992
2121

Tiếp nối bước chân Phật Hoàng Trần Nhân Tông - chư Tăng chùa Ba Vàng thực hành Pháp đầu đà cao quý

Xuất gia - Hạnh đầu đà, 10/12/2023 14:19
992
2121

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - một vị vua đứng đầu đất nước Đại Việt với quyền lực, danh vọng đỉnh cao nhưng Ngài đã từ bỏ ngai vàng, hoàng bào để tu khổ hạnh ở nơi Yên Tử non cao rừng thẳm, đầu trần chân đất, ăn rau răm, hạt dẻ, uống nước suối. Đó không phải là chuyện bình thường, phải có nghị lực phi thường, sự quyết chí dũng mãnh cùng sự tu hành đầu đà khổ luyện nhiều kiếp nên Ngài mới dấn thân theo con đường mà Đức Phật Thích Ca đã đi.

“Đầu đà” theo tiếng Phạn nghĩa là pháp tu khổ hạnh. Thời Đức Phật còn tại thế, không chỉ Đức Phật mà hầu hết đệ tử của Đức Phật đều thọ hạnh đầu đà và người đệ tử thực hành hạnh đầu đà đệ nhất là Tôn giả Ma Ha Ca Diếp. Đức Phật và các vị Thánh đệ tử là người đi trước, dẫn lối mở đường cho hàng hậu thế sau này, trong đó phải kể đến đức vua Trần Nhân Tông.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - bậc minh quân, vị tu sĩ được muôn người kính trọng (ảnh minh họa)

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - bậc minh quân, vị tu sĩ được muôn người kính trọng (ảnh minh họa)

Đức vua Trần Nhân Tông sinh ngày 11/11 âm lịch năm Mậu Ngọ (1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông. Sinh thời, đức vua Trần Nhân Tông có tướng mạo rất phi phàm. Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, khi vừa sinh ra, thân của Ngài có màu sắc hoàng kim, nước da vàng sáng rất đẹp, nên gọi Ngài là Phật kim. Như đã có thiện duyên sâu dày với Phật Pháp từ nhiều kiếp trước, ngay từ khi còn nhỏ tuổi, đức vua Trần Nhân Tông đã rất mến mộ đạo Phật, tự mình tìm hiểu chuyên sâu và thực hành theo lời Phật dạy.

Ngài được thừa hưởng một truyền thống giáo dục của vương triều mà lấy Phật giáo làm cốt lõi nền tảng. Ngài là bậc quân vương lãnh đạo rất tài tình, là vị vua rất anh minh lại rất nhân từ. Theo tinh thần lục hòa Đức Phật dạy, Ngài vận dụng rất sáng tạo giáo lý lục hòa để trị quốc an dân, điều này thể hiện rõ nhất khi Ngài mở Hội nghị Diên Hồng (1284) lấy ý kiến toàn dân với việc chống giặc ngoại xâm Nguyên Mông. Thực hiện dân chủ trong chế độ phong kiến là điều không bao giờ có trong lịch sử nhưng khi Ngài tôn trọng ý kiến của muôn dân thì khiến cho toàn dân đoàn kết, hòa hợp, trên dưới một lòng. 

Cho nên, có thể nói Ngài là một vị minh quân sáng suốt của dân tộc Việt Nam từ xưa cho đến bây giờ, Ngài không chỉ giúp quốc gia Đại Việt ở thời Trần hùng mạnh, giữ yên được bờ cõi, giúp cho muôn dân được an hòa, hạnh phúc; mà còn khiến cho nhà Trần trở thành triều đại có Phật giáo hưng thịnh nhất trong lịch sử Việt Nam. 

Hội nghị Diên Hồng (1284) nổi tiếng trong lịch sử khi vua tôi nhà Trần lấy ý kiến toàn dân trong việc chống giặc ngoại xâm (ảnh minh họa)

Hội nghị Diên Hồng (1284) nổi tiếng trong lịch sử khi vua tôi nhà Trần lấy ý kiến toàn dân trong việc chống giặc ngoại xâm (ảnh minh họa)

Dù ngồi trên ngai vàng quyền quý, có vợ đẹp con ngoan nhưng Ngài vẫn luôn hướng nguyện xuất gia cầu đạo, đến Yên Tử tu hành. Bởi đối với Ngài, giáo lý đạo Phật là nơi cứu khổ độ sinh, là điểm tựa để xây dựng đạo đức xã hội, đất nước thịnh hưng, nhân dân ấm no. Ngài từng nói rằng: “Khi theo Phật Pháp, ta mới thực sự vận dụng hết khả năng của mình để cống hiến, cảm hóa chúng sinh. Từ đó mà tạo phúc cho bách tính”.

Sau 14 năm trị vì đất nước, năm Quý Tỵ (1293), Ngài nhường ngôi cho con là Trần Thuyên (tức vua Trần Anh Tông) và lên ngôi Thái thượng hoàng, chuẩn bị con đường xuất gia tu hành.

Đến tháng 10 năm Kỷ Hợi (1299), Ngài xuất gia tu hành ở núi Yên Tử (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh), lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, thực hành miên mật 12 hạnh đầu đà như thời Đức Phật còn tại thế.

Bỏ ngai vàng, hoàng bào, Phật Hoàng Trần Nhân Tông vào núi rừng Yên Tử xuất gia, tu hạnh đầu đà (ảnh minh họa)

Bỏ ngai vàng, hoàng bào, Phật Hoàng Trần Nhân Tông vào núi rừng Yên Tử xuất gia, tu hạnh đầu đà (ảnh minh họa)

Không chỉ kế thừa, tự mình thực hành đầu đà mà Ngài còn sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử để giữ gìn và truyền thừa Pháp tu đầu đà cao quý của Đức Phật để lại cho hàng đệ tử như Tôn giả Pháp Loa, Tôn giả Huyền Quang… và Tăng chúng thời sau. Ngài còn đích thân đi khắp nơi, mang giáo lý đạo Phật truyền bá sâu rộng trong nhân gian, dạy nhân dân biết sống theo 10 điều thiện, giữ gìn ngũ giới.

Trong những năm tháng Ngài còn tại thế, Ngài thường chuyên tu ở núi Yên Tử. Từng có thời gian, Ngài cùng Tăng chúng thực hành hạnh đầu đà tại khu rừng trên dãy Thành Đẳng (bắt nguồn từ dãy Yên Tử), thuộc địa phận thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh ngày nay. Và điều trùng hợp là trải qua hàng trăm năm sau đó, chính tại chùa Ba Vàng - ngôi cổ tự thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được tạo dựng trên dãy núi Thành Đẳng, Thầy Thích Trúc Thái Minh và chư Tăng Ni tiếp nối dòng thiền và thực hành pháp đầu đà cao quý như thời Đức Phật còn tại thế.

Tâm ý của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông đối với Phật giáo nước nhà chính là Ngài thực hành Pháp đầu đà, khiến cho Phật Pháp được lưu truyền lâu dài ở thế gian, muôn dân được hạnh phúc. Bởi Đức Phật đã từng dạy: “Nếu hạnh đầu đà này được ở đời thì Pháp của Ta cũng sẽ được lâu dài ở đời. Nếu có Pháp ở đời, thì thiên đạo tăng thêm, ba đường ác liền giảm. Cũng vậy, thánh Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, đạo Tam thừa đều còn ở đời”.

Theo lời Đức Phật dạy, nếu chư Tăng thực hành Pháp đầu đà thì các bậc Thánh sẽ xuất hiện; những người tán thán, hộ trì, đảnh lễ, cúng dường các bậc tu hạnh đầu đà sẽ được phước báo sinh lên cõi Trời và rời xa ba đường ác. Đó là điều rất quý báu mà pháp hạnh đầu đà và người thực hành pháp đầu đà mang lại cho chúng sinh.

Hiểu được lời Đức Phật cùng tâm ý của chư Tổ truyền trao, Thầy Thích Trúc Thái Minh cũng tâm nguyện xây dựng Tăng đoàn như thời Đức Phật còn tại thế, không được 10 phần thì cũng mong được 5, 6 phần để làm sao giữ gìn những phẩm chất tốt đẹp của người tu và mong cầu Tăng chúng trong kiếp này sẽ có những người đắc Thánh quả, giữ gìn được đạo Pháp, làm lợi lạc cho chúng sinh.

Núi Thành Đẳng - nơi có dấu chân của Thánh tổ Trần Nhân Tông - cũng là nơi chư Tăng chùa Ba Vàng tu tập hạnh đầu đà

Núi Thành Đẳng - nơi có dấu chân của Thánh tổ Trần Nhân Tông - cũng là nơi chư Tăng chùa Ba Vàng tu tập hạnh đầu đà

Vì vậy hiện nay, dưới sự giáo dưỡng của Thầy Thích Trúc Thái Minh, Tăng chúng chùa Ba Vàng đang ngày đêm miên mật thực hành hạnh đầu đà với tâm nguyện thứ nhất là độ mình, thứ hai là làm lợi ích cho chúng sinh để giữ gìn Phật Pháp trường tồn ở thế gian với các pháp hạnh đầu đà:

1. Mặc y phấn tảo. Tuy chư Tăng chùa Ba Vàng không có y phấn tảo nhưng nếu y đắp trên người bị rách thì phải vá lại, vá chằng vá đụp, rách hơn cả y phấn tảo thì các Thầy mới được thay y mới.

2. Suốt cả một đời tu sĩ, các Thầy chỉ mặc ba tấm y gồm một tấm y đắp bên ngoài, một áo, một quần còn gọi là thượng y, trung y và hạ y.

3. Khất thực vừa để nuôi thân mạng, có sức khỏe tu tập vừa là gieo duyên Pháp Phật đến với chúng sinh.

4. Không phân biệt giàu nghèo, thức ăn ngon dở, tuần tự khất thực theo thứ lớp.

5. Chỉ ngồi ăn duy nhất một lần trong ngày, khi đã đứng dậy thì các Thầy không ăn thêm nữa.

6. Chỉ ăn những thức ăn trong bình bát.

7. Khất thực vừa đủ để ăn một bữa, không để dành đồ ăn sang ngày hôm sau.

8. Sống trong rừng, viễn ly các dục, thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức.

9. Ở dưới gốc cây, cứ ba đêm các Thầy chuyển sang chỗ ngủ khác để không tham đắm chỗ ngủ tốt.

10. Dù bất kể ngày đêm, thời tiết thất thường, chư Tăng cũng tu tập ở ngoài trời.

11. Ở nghĩa địa để chiến đấu với sự sợ hãi và các chúng ma. Tuy không ở nghĩa địa nhưng hiện tại chư Tăng chùa Ba Vàng đang thực hành hạnh độc cư để chiến đấu với các chúng ma (ngoại ma và nội ma) và vượt qua các sự sợ hãi.

12. Nghỉ ở đâu cũng được.

13. Chỉ ngủ nghỉ ở các tư thế ngồi, đi, đứng mà không nằm ngủ. Đây là Pháp khó nhất mà hiện tại chư Tăng chùa Ba Vàng chưa thực tập nhưng cũng mong rằng sau này chư Tăng sẽ có nhân duyên để thực hành.   

>>> Xem thêm: 13 Pháp hạnh đầu đà mà Đức Phật tán dương là gì?

Ngày nay, việc tu khổ hạnh như thời Đức Phật tại thế rất khó khăn vì đang là thời đại ngũ dục sung mãn, cường thịnh. Vậy nên, sự thực hành được 12 Pháp đầu đà của chư Tăng chùa Ba Vàng là cao quý. 

Coi rừng là nhà, chư Tăng chùa Ba Vàng chuyên tu, thực hành hạnh đầu đà cầu Thánh quả

Coi rừng là nhà, chư Tăng chùa Ba Vàng chuyên tu, thực hành hạnh đầu đà cầu Thánh quả

Bởi việc chư Tăng thực hành hạnh đầu đà là tạo nhân duyên cho chính Pháp được lâu dài ở đời. Vậy nên dưới sự giáo dưỡng của Thầy Thích Trúc Thái Minh, bất kể ngày đêm, nắng nóng hay mưa giông, đêm đông lạnh lẽo, rắn rết, muỗi mòng, chư Tăng Ni chùa Ba Vàng vẫn tinh cần miên mật thực hành Pháp, chịu đựng sự khắc nghiệt của ngoại cảnh. Ở trong rừng, chỗ ngủ nghỉ của các Thầy chỉ là vách lều được dựng tạm bằng bạt với những cây tre ghim xuống đất, cùng với tọa cụ, một tấm chăn để che thân, gió lạnh, mưa sa. Mỗi đêm, khi rừng núi Thành Đẳng chìm trong giấc ngủ thì các Thầy thức dậy kinh hành, ngồi thiền an trú chánh niệm và đoạn trừ những cấu uế trong tâm hướng đến quả vị giác ngộ giải thoát để nhân thiên và muôn loài chúng sinh đều được lợi ích.

Dù trời nắng như đổ lửa, thiêu đốt cháy da…

Dù trời nắng như đổ lửa, thiêu đốt cháy da…

Dù mưa gió bão bùng…

Dù mưa gió bão bùng…

Hay trời khuya ướt vai áo, chư Tăng vẫn nhẫn chịu, miên mật tu tập làm lợi ích cho chúng sinh

Hay trời khuya ướt vai áo, chư Tăng vẫn nhẫn chịu, miên mật tu tập làm lợi ích cho chúng sinh

Vượt qua dòng thác chảy xiết, chư Tăng vẫn vững bước tiến về phía trước

Vượt qua dòng thác chảy xiết, chư Tăng vẫn vững bước tiến về phía trước

Những bước chân trần, chai sạn của chư Tăng chùa Ba Vàng in dấu trên non thiêng Thành Đẳng

Những bước chân trần, chai sạn của chư Tăng chùa Ba Vàng in dấu trên non thiêng Thành Đẳng

Còn hàng Phật tử tại gia dưới sự giáo dưỡng của Thầy Thích Trúc Thái Minh từng bước học Pháp, vận dụng tinh thần Pháp vào cuộc sống, tu tập hòa hợp để hộ trì chư Tăng tu hạnh đầu đà. Đặc biệt là Phật tử cũng được tập tu xuất gia vào ngày Bát quan trai giới hàng tháng theo hướng dẫn của chư Tăng để gieo nhân lành cho mình trong hiện đời và nhiều kiếp về sau được xuất gia tu hạnh đầu đà.

Phật tử chùa Ba Vàng tu tập chuyên nhất theo sự dẫn dắt của Thầy Thích Trúc Thái Minh và chư Tăng chùa Ba Vàng

Phật tử chùa Ba Vàng tu tập chuyên nhất theo sự dẫn dắt của Thầy Thích Trúc Thái Minh và chư Tăng chùa Ba Vàng

Những buổi tu học thường kỳ là tư lương quý giá để hai hàng đệ tử xuất gia và tại gia vững bước trên con đường tu hành, cầu đạo Bồ đề

Những buổi tu học thường kỳ là tư lương quý giá để hai hàng đệ tử xuất gia và tại gia vững bước trên con đường tu hành, cầu đạo Bồ đề

Kỷ niệm ngày giáng sinh của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông (11/11 âm lịch), chúng ta tri ân công đức của Ngài đã kế thừa Pháp Phật, thực hành hạnh đầu đà giữ gìn mạng mạch Phật Pháp để ngày hôm nay chư Tăng chùa Ba Vàng tiếp nối con đường của Ngài để chúng sinh được tu học Phật Pháp.

Vì vậy, là người con Phật, hiểu được những giá trị Phật Pháp mang lại cho thế gian, chúng ta mong cầu bản thân cho đến vô lượng chúng sinh đều thực hành Pháp đầu đà để chính Pháp được lâu dài ở thế gian. Và trong hiện kiếp này, chúng ta mong nguyện sẽ là người hộ trì bậc thọ hạnh đầu đà để chư Tăng chùa Ba Vàng chuyện tâm tu tập sớm đắc Thánh quả giải thoát, mang hạnh phúc cho muôn loài chúng sinh.

Bài liên quan
2121
CHIA SẺ
Bình luận (992)

Đọc thêm

09 T7, 2024
09 T7, 2024
Mùa an cư kiết hạ là gì? Ý nghĩa mùa an cư của người xuất gia và tại gia

Trong 3 tháng an cư kiết hạ, chư Tăng sách tấn nhau thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, tinh tấn tu hành nên tạo ra công đức rất lớn.

218 10124

Mùa an cư kiết hạ là gì? Ý nghĩa mùa an cư của người xuất gia và tại gia

14 T6, 2024
14 T6, 2024
Công đức xuất gia đem đến lợi ích to lớn cho người tu sĩ và chúng sinh

Công đức xuất gia chân thật là vô lượng, không thể nghĩ bàn, không những làm lợi ích cho bản thân người đi xuất gia, mà còn làm lợi ích cho chúng sinh.

10 3334

Công đức xuất gia đem đến lợi ích to lớn cho người tu sĩ và chúng sinh

10 T6, 2024
10 T6, 2024
Giới với người xuất gia. Vì sao Đức Phật chế giới cho Tăng đoàn?

Giới là gì? Giới luật có lợi ích như thế nào cho người xuất gia mà Đức Phật lại coi trọng như vậy? Kính mời quý vị cùng đón đọc trong bài viết dưới đây!

158 1741

Giới với người xuất gia. Vì sao Đức Phật chế giới cho Tăng đoàn?

11 T5, 2024
11 T5, 2024
Tăng là gì? Những quả phúc tốt đẹp khi cung kính Tăng

Tăng là đoàn thể những người từ bỏ cuộc sống gia đình, cạo tóc, mặc áo nhuộm theo Phật xuất gia tu hành. Bài viết này sẽ giúp quý vị về hiểu rõ hơn về Tăng.

158 2326

Tăng là gì? Những quả phúc tốt đẹp khi cung kính Tăng

05 T5, 2024
05 T5, 2024
03 việc cần phải làm để đủ duyên tu hạnh đầu đà như Ngài Đại Ca Diếp

Tôn giả Ca Diếp là một trong 10 đại đệ tử của Đức Phật, được tôn xưng là đệ nhất đầu đà. Nhưng không phải ai cũng thực hành được pháp đầu đà như ngài Ca Diếp.

164 2310

03 việc cần phải làm để đủ duyên tu hạnh đầu đà như Ngài Đại Ca Diếp

26 T3, 2024
26 T3, 2024
Tiết lộ: 22 lý do khiến người xuất gia trở nên cao quý

Người xuất gia có duyên được thực hành những Pháp cao quý, cao thượng trong tâm như lòng từ, bi, hỷ, xả; sự nhẫn nhục và lý tưởng cao quý.

292 1668

Tiết lộ: 22 lý do khiến người xuất gia trở nên cao quý

22 T3, 2024
22 T3, 2024
Chư Tôn thiền đức Tăng niêm hương bạch Phật trong lễ thế phát xuất gia

Với tâm thiết tha cầu đạo, các thiện nam tử phát khởi thiện tâm, mong muốn nương theo Sư Phụ cùng chư Tăng một lòng tu học Phật đạo

95 61

Chư Tôn thiền đức Tăng niêm hương bạch Phật trong lễ thế phát xuất gia