta ăn quá ít các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột một nhà sàn hư nát. Vì Ta ăn quá ít nên con ngươi long lanh của Ta nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu”. 

Đức Phật kể lại trong kinh: “Vì Ta ăn quá ít, da đầu ta trở thành nhăn nhiu khô cằn như trái bí trắng và trái bí đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nhíu khô cằn. Nếu Ta nghĩ: “Ta hãy rờ da bụng”, thì chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: “Ta hãy rờ xương sống”, thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít nên da bụng của Ta đến bám chặt xương sống. Nếu Ta nghĩ: “Ta đi đại tiện, hay đi tiểu tiện” thì Ta ngã quỵ úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít”. 

Ngài tu đến khổ cùng cực chỉ vì chí nguyện cầu Vô thượng đạo, cầu được tối thắng trí thiện ở trên đời phải sáng tỏ điều chưa thấy. Sau khi bị ngã quỵ hoàn toàn xây xẩm, tối tăm mặt mày thì Ngài giác ngộ Pháp tu khổ hạnh cực đoan không đem đến cho Ngài giác ngộ, giải thoát nên Ngài đã từ bỏ lối tu khổ hạnh này. 

Tại sao Thái tử Tất Đạt Đa tu khổ hạnh trước khi Ngài thành đạo?

Với góc nhìn của Phật giáo phát triển, chúng ta thấy rằng, Thái tử Tất Đạt Đa phải đi qua tất cả sự sai lầm của các ngoại đạo, trong đó có pháp tu khổ hạnh. Thời Ngài còn tại thế, tại Ấn Độ có đến 96 giáo phái, họ tu tập và họ nghĩ rằng họ đã thành tựu nhưng sự thật thì không phải như vậy. 

Tất cả giáo phái đó đều quan niệm rằng, thân thể là gốc của các tội lỗi, đau khổ. Tu là phải hành thân, hoại thể thì mới đạt đạo giải thoát. Cho nên, họ tìm cách hủy hoại, đánh đập, hành hạ, làm bầm dập thân thể, bắt đứng, bắt trồng cây chuối, rồi nằm trên gai, ăn phân, ăn đất, phơi sương, phơi nắng,… Họ nghĩ rằng, làm cho thân này càng khổ thì nó càng chóng sạch tội và càng sớm đắc đạo. Đó là một quan điểm rất sai lầm. 

Nếu Thái tử Tất Đạt Đa không đi qua sự tu tập khổ hạnh này thì làm sao sau này, Ngài có thể chiết phục được ngoại đạo? Có thể các chúng ngoại đạo sẽ nói: Ngươi còn chưa khổ hạnh bằng ta, ngươi còn chưa thực tập các Pháp khó như ta thì làm sao ngươi biết? 

Thánh tích Khổ Hạnh Lâm tại Ấn Độ - nơi ghi dấu sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa tu khổ hạnh 6 năm ở rừng già

Thánh tích Khổ Hạnh Lâm tại Ấn Độ - nơi ghi dấu sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa tu khổ hạnh 6 năm ở rừng già

Cho nên, Thái tử đã tự thân trải qua tất cả pháp môn tu của ngoại đạo để khi thành đạo, Ngài có bằng chứng, có sự thật rằng Ngài đã thực hành những pháp môn tu khổ hạnh của họ. Ngài thấy các pháp môn này không đem lại lợi ích, là hạ liệt, không đem đến sự giác ngộ giải thoát thì họ mới tin theo lời dạy của Ngài. 

>>> Xem thêm: Thiên ma Ba Tuần là ai? Tại sao Thiên ma Ba Tuần lại phá Phật thành đạo?

Đức Phật khẳng định con đường tu trung đạo đưa đến sự giải thoát cho chúng sinh

Do khổ hạnh cực đoan khiến sức lực không còn, Thái tử đã ngã quỵ; khi ấy Ngài được cô thôn nữ Sujata cúng dường bát sữa, các mạch máu cơ thể Ngài sau bao nhiêu ngày bị khô cạn gặp thức ăn bỗng hồi sinh. Ngài thức tỉnh, tim đập trở lại, khỏe mạnh tỉnh táo hơn, ngay giây phút ấy, Ngài nhận ra con đường tu đúng đắn là con đường trung đạo. Rồi Ngài ăn uống trở lại, đi khất thực, ngày ăn một bữa. 

Cô thôn nữ Sujata cúng dường bát sữa lên Thái tử Tất Đạt Đa với lòng tôn kính (ảnh minh họa)

Cô thôn nữ Sujata cúng dường bát sữa lên Thái tử Tất Đạt Đa với lòng tôn kính (ảnh minh họa)

>>> Xem thêm: Hoạt kịch: Bát cháo sữa của nàng Sujata và sự kiện Đức Phật thành đạo

Sau khi cơ thể hồi phục trở lại, Thái tử đã xuống tắm ở dòng sông Ni Liên Thiền, Ngài thả bình bát xuống sông và phát nguyện sẽ đến chỗ cội Bồ đề để ngồi thiền định: “Nếu dưới cội cây kia, mà Ta đắc thành quả vị Chính Đẳng Giác, thì xin bát vàng này trôi ngược dòng sông. Bằng không thể đắc quả Phật, thì bát vàng này sẽ trôi xuôi”. Sau đó, Ngài chậm rãi thả chiếc bát xuống dòng sông. Chiếc bát từ từ trôi ngược dòng, được một lúc thì chìm hẳn. 

Biết lời nguyện của mình sẽ thành tựu, Ngài từ bờ sông Ni Liên Thiền trở về cội cây Bồ đề, dũng mãnh phát lời thề nguyện: “Dù máu huyết khô cạn, dù chỉ còn gân, xương và da; Ta quyết không rời khỏi chỗ này nếu Ta chưa đắc thành quả Phật”. Sau đó, Ngài ngồi thiền, nhập định trong tư thế kiết già. Sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ đề, đầy đủ túc duyên, đến đêm thứ 49 Ngài chứng được Tam minh, Lục thần thông và chứng đắc đạo quả Vô thượng Bồ đề. 

Đức Phật thành đạo sau 49 ngày đêm tu thiền định, Ngài trở thành bậc Chánh đẳng giác tối thượng của thế gian

Đức Phật thành đạo sau 49 ngày đêm tu thiền định, Ngài trở thành bậc Chánh đẳng giác tối thượng của thế gian

Ngài đã đạt được mục đích của mình, Ngài biết rõ Ngài đã giải thoát thật sự, không còn một cái gì có thể trói buộc, làm khổ Ngài được nữa. Ngài nói: “Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa” . Đó chính là mục đích Ngài đặt ra, là chí thiện, là tối thượng Niết bàn. Chính Ngài chứng nghiệm, đạt được điều này không còn nghi ngờ gì nữa. 

Đức Phật thực sự minh triết, Ngài nhận ra được và chỉ lại cho mọi người con đường trung đạo đệ nhất để đưa chúng sinh đi đến sự giác ngộ. Ngài dạy chúng ta phải xa rời hai cực đoan: Thứ nhất là đắm say hưởng thụ lạc thú, những dục lạc thấp hèn thì không đưa đến giác ngộ. Thứ hai là hành thân hoại thể, khổ hạnh một cách cực đoan cũng không thể dẫn chúng sinh đi đến giác ngộ. Đức Phật thực hành lối tu trung đạo từ thân cho đến tâm và con đường này mới dẫn đến sự giác ngộ. 

Cho nên, hiện nay tất cả chư Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng có duyên lành đi theo Đức Thế Tôn chính là đi theo con đường trung đạo - Bát chánh đạo chính là con đường trung đạo. Con đường đó sẽ dẫn chúng ta đi đến chỗ diệt trừ khổ đau, đạt được giác ngộ giải thoát an vui, hạnh phúc, viên mãn. 

Sự kiện Đức Phật thành đạo đã mở ra con đường thoát khổ cho tất cả chúng sinh, vì vậy, chúng ta hãy hướng tâm tôn kính Ngài vì nếu không có Đức Phật thì chúng ta không thể có đạo, không có Phật Pháp để tu hành. Cũng qua sự kiện này, chúng ta càng thêm kính trọng, lòng từ bi bao la của Đức Thế Tôn - để giáo hóa chúng sinh vào nẻo thiện mà Ngài luôn tinh tấn tu hành không nhàm mỏi. 

Vì vậy, trên bước đường chúng ta đi, dẫu có gặp khó khăn trong tu tập hay trong cuộc sống, chúng ta hãy nhớ đến tấm gương tu hành của Ngài, nương tựa Ngài để từng bước vượt qua khó khăn, thành tựu thiện cầu của mình.

Bài liên quan
225
CHIA SẺ
Bình luận (51)

Đọc thêm

08 T11, 2024
08 T11, 2024
Khất thực: Pháp tu mang lại phúc lành lớn cho tu sĩ và chúng sinh

Khất thực là đi xin ăn. Tất cả Đức Phật quá khứ đến tương lai đều đi khất thực. Đây cũng là cách nuôi thân chân chính Đức Phật truyền dạy cho người xuất gia.

29 8119

Khất thực: Pháp tu mang lại phúc lành lớn cho tu sĩ và chúng sinh

05 T11, 2024
05 T11, 2024
Hạnh đầu đà: Hiểu đúng về 13 pháp tu khổ hạnh được Đức Phật tán dương

Hạnh đầu đà gồm 13 hạnh thực hiện rất khó và gian khổ; giúp dứt trừ lo lắng, sợ hãi, có được an vui; đồng thời mang đến lợi ích, hạnh phúc cho chúng sinh.

307 17033

Hạnh đầu đà: Hiểu đúng về 13 pháp tu khổ hạnh được Đức Phật tán dương

12 T6, 2024
12 T6, 2024
Vua Trần Nhân Tông - "Vua Phật" đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tu hành như thế nào? (Kỳ 1)

Trần Nhân Tông là vị vua thứ ba của nhà Trần, cũng là một bậc anh quân kỳ tài của Đại Việt, một Thiền sư lỗi lạc của Phật giáo Việt Nam

543 6662

Vua Trần Nhân Tông - 'Vua Phật' đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tu hành như thế nào? (Kỳ 1)

05 T5, 2024
05 T5, 2024
03 việc cần phải làm để đủ duyên tu hạnh đầu đà như Ngài Đại Ca Diếp

Tôn giả Ca Diếp là một trong 10 đại đệ tử của Đức Phật, được tôn xưng là đệ nhất đầu đà. Nhưng không phải ai cũng thực hành được pháp đầu đà như ngài Ca Diếp.

181 2497

03 việc cần phải làm để đủ duyên tu hạnh đầu đà như Ngài Đại Ca Diếp

30 T4, 2024
30 T4, 2024
Trì bình khất thực: Chư Tăng tu tâm khiêm hạ, gieo phúc lành đến chúng sinh

Hình ảnh chư Tăng ôm bát đi khất thực thể hiện hình ảnh đời sống giản dị, giúp người tại gia bớt tham đắm tài vật, có thêm động lực sống.

246 2589

Trì bình khất thực: Chư Tăng tu tâm khiêm hạ, gieo phúc lành đến chúng sinh

15 T12, 2023
15 T12, 2023
Giải mã “giấc mộng hoa sen” của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Đây là giấc mộng của bậc Thánh nhân, vô cùng hiếm thấy, thể hiện sứ mệnh và con đường vua Trần Nhân Tông sẽ đi sau này.

559 6479

Giải mã “giấc mộng hoa sen” của Phật hoàng Trần Nhân Tông

12 T12, 2023
12 T12, 2023
Vua Trần Nhân Tông: "Vua Phật" đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tu hành như thế nào? (Kỳ 2)

Trần Nhân Tông vì sao được nhân dân Việt Nam suy tôn là Phật hoàng? Cuộc đời tu hành của Ngài ra sao? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây

451 5197

Vua Trần Nhân Tông: 'Vua Phật' đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tu hành như thế nào? (Kỳ 2)