449
879

Vua Trần Nhân Tông: "Vua Phật" đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tu hành như thế nào? (Kỳ 2)

Hạnh đầu đà, 12/12/2023 07:04
449
879

Tiếp nối "Kỳ 1 - Cuộc đời tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông", kính mời quý Phật tử và các bạn cùng tìm hiểu những đóng góp của Phật hoàng đối với Tăng chúng và quần chúng Nhân dân trong bài viết dưới đây!

tiep-tang-do-chung-xien-duong-phat-phap

Sau khi xuất gia, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã lập chùa Long Động, cất tinh xá, khai giảng để tiếp độ chúng Tăng. Học chúng đua nhau đến học rất đông. Có thời gian, Ngài cùng Tăng chúng thực hành hạnh đầu đà tại khu rừng núi trên dãy Thành Đẳng (bắt nguồn từ dãy Yên Tử), thuộc địa phận thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh ngày nay.

Phật hoàng còn đến chùa Phổ Minh ở Phủ Thiên Trường lập giảng đường, giảng dạy mấy năm. Tiếp đó, Ngài lại vân du đến trại Bố Chính lập am Tri Kiến rồi ở đó. Khi tu tập trên núi Yên Sơn thành tựu giác ngộ, Ngài xuống núi hoằng dương Phật Pháp, làm lợi lạc cho chúng sinh. Ngài cùng các đệ tử đi khắp các chùa trong nước như Phổ Minh ở Thiên Trường, Sùng Nghiêm ở Chí Linh, Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang, Bắc Ninh để giảng kinh cho các nhà sư đến học. 

Thời đó, các đệ tử của Ngài cũng tỏa đi khắp nơi để tu tập, lan tỏa Phật Pháp và hoằng hóa chúng sinh. Cho nên, từ đỉnh Yên Tử, dọc theo dãy non thiêng Thành Đẳng và địa danh lân cận đều có những dấu tích giáo hóa của Ngài cùng các đệ tử.

Để truyền bá sâu rộng Phật giáo trong nhân dân, Phật hoàng Trần Nhân Tông và vua Trần Anh Tông đã cho khắc in bộ Kinh Địa Tạng vào cuối thế kỷ XIII, góp phần quan trọng cho việc phát triển Phật học ở thế kỷ sau. 

Trong các vị đệ tử được Phật hoàng Trần Nhân Tông giáo hóa, phải kể đến hai vị Thiền sư lỗi lạc đó là Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang - Đệ Nhị và Đệ Tam Tổ Trúc Lâm.

Ban thờ Đệ Tam Tổ Trúc Lâm: Phật hoàng Trần Nhân Tông (ở giữa), Nhị Tổ Pháp Loa (bên trái), Tam Tổ Huyền Quang (bên phải)

Ban thờ Đệ Tam Tổ Trúc Lâm: Phật hoàng Trần Nhân Tông (ở giữa), Nhị Tổ Pháp Loa (bên trái), Tam Tổ Huyền Quang (bên phải)

Thiền sư Pháp Loa

Thiền sư Pháp Loa (sinh năm 1284), thế danh là Đồng Kiên Cương, quê quán ở thôn Đồng Hòa, hương Cửu La (nay thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Sau khi xuất gia tu đạo, Ngài được Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông truyền thừa là vị Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm.

Cả cuộc đời dành cho đạo Pháp, Tôn giả Pháp Loa đã kế thừa sự nghiệp mà Sơ Tổ tạo lập, nỗ lực mở rộng nhiều công trình Phật giáo đồ sộ, tinh xảo, nối mạng mạch Thiền tông nước Việt và phát triển thiền phái Trúc Lâm Yên Tử lên đến đỉnh cao.  

Thiền sư Pháp Loa đã tập trung vào khâu ổn định, kiện toàn tổ chức, sắp xếp lại guồng máy Giáo hội một cách quy củ cũng như chú trọng chăm lo việc mở các lớp thuyết pháp về Phật giáo, chú giải nhiều kinh điển, viết nhiều sách giáo khoa Phật học. Dẫu Ngài đã nhập Niết bàn, nhưng hành trạng và công đức vĩ đại của Ngài đối với Phật giáo vẫn còn sáng mãi trong lòng hậu thế cho tới mãi về sau.  

Thiền sư Huyền Quang

Thiền sư Huyền Quang (sinh năm 1254), thế danh là Lý Đạo Tái, quê quán ở Vạn Tải, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Tuy nhà nghèo nhưng với sự thông minh, đỗ đạt cao, Ngài được bổ nhiệm làm việc trong Viện Nội Hàn (Hàn Lâm Viện) của triều đình, đón tiếp sứ giả Trung Hoa, nổi tiếng thi văn kiệt xuất.

Về sau, Ngài buông bỏ hết chức tước địa vị, danh lợi; từ chối làm phò mã của vua Anh Tông, quyết chí xuất gia cầu đạo. Đến năm 1305, Ngài xuất gia thọ giới tại chùa Vĩnh Nghiêm, theo làm thị giả Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, được pháp hiệu là Huyền Quang.

Năm 1330, khi Tổ Pháp Loa viên tịch, Thiền Sư Huyền Quang kế thừa làm Tổ thứ ba của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. Đến ngày 23 tháng giêng năm 1334, Ngài viên tịch tại Côn Sơn, thọ tám mươi tuổi. Ngài được vua Trần Minh Tông phong thụy là Trúc Lâm Thiền Sư Đệ Tam Đại, đặc phong Từ Pháp Huyền Quang Tôn Giả.

tinh-than-hoa-quang-dong-tran

Đối với tầng lớp vua quan

Vào năm 1304, thể theo lời thỉnh cầu của vua Trần Anh Tông, Phật hoàng Trần Nhân Tông về kinh đô Thăng Long, tiến hành lễ thọ giới Bồ Tát cho vua cùng các vương hầu, quan lại trong triều đình. Sự kiện này được mô tả trong bức tranh “Trúc lâm đại sĩ xuất sơn đồ” nổi tiếng vào cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỷ XV đã miêu tả cảnh Phật hoàng được tháp tùng xuống núi để đi hoằng Pháp, truyền Bồ tát giới cho nhà vua và triều thần. 

Bức tranh cho thấy được Phật giáo có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần dân tộc, thể hiện rõ tư tưởng Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc từ ngàn đời nay. Đây là việc hiếm có trong lịch sử nhà nước phong kiến nhưng rất đỗi quen thuộc với triều đình nhà Trần.

Bức tranh “Trúc lâm đại sĩ xuất sơn đồ”

Bức tranh “Trúc lâm đại sĩ xuất sơn đồ”

Đối với nhân dân

Một lần, vua Trần Anh Tông đến thăm Ngài và ngỏ ý muốn Ngài quay về hoàng cung tu tập như các bậc tổ phụ, không nhất thiết phải xuất gia. Ngài nói rằng: “Khi theo Phật Pháp, ta mới thực sự vận dụng hết khả năng của mình để cống hiến, cảm hóa chúng sinh. Từ đó mà tạo phúc cho bách tính”.

Phật hoàng Trần Nhân Tông đã đem giáo Pháp Phật đà giúp đất nước Đại Việt thoát nạn đao binh, an ổn, hạnh phúc

Phật hoàng Trần Nhân Tông đã đem giáo Pháp Phật đà giúp đất nước Đại Việt thoát nạn đao binh, an ổn, hạnh phúc

Với trí tuệ, tầm nhìn sâu rộng của bậc Thiền sư minh quân, Ngài hiểu rằng, giáo lý đạo Phật là nơi cứu khổ độ sinh, giúp chúng sinh bỏ ác hành thiện, biết sống yêu thương… Đồng thời, Ngài cũng hiểu trách nhiệm của đệ tử Phật là đưa giáo lý của đạo Phật trở thành điểm tựa, xây dựng đạo đức xã hội làm sao cho đất nước thịnh hưng, nhân dân ấm no. Và cũng chính Ngài đã dành cả cuộc đời để thực hành sứ mệnh ấy, không chỉ là tấm gương cho con (vua Trần Anh Tông) mà còn để lại bài học cho hậu thế.

Ngài đích thân đi khắp nơi, hướng dẫn nhân dân bài trừ các tập tục dị đoan, mê tín; tích cực truyền bá giáo lý nhà Phật, dạy dân chúng tu ngũ giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không say sưa, nghiện ngập), hành thập thiện (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm; không nói dối, không nói lời thêu dệt, không nói hai lời, không nói lời ác độc; không tham lam, không sân hận, không si mê, tà kiến), biết sống nhân nghĩa… từ đó mà xã hội dần tốt đẹp hơn. 

Ngài đi đến đâu cũng bình dị, gần gũi dân chúng. Đó là cơ hội để thăm dân, để tiếp nhận những lời chân thật mà khi ngồi trên ngai vàng với áo mão, long bào nơi chốn hoàng cung ít ai dám gần gũi để thổ lộ, và bên cạnh đó cũng để truyền giảng Phật Pháp tới nhiều người. 

xa-loi-luu-truyen

Vào ngày cuối cùng của cuộc đời, biết trước thời khắc sinh tử, Phật hoàng Trần Nhân Tông cho gọi các vị đệ tử và nói: “Sắp tới giờ của ta rồi, Phật Tổ mách bảo, đã đến lúc ta phải giã từ nhân gian, nhập cõi Niết Bàn,... Sau khi ta đi rồi, Pháp Loa hãy làm lễ hỏa táng, sau đó lấy tro đưa về táng ở hoàng cung, một số hãy táng ở vườn Huệ Quang để ta được ở lại Yên Tử”. 

Ngài cũng bày tỏ niềm may mắn khi được tu học Phật Pháp để thấu rõ phép vô thường ở đời và dặn dò các vị đệ tử hãy tiếp tục gánh vác sứ mệnh mà Phật Tổ giao phó. Sau đó, vào ngày 1 tháng 11 (âm lịch) năm 1308, Ngài an nhiên thị tịch cõi Niết Bàn tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử. 

Am Ngọa Vân - nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông thị tịch Niết bàn

Am Ngọa Vân - nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông thị tịch Niết bàn

Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn

Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn

Sau khi Phật hoàng viên tịch, theo di nguyện của Ngài, Thiền sư Pháp Loa đã rước ngọc thể lên đàn hỏa thiêu. Khi đó, ngọc thể của Phật hoàng tỏa ra một mùi hương thơm ngát, cùng lúc, trên bầu trời xuất hiện những tiếng nhạc lớn và nhiều đám mây ngũ sắc tụ lại thành hình tròn che kín nơi hỏa thiêu. Sau đó, Pháp Loa dùng nước thơm tưới lên hỏa đàn, thu ngọc cốt của Phật hoàng và hơn 3000 viên ngọc xá lợi lấp lánh. 

Tháp Huệ Quang Kim - nơi thờ tượng Phật hoàng và xá lợi

Tháp Huệ Quang Kim - nơi thờ tượng Phật hoàng và xá lợi

Khi vua Anh Tông thỉnh xá lợi về kinh, lúc làm lễ đưa linh cữu về chôn ở lăng Quy Đức năm 1310, quan lại, dân chúng đứng chật khắp cung điện. Điều này cho thấy lòng người quá mến mộ Phật hoàng. 

Phật hoàng Trần Nhân Tông quả là một bậc vĩ nhân đối với dân tộc Việt Nam. Từ tấm gương và cuộc đời tu hành của Ngài, chúng ta thấy được giá trị đích thực của Phật Pháp, của việc xuất gia tu hành. Xuất gia không phải lánh đời mà là làm tốt đời, đẹp đạo. Từ đó, chúng ta càng thêm tự hào về đất nước, con người Việt Nam và vững lòng tin nơi Pháp Phật, tinh tấn tu tập, rèn sửa thân tâm để làm cuộc sống, xã hội, đất nước ngày một tốt đẹp hơn.

Nếu còn điều gì thắc mắc, quý độc giả có thể để lại bình luận dưới bài viết, gửi về chuyên mục hỏi đáp hoặc liên hệ tại đây để được giải đáp. Kính chúc quý vị mạnh khỏe, an lạc!

Bài liên quan
879
CHIA SẺ
Bình luận (449)

Đọc thêm

30 T4, 2024
30 T4, 2024
Trì bình khất thực: Chư Tăng tu tâm khiêm hạ, gieo phúc lành đến chúng sinh

Hình ảnh chư Tăng ôm bát đi khất thực thể hiện hình ảnh đời sống giản dị, giúp người tại gia bớt tham đắm tài vật, có thêm động lực sống.

0 1

Trì bình khất thực: Chư Tăng tu tâm khiêm hạ, gieo phúc lành đến chúng sinh

15 T12, 2023
15 T12, 2023
Giải mã “giấc mộng hoa sen” của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Đây là giấc mộng của bậc Thánh nhân, vô cùng hiếm thấy, thể hiện sứ mệnh và con đường vua Trần Nhân Tông sẽ đi sau này.

559 6366

Giải mã “giấc mộng hoa sen” của Phật hoàng Trần Nhân Tông

12 T12, 2023
12 T12, 2023
Vua Trần Nhân Tông - "Vua Phật" đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tu hành như thế nào? (Kỳ 1)

Trần Nhân Tông là vị vua thứ ba của nhà Trần, cũng là một bậc anh quân kỳ tài của Đại Việt, một Thiền sư lỗi lạc của Phật giáo Việt Nam

541 6457

Vua Trần Nhân Tông - 'Vua Phật' đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tu hành như thế nào? (Kỳ 1)

26 T8, 2023
26 T8, 2023
13 Pháp hạnh đầu đà mà Đức Phật tán dương là gì?

Hạnh đầu đà là một trong những phương pháp tu khổ hạnh để tôi luyện thân tâm, trừ bỏ phiền não... 13 Pháp hạnh đầu đà gồm mặc y phấn tảo, ăn bằng bình bát,...

276 11902

13 Pháp hạnh đầu đà mà Đức Phật tán dương là gì?

16 T8, 2023
16 T8, 2023
Khất thực - Pháp tu cao quý của mười phương chư Phật

Khất thực, nghĩa là đi xin ăn. Đây cũng là một trong 13 pháp tu khổ hạnh đầu đà cao quý, không chỉ để nuôi thân mạng, có sức khỏe tu tập, tiến tu đạo

28 8119

Khất thực - Pháp tu cao quý của mười phương chư Phật

14 T8, 2023
14 T8, 2023
Bình bát là gì? Tại sao bình bát Sa môn lại là bát phước vô lượng của chúng sinh?

Bình bát là Bát-đa-la hay còn gọi là ứng lượng khí. Những người xuất gia tu hành phạm hạnh ôm bình bát đi khất thực làm lợi ích cho muôn loài chúng sinh

131 9761

Bình bát là gì? Tại sao bình bát Sa môn lại là bát phước vô lượng của chúng sinh?