246
635

Trì bình khất thực: Chư Tăng tu tâm khiêm hạ, gieo phúc lành đến chúng sinh

Hạnh đầu đà, 30/4/2024 22:46
246
635

Trong Kinh Đại Thừa Bản sinh Tâm Địa quán (quyển V, phẩm 4), Đức Phật nói kệ khen ngợi hạnh khất thực của người xuất gia tu hành:

“Như Lai ba đời đều khen ngợi

Công đức khất thực có mười lợi:

Riêng gọi hạnh này là tối thắng

Ra vào tự tại không ràng buộc”

Khất thực nghĩa là xin ăn. Đó là cách nuôi thân chân chính do Đức Phật truyền dạy mà bản thân Ngài chính là tấm gương. Mười phương ba đời chư Phật, từ các Đức Phật quá khứ đến tương lai đều ôm bình bát khất thực.

Người xuất gia trì bình khất thực được mười điều lợi ích. Mười điều này được Đức Thế Tôn nói với Bồ Tát Trí Quang:

“Lại nữa Bồ Tát Trí Quang, Phật tử xuất gia thường làm hạnh khất thực, dù rằng phải xả thân mạng, chứ không bao giờ dứt tâm ấy. Vì sao thế? Vì tất cả chúng sinh đều nhờ vào việc ăn uống mà tồn tại, bởi thế nên lợi ích của việc khất thực là vô cùng. Các ông nên biết, Bồ Tát xuất gia thường đi khất thực, vì nó có mười lợi lạc thù thắng. Những gì là mười?

1. Thường đi khất thực để nuôi sống thân mạng mình, nhưng được ra vào tự do không bị lệ thuộc vào người khác.

2. Khi đi khất thực, trước tiên nói diệu pháp cho người ta nghe, khiến họ khởi tâm thiện, sau mới xin thức ăn cho mình.

3. Vì những người không biết bố thí, phát tâm đại từ bi, vì họ nói chính pháp, khiến họ khởi tâm xả thí, mà sinh được phước đức hơn hết.

4. Làm theo lời Phật dạy để tăng trưởng giới phẩm, phước đức được viên mãn, trí tuệ vô cùng.

5. Từng đi khất thực, đối với bảy mạn, chín mạn tự nhiên tiêu diệt, mọi người cung kính xem đấy là ruộng phước tốt đẹp.

6. Khi khất thực sẽ đạt được tướng Vô kiến đỉnh của Như Lai, nhận sự cúng dường rộng lớn của thế gian.

7. Phật tử các ông theo học pháp này, khiến Tam bảo luôn được duy trì phát triển đem lại lợi ích cho chúng sinh.

8. Khi khất thực không được vì muốn có được thức ăn uống mà dấy khởi tâm mong cầu, khen ngợi tất cả hàng nam, nữ.

9. Khi đi khất thực nên theo lần lượt, không nên phân biệt nhà nghèo, nhà giàu.

10. Thường đi khất thực, chư Phật luôn hoan hỷ, dốc tu tập đạt được Nhất thiết trí, thì là duyên lành hơn hết.

Bồ Tát Trí Quang, Như Lai vì các ông mà nói qua mười sự lợi ích như vậy, nếu phân biệt rộng ra thời vô lượng vô biên. Tỳ-kheo các ông, cùng những người đời sau cầu Phật đạo nên học như thế!”

(Trích: Kinh Đại thừa bản sinh tâm địa quán, quyển V, phẩm Vô cấu tính)

Như vậy, có thể tóm lược lại những lợi ích của người xuất gia như: tâm trí được rảnh rang, ít phiền não; đoạn trừ tâm kiêu căng, ngã mạn, tu tâm khiêm hạ; rèn luyện được tâm chịu đựng đói khát, gian khổ, đức nhẫn nại; đoạn trừ lòng tham; tạo cơ duyên giáo hóa chúng sinh;...

Người xuất gia ôm bát đi khất thực được rất nhiều lợi ích

Người xuất gia ôm bát đi khất thực được rất nhiều lợi ích

Pháp khất thực không chỉ mang lại lợi ích cho người xuất gia tu hành mà còn đem lại lợi ích cho người đặt bát cúng dường. Như trong Đại Tạng Kinh Việt Nam, Trung Bộ III, kinh Tiểu nghiệp phân biệt, “Nhân duyên của giàu nghèo”, Đức Phật dạy: “…có người đàn bà hay đàn ông có bố thí và cúng dường cho Sa môn hay Bà La môn các đồ ăn uống, y phục, xe cộ, ngọa cụ, y dược, đèn đuốc, nhà cửa… Do nghiệp ấy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, thiên giới. Nếu sanh vào loài người, người ấy được giàu sang, có tài sản lớn”.

Bên cạnh đó, hình ảnh chư Tăng ôm bát đi khất thực còn thể hiện hình ảnh đời sống giản dị, giúp người tại gia bớt tham đắm tài vật, có thêm động lực sống. Vì tài sản của các Thầy chỉ có tấm y trên thân và một cái bình bát để xin thức ăn. Tuy vậy nhưng các Thầy vẫn sống an vui.

Phật tử đặt bát cúng dường lên chư Tăng trì bình khất thực

Phật tử đặt bát cúng dường lên chư Tăng trì bình khất thực

Qua đây, chúng ta thấy được rằng: Khất thực là truyền thống quý báu, không chỉ nuôi thân mạng, đem đến lợi ích cho người tu hành mà còn gieo duyên giúp Nhân dân, Phật tử trồng hạt giống lành vào ruộng phước Tam Bảo. Một người biết bố thí, cúng dường thì họ sẽ được phước báo tốt đẹp trong hiện tại và vị lai.

Bài liên quan
635
CHIA SẺ
Bình luận (246)

Đọc thêm

05 T5, 2024
05 T5, 2024
03 việc cần phải làm để đủ duyên tu hạnh đầu đà như Ngài Đại Ca Diếp

Tôn giả Ca Diếp là một trong 10 đại đệ tử của Đức Phật, được tôn xưng là đệ nhất đầu đà. Nhưng không phải ai cũng thực hành được pháp đầu đà như ngài Ca Diếp.

181 2310

03 việc cần phải làm để đủ duyên tu hạnh đầu đà như Ngài Đại Ca Diếp

15 T12, 2023
15 T12, 2023
Giải mã “giấc mộng hoa sen” của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Đây là giấc mộng của bậc Thánh nhân, vô cùng hiếm thấy, thể hiện sứ mệnh và con đường vua Trần Nhân Tông sẽ đi sau này.

559 6366

Giải mã “giấc mộng hoa sen” của Phật hoàng Trần Nhân Tông

12 T12, 2023
12 T12, 2023
Vua Trần Nhân Tông - "Vua Phật" đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tu hành như thế nào? (Kỳ 1)

Trần Nhân Tông là vị vua thứ ba của nhà Trần, cũng là một bậc anh quân kỳ tài của Đại Việt, một Thiền sư lỗi lạc của Phật giáo Việt Nam

541 6457

Vua Trần Nhân Tông - 'Vua Phật' đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tu hành như thế nào? (Kỳ 1)

12 T12, 2023
12 T12, 2023
Vua Trần Nhân Tông: "Vua Phật" đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tu hành như thế nào? (Kỳ 2)

Trần Nhân Tông vì sao được nhân dân Việt Nam suy tôn là Phật hoàng? Cuộc đời tu hành của Ngài ra sao? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây

450 4713

Vua Trần Nhân Tông: 'Vua Phật' đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tu hành như thế nào? (Kỳ 2)

26 T8, 2023
26 T8, 2023
13 Pháp hạnh đầu đà mà Đức Phật tán dương là gì?

Hạnh đầu đà là một trong những phương pháp tu khổ hạnh để tôi luyện thân tâm, trừ bỏ phiền não... 13 Pháp hạnh đầu đà gồm mặc y phấn tảo, ăn bằng bình bát,...

306 11902

13 Pháp hạnh đầu đà mà Đức Phật tán dương là gì?

16 T8, 2023
16 T8, 2023
Khất thực - Pháp tu cao quý của mười phương chư Phật

Khất thực, nghĩa là đi xin ăn. Đây cũng là một trong 13 pháp tu khổ hạnh đầu đà cao quý, không chỉ để nuôi thân mạng, có sức khỏe tu tập, tiến tu đạo

29 8119

Khất thực - Pháp tu cao quý của mười phương chư Phật