307
920

Hạnh đầu đà: Hiểu đúng về 13 pháp tu khổ hạnh được Đức Phật tán dương

Hạnh đầu đà, 05/11/2024 11:24
307
920

Hạnh đầu đà giúp người thực hành dứt trừ tất cả sự lo lắng, sợ hãi, có được an vui; đồng thời mang đến lợi ích, hạnh phúc cho chúng sinh. 

Trong kinh Mi Tiên vấn đáp, khi nói về mười ba hạnh đầu đà, đại đức Na-tiên đã nói: “Một vị sa-môn, một tỳ-khưu thọ mười ba pháp đầu đà là đã gần kề bên niết-bàn, lại còn lợi ích cho chúng sanh không kể xiết nữa…” 

Vậy mười ba hạnh đầu đà khổ hạnh được Đức Phật tán dương bao gồm những Pháp nào và mang lại lợi ích ra sao? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Hạnh đầu đà là gì?

Chữ “đầu đà” hay còn có nghĩa là đầu tẩu, đầu tẩu nghĩa là pháp tu khổ hạnh. Đức Phật tán thán hạnh tu này và các tu sĩ trong Tăng đoàn của Ngài cũng nguyện thực hành.

Tu khổ hạnh đầu đà khác với khổ hạnh cực đoan. Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) sau năm năm tìm thầy học đạo, đã thực hành tất cả các pháp tu khổ hạnh, vì quan điểm thời ấy là phải thật khổ mới đắc đạo: hành thân hoại thể, phơi nắng, phơi sương, đứng mãi không nằm, ngày ăn một hạt đỗ hoặc mè có khi nhịn đói…. Ngài đã tinh tấn tu hành khổ hạnh đến đỉnh điểm không ai hơn được nhưng cuối cùng thân thể cũng tiều tụy và suýt chết. 

Lúc ấy, Ngài giác ngộ rằng, lối tu khổ hạnh cực đoan không đem lại lợi ích. Ngài từ bỏ và quay về tu tập theo trung đạo. Tức là nuôi dưỡng thân đủ sức khỏe để hành Pháp. Ngài đã đạt Vô thượng Bồ đề nhờ pháp tu trung đạo này.

Ngài phê phán khổ hạnh cực đoan, hành thân hoại thể. Ngài nói rằng hai cực đoan khổ hạnh thái quá và hưởng thụ dục lạc đều không phải con đường đi đến giác ngộ mà cần thực hành trung đạo.

Như vậy, pháp tu khổ hạnh đầu đà tuy cũng khổ hạnh nhưng sẽ đem đến giải thoát chân thật, bao gồm 13 hạnh.

Mười ba hạnh đầu đà

Mười ba pháp đầu đà gồm:

1. Mặc y phấn tảo

2. Chỉ mặc ba y

3. Khất thực để sống

4. Khất thực theo thứ lớp

5. Nhất tọa thực (ngồi ăn một lần)

6. Ăn bằng bình bát

7. Không để dành đồ ăn

8. Sống ở trong rừng

9. Ở dưới gốc cây

10. Hạnh ở giữa trời

11. Ở nghĩa địa

12. Nghỉ ở đâu cũng được

13. Không nằm ngủ

Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về 13 pháp trên.

1. Mặc y phấn tảo

Y phấn tảo là loại y được vá từ nhiều mảnh vải khác nhau. Đó có thể là những miếng vải rơi, vải vụn, vải rách ở nghĩa địa, ở bệnh viện,... bị bỏ đi hay là những mảnh vải bó thây người chết, hay những mảnh vải chim tha được nhặt về giặt giũ sạch sẽ. Điều này sẽ giúp người tu không bị phụ thuộc vào thí chủ.

Hiện nay, để phù hợp với đời sống hiện tại, nhiều ngôi chùa không dùng y phấn tảo nhưng y áo mà các thầy mặc phải rách, rách hơn cả y phấn tảo mới được thay, cho nên vẫn được gọi là mặc y như vậy.

2. Chỉ mặc ba y

Vị tu hạnh đầu đà chỉ có ba tấm y gọi là thượng y, trung y và hạ y. Suốt một đời tu sĩ chỉ có ba tấm y đó, khi rách quá mới thay y khác.

Tài sản của chư Tăng chỉ có ba tấm y đắp lên người và một bình bát

Tài sản của chư Tăng chỉ có ba tấm y đắp lên người và một bình bát

3. Khất thực để sống

Thực hành pháp đầu đà là phải khất thực để sống, tức là phải ôm bát đi khất thực, đi xin; không được đợi thí chủ mời đến nhà để cúng.

Trong kinh Phân biệt thiện ác báo ứng, Đức Phật có dạy:

Nếu Tỳ kheo ôm bình bát đi khất thực, sẽ được mười công đức. Những gì là mười?

1. Oai nghi đầy đủ.

2. Đem lại thành tựu cho các loài hữu tình.

3. Xa lìa tâm ngã mạn.

4. Không tham danh lợi.

5. Tạo ruộng phước rộng khắp.

6. Được chư Phật hoan hỷ.

7. Làm hưng thịnh Tam Bảo.

8. Phạm hạnh đầy đủ, bỏ ý nghĩ thấp hèn.

9. Mạng chung được sanh lên cõi trời.

10. Chứng đạt Niết bàn tịch tĩnh.”

Chư Tăng ôm bình bát đi khất thực để nuôi sống thân mạng

Chư Tăng ôm bình bát đi khất thực để nuôi sống thân mạng

4. Khất thực theo thứ lớp

Người tu hạnh đầu đà đi tuần tự từng nhà, hết nhà này đến nhà kia, không bỏ nhà nào, không phân biệt giàu sang, đồ ăn ngon dở.

Ví dụ: Khi vị tu sĩ đã đi đến giữa làng, có nhà đầu làng mang đồ cúng ra thì vị ấy cũng không quay lại nữa mà chỉ đi một đường thẳng.

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, có viết:

“Tôi dạy hàng Tỷ theo thứ lớp khất thực để bỏ lòng tham, thành đạo Bồ-đề.”

Ở Đại tạng Kinh Việt Nam, Tiểu Bộ kinh tập 1, kinh Tập, chương Ba: Đại Phẩm - kinh Xuất Gia, trang 111:

“Khất thực, từng nhà một,

Các căn được hộ trì,

Bình bát được mau đầy,

Tỉnh giác và chánh niệm”

Ở Đại tạng Kinh Việt Nam, Tiểu Bộ kinh tập 1, kinh Tập, chương Một: Phẩm Rắn - kinh Con Tê Ngưu Một Sừng, trang 23:

“Không tham đắm các vị,

Không tác động, không tham,

Không nhờ ai nuôi dưỡng,

Chỉ khất thực từng nhà”

Chư Tăng đi khất thực lần lượt, thứ lớp

Chư Tăng đi khất thực lần lượt, thứ lớp

5. Ngồi ăn một lần

Sau khi khất thực, vị tu hạnh đầu đà chỉ ngồi ăn một lần trong ngày, ăn rồi đứng dậy là không ăn nữa, có người đến cúng thêm cũng không ăn. Như vậy gọi là nhất tọa thực.

Trong Đại tạng Kinh Việt Nam, Trung bộ kinh, kinh Ví dụ cái cưa, Đức Phật có dạy các Thầy Tỳ-kheo:

Này các Tỷ-kheo, ở đây, Ta bảo các Tỷ-kheo: này các Tỷ-kheo, Ta theo hạnh nhất tọa thực. Chư Tỷ-kheo, sống theo hạnh nhất tọa thực, Ta cảm thấy không bệnh tật, không ốm đau, nhẹ nhàng, khang kiện và sảng khoái. Chư Tỷ-kheo, các người hãy sống theo hạnh nhất tọa thực. Chư Tỷ-kheo, các người theo hạnh nhất tọa thực thời các người sẽ cảm thấy không bệnh tật, không ốm đau, nhẹ nhàng, khang kiện và sảng khoái.

6. Ăn bằng bình bát

Khi khất thực được gì, vị tu hạnh đầu đà sẽ đưa hết vào trong bình bát tất cả các món ăn lẫn lộn vào nhau. Ăn thức ăn tuần tự từ trên xuống dưới, ăn theo thứ lớp. Tức là phá đi cái tham đắm vị. Về lượng cũng vậy, khất thực được nhiều thì ăn nhiều, được ít thì ăn ít.

Vị tu hạnh đầu đà khất thực được đồ gì sẽ đưa hết vào trong bình bát

Vị tu hạnh đầu đà khất thực được đồ gì sẽ đưa hết vào trong bình bát

7. Không để dành đồ ăn

Người tu hạnh đầu đà khất thực được gì thì ăn đúng một lần, không để dành đồ ăn cho hôm sau. Cho nên, vị ấy chỉ để đủ ăn trong một bữa, không để dành thức ăn.

8. Sống ở trong rừng

Vào trong núi rừng tu tập với thiên nhiên, với cây cỏ, với không gian tĩnh mịch giúp tâm của người hành giả dễ buông xả và thấy rõ những vọng tưởng; thuận duyên để người hành giả buông bỏ, viễn ly dục lạc.

Ở trong rừng có nắng mưa, rắn rết, đêm tối, sấm sét, côn trùng,... Nhưng ở đây, vị tu hạnh đầu đà phải chiến đấu trong tâm để không sợ hãi. 

Pháp đầu đà là vô cùng cao quý giúp cho người hành giả đoạn trừ được hết mọi cấu uế trong tâm.

Trong kinh Phân biệt thiện ác báo ứng, Đức Phật có dạy:

“Lại nữa, nếu có Tỳ kheo tu hành nơi rừng núi vắng vẻ, tịch tĩnh, sẽ được mười thứ công đức. Những gì là mười?

1. Xa lìa sự ồn ào náo nhiệt.

2. Luôn thanh tịnh, thơm sạch.

3. Thành tựu các pháp thiền định.

4. Được chư Phật thương tưởng.

5. Không bị chết yểu.

6. Được sự hiểu biết rộng khắp và các pháp tổng trì.

7. Thành tựu các pháp Chỉ và Quán.

8. Không khởi phiền não.

9. Mạng chung được sanh lên cõi trời.

10. Mau chứng đắc Niết bàn.

Công đức như vậy, là do ở chốn rừng núi vắng lặng tu hành mà được.”

Rừng là nơi yên tĩnh rất thích hợp cho hành giả tu tập

Rừng là nơi yên tĩnh rất thích hợp cho hành giả tu tập

9. Ở dưới gốc cây

Hành giả sinh hoạt ở dưới gốc cây. Tuy nhiên, cứ sau 3 đêm, vị hành giả sẽ phải chuyển sang một chỗ khác để không tham đắm chỗ ngủ tốt.

10. Ở ngoài trời

Khi chư Tăng đã tu tập hạnh đầu đà, lúc đang ở ngoài trời, dù ngoài trời nắng hay mưa, bão bùng cũng ở ngoài trời tu tập chứ không tìm chỗ trú. Nếu tâm có loạn, cảm xúc, cảm thọ nào dấy lên thì phải thanh lý để thanh tịnh tâm. 

Hạnh ở ngoài trời là một trong mười ba hạnh đầu đà

Hạnh ở ngoài trời là một trong mười ba hạnh đầu đà

11. Ở nghĩa địa

Người hành giả tu hành ở nơi nghĩa địa, chỗ mồ mả hay chỗ hỏa táng đốt xác chết để chiến đấu với sự sợ hãi và đối diện với các chúng ma. 

12. Nghỉ ở đâu cũng được

Hạnh nghỉ ở đâu cũng được tức là vị hành giả không cần chọn chỗ, ở chỗ nào cũng được dù chỗ ngủ đó có ở đống rơm, gốc cây, ở chuồng trâu cũng đều được. Chỗ nào cho vị hành giả nghỉ thì nghỉ ở đấy, rất tùy thuận không đòi hỏi.

13. Không nằm ngủ

Đây là pháp hạnh rất khó vì người tu chỉ ngủ nghỉ bằng cách ngồi ở các tư thế hoặc là kiết già, chứ không được đặt lưng xuống đất nằm ngủ. 

Người phát nguyện tu đầu đà có thể chọn một vài hạnh hoặc chọn tu đủ 13 hạnh trên và cũng đều được gọi là tu đầu đà.

Lợi ích thực hành hạnh đầu đà đối với người tu sĩ và chúng sinh

Có nhiều bài kinh nói về công đức của việc thực hành hạnh đầu đà.

Trong Mi Tiên vấn đáp, câu 177, Đầu đà khổ hạnh có ích lợi gì?, đại đức Na-tiên có đưa ra những lợi ích to lớn của việc thực hành hạnh đầu đà. Dưới đây là một số lợi ích được đưa ra: 

Mười ba pháp đầu đà được ví như đất vì đất là nơi nương tựa của mọi loài, thực hành pháp đầu đà sinh ra rất nhiều thiện Pháp.

Mười ba pháp đầu đà cũng được ví như nước rửa sạch trần cấu, uế ác; được ví như lửa đốt phiền não, thiêu hủy các phiền não.

Pháp đầu đà ví như gió thổi bay đi tất cả mọi khí, mọi mùi, thổi đi tất tất cả khí vị trần gian dù thanh hay trược, dù thơm hay thối; được ví như thuốc để chữa bệnh, đối trị tất cả tâm bệnh của tất cả con người.

Pháp đầu đà ví như nước trường sinh, cho mọi người thưởng nếm nước cam lồ bất tử; được ví là ruộng phước cho chư Thiên và loài người; những ai tán thán, đảnh lễ, cúng dường bậc phạm hạnh thực hành hạnh đầu đà tức là đảnh lễ tán thán, cúng dường pháp hạnh đầu đà, phước báo sẽ khiến được hạnh phúc trên cõi trời và trong cõi người. 

Trong Đại tạng kinh Việt Nam, Tăng nhất A-hàm, tập 1, phẩm Nhập đạo, Đức Phật tán dương hạnh đầu đà: “Lành thay! Lành thay, Ca Diếp! Thầy có nhiều lợi ích, độ người vô lượng, rộng đến tất cả Trời, Người đều được độ. Vì sao? Ca Diếp! Nếu hạnh đầu đà này được ở đời thì Pháp của Ta cũng sẽ được lâu dài ở đời. Nếu có Pháp ở đời, thì thiên đạo tăng thêm, ba đường ác liền giảm. Cũng vậy, thánh Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, đạo Tam thừa đều còn ở đời. Này các Tỳ-kheo, hãy học như Ca Diếp tu tập.”

Chư Tăng thực hành hạnh đầu đà thì chính Pháp được trụ lâu dài ở thế gian, các quả Thánh sẽ xuất hiện ở thế gian và đạo Tam thừa (Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, Bồ tát thừa) sẽ còn ở đời. Nếu hạnh đầu đà được ở đời thiên đạo tăng thêm, ba đường ác liền giảm, tức là nếu ai tán thán, ai đảnh lễ, cúng dường các bậc tu hành hạnh đầu đà thì sẽ rời ba đường ác.

Hiện nay, thời mạt pháp tu học thành tựu Thánh đạo là rất khó, việc giữ gìn mạng mạch Phật Pháp là sứ mệnh của chư Tăng. Nếu Tăng chúng suy đồi thì Phật Pháp sẽ suy đồi theo. Vì thế, chư Tăng chân thật tu tập trước để độ mình, sau độ chúng sinh là cách duy nhất để giữ gìn, làm cho chính Pháp được lâu dài. 

Chư Tăng chùa Ba Vàng noi theo tấm gương của Đức Thế Tôn và các vị Thánh đệ tử của Ngài, đang cố gắng thực hành hạnh đầu đà với tâm nguyện để giữ gìn và hoằng dương Phật Pháp.

Nắng nóng cũng như mưa giông, đều đặn mỗi sáng, chư Tăng đi ôm bình bát đi khất thực rồi trở lại rừng tiếp tục tu hành

Nắng nóng cũng như mưa giông, đều đặn mỗi sáng, chư Tăng đi ôm bình bát đi khất thực rồi trở lại rừng tiếp tục tu hành

Chư Tăng chùa Ba Vàng thực hành hạnh độc cư, viễn ly các dục, tu bồi thân tâm hướng đến quả vị giải thoát

Chư Tăng chùa Ba Vàng thực hành hạnh độc cư, viễn ly các dục, tu bồi thân tâm hướng đến quả vị giải thoát

Mong rằng, qua lời chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh qua bài viết trên, các bạn sẽ hiểu rõ về 13 pháp hạnh đầu đà mà Đức Thế Tôn hằng tán dương và ca ngợi. 

Nếu còn điều gì thắc mắc, quý độc giả về 13 pháp hạnh đầu đà, kính mời quý độc giả bình luận dưới bài viết, gửi về chuyên mục hỏi đáp hoặc liên hệ để được giải đáp.

Bài liên quan
920
CHIA SẺ
Bình luận (307)

Đọc thêm

08 T11, 2024
08 T11, 2024
Khất thực: Pháp tu mang lại phúc lành lớn cho tu sĩ và chúng sinh

Khất thực là đi xin ăn. Tất cả Đức Phật quá khứ đến tương lai đều đi khất thực. Đây cũng là cách nuôi thân chân chính Đức Phật truyền dạy cho người xuất gia.

29 8119

Khất thực: Pháp tu mang lại phúc lành lớn cho tu sĩ và chúng sinh

12 T6, 2024
12 T6, 2024
Vua Trần Nhân Tông - "Vua Phật" đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tu hành như thế nào? (Kỳ 1)

Trần Nhân Tông là vị vua thứ ba của nhà Trần, cũng là một bậc anh quân kỳ tài của Đại Việt, một Thiền sư lỗi lạc của Phật giáo Việt Nam

543 6662

Vua Trần Nhân Tông - 'Vua Phật' đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tu hành như thế nào? (Kỳ 1)

05 T5, 2024
05 T5, 2024
03 việc cần phải làm để đủ duyên tu hạnh đầu đà như Ngài Đại Ca Diếp

Tôn giả Ca Diếp là một trong 10 đại đệ tử của Đức Phật, được tôn xưng là đệ nhất đầu đà. Nhưng không phải ai cũng thực hành được pháp đầu đà như ngài Ca Diếp.

181 2497

03 việc cần phải làm để đủ duyên tu hạnh đầu đà như Ngài Đại Ca Diếp

30 T4, 2024
30 T4, 2024
Trì bình khất thực: Chư Tăng tu tâm khiêm hạ, gieo phúc lành đến chúng sinh

Hình ảnh chư Tăng ôm bát đi khất thực thể hiện hình ảnh đời sống giản dị, giúp người tại gia bớt tham đắm tài vật, có thêm động lực sống.

246 2589

Trì bình khất thực: Chư Tăng tu tâm khiêm hạ, gieo phúc lành đến chúng sinh

15 T12, 2023
15 T12, 2023
Giải mã “giấc mộng hoa sen” của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Đây là giấc mộng của bậc Thánh nhân, vô cùng hiếm thấy, thể hiện sứ mệnh và con đường vua Trần Nhân Tông sẽ đi sau này.

559 6479

Giải mã “giấc mộng hoa sen” của Phật hoàng Trần Nhân Tông

12 T12, 2023
12 T12, 2023
Vua Trần Nhân Tông: "Vua Phật" đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tu hành như thế nào? (Kỳ 2)

Trần Nhân Tông vì sao được nhân dân Việt Nam suy tôn là Phật hoàng? Cuộc đời tu hành của Ngài ra sao? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây

451 5197

Vua Trần Nhân Tông: 'Vua Phật' đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tu hành như thế nào? (Kỳ 2)