10
78

Sám hối đúng cách để tiêu trừ nghiệp chướng, tội lỗi

Tu tập - Giác ngộ, 09/9/2022 18:18
10
78

Sám hối là nghi thức được nói đến trong giáo lý của nhiều tôn giáo, tuy nhiên các hình thức sám hối mỗi nơi khác nhau.

Vậy sám hối thế nào là đúng đắn để chúng ta được tiêu trừ nghiệp, thanh tịnh tâm?

Hãy cùng tìm hiểu chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này!

Sám hối trong đạo Phật và sám hối của thế gian

1. Các cách sám hối ở thế gian

Ở ngoài thế gian, người ta không dùng từ “sám hối” mà dùng từ “xin lỗi”. Họ tạo tội lỗi với ai thì họ đến xin lỗi với người đó: “cháu xin lỗi bác”, “em xin lỗi anh chị”.

Cậu bé xin lỗi cô giáo (ảnh minh họa)

Cậu bé xin lỗi cô giáo (ảnh minh họa)

Một kiểu sám hối khác là khi mắc lỗi lầm, họ sẽ đến xin lỗi và chuộc lỗi bằng cách mua trầu cau hay mua rượu thịt đến. Bên cạnh đó, cách chuộc lỗi khác là hình thức “đoái công chuộc tội”, người nào đã tạo tội thì phải xin đi lập công để chuộc lấy tội. Hình thức này phổ biến ở thời phong kiến, người tạo tội thì họ được đến xin nhà vua cho họ được lập công trạng chuộc tội đó.

Bên cạnh đó, một số hình thức sám hối khác như là hiến tế, tức là lấy máu của các con vật, giết người lấy mạng để hiến tế thần linh xin sám tội. Mặc dù trong thế giới văn minh nhưng chuyện tế thần vẫn xảy ra ở một số bộ tộc rất dã man, ghê rợn. Về cơ bản, họ không hiểu được bản chất sám hối nên đã tạo ra những việc rất tệ hại.

Một kiểu sám hối khác là hành xác. Hiện nay ở Ấn Độ vẫn còn giáo phái giống như phái Ni Kiền Tử, hành thân hoại thể, không áo không quần, dầm mưa dãi nắng, phơi sương phơi gió, tự đánh đập vì họ nghĩ thân này là tội lỗi nên phải đánh cho nó thật đau đớn, bầm da rớm máu ra thì nhanh tiêu tội. Trước khi giác ngộ con đường chân lý, Đức Phật đã từng tu các pháp khổ hạnh cực đoan này và Ngài biết đây là hình thức sám hối sai lầm.

Xem thêm: Vì sao Thái tử Tất Đạt Đa lại chọn pháp môn sai lầm - sự tu tập khổ hạnh trước khi Ngài thành đạo?

Ngoài ra còn có hình thức sám hối bằng cách tắm rửa ở sông Hằng, “rửa tội” để sạch hết tội. Đây cũng là một hình thức sám hối không đúng theo tinh thần Phật giáo.

Một bộ phận người dân Ấn Độ tin rằng việc tắm sông Hằng sẽ rửa sạch tội lỗi (ảnh minh họa)

Một bộ phận người dân Ấn Độ tin rằng việc tắm sông Hằng sẽ rửa sạch tội lỗi (ảnh minh họa)

Chúng ta thấy, đối với những việc lỗi lầm, nhân loại đã trải qua biết bao nhiêu năm tháng, nghĩ ra những cách để “tẩy rửa” lỗi lầm rất lạ kỳ từ tế thần, tế mạng, tế máu, hay tắm rửa trên sông Hằng, hành thân hoại thể… đều là những cách sám hối không đúng do sự mê lầm, chấp trước của họ.

2. Sám hối đúng Pháp để tội lỗi được tiêu trừ

2.1. Phải hiểu đúng ý nghĩa của sám hối

Trong nhà Phật có rất nhiều phương pháp sám hối, trong sám hối có tụng niệm, quỳ lạy, lễ bái nhưng các hình thức ấy không phải kiểu van xin để được tha tội, không phải rất yếu đuối, bạc nhược.

Nghĩa đúng của chữ “sám hối” là ăn năn, day dứt về lỗi lầm mình đã tạo và nguyện từ nay, dừng lại, đình chỉ, không cho tiếp tục lỗi đó nữa. Đó là ý nghĩa rất tích cực của sám hối.

Phật tử hướng tâm tu tập sám hối theo hướng dẫn của chư Tăng

Phật tử hướng tâm tu tập sám hối theo hướng dẫn của chư Tăng

Đạo Phật cho chúng ta thấy được chân lý, từ tuệ giác của Đức Phật giúp chúng ta thấy được bản chất vấn đề. Đó là từ tâm chúng ta sinh ra vọng tưởng những điều ác, bất thiện khiến thân, khẩu, ý tạo tác thành tội và từ đó kết thành tội lỗi. Sự day dứt, ăn năn về tội lỗi là ở trong tâm và Đức Phật biết rõ, muốn diệt tội phải diệt đến trong tâm, chứ không phải ở bên ngoài.

Đức Phật nói nếu tắm nước sông Hằng mà hết tội thì những con cá, con tôm ở đó đã hết tội trước chúng ta và chúng cũng không phải làm cá, tôm mãi đến hết đời ở đó rồi chết. Thân xác tứ đại của chúng ta không phải gốc tạo nên tội. Thân xác là phần bên ngoài, còn gốc của việc tạo tội là nơi tâm - bên trong chúng ta. Vì vậy, hành hạ thân xác để sám hối là sai lầm.

2.2. Tội từ tâm khởi, tâm phải sám hối

Con người chúng ta khởi ác tâm ra hành vi thì tội đã tạo thành. Tội được kết khi khởi ác tâm; không khởi ác tâm, không có bất thiện tâm thì không kết thành tội.

Ví dụ, việc chúng ta nêm muối vào canh khiến canh bị mặn, cả nhà không ăn được. Nếu chỉ do lỡ tay cho quá thìa muối, không có tâm ác cố ý thì không có tội; nhưng nếu khởi tâm bực giận, ác tâm cho nhiều muối vào canh khiến cả nhà không ăn được, phải nhịn đói thì tội ác đã hình thành. Hoặc khi soi sáng, góp ý cho nhau, nếu vô tư, trong sáng, không ác tâm thì không ai kết tội, còn có tâm ganh ghét, đố kỵ, sân hận thì đó là tội.

Trong ứng xử, chúng ta nên góp ý cho nhau với tâm vô tư trong sáng (ảnh minh họa)

Trong ứng xử, chúng ta nên góp ý cho nhau với tâm vô tư trong sáng (ảnh minh họa)

Ví như vua A-xà-thế khởi ác tâm muốn chiếm ngôi của vua cha nên bắt nhốt vua cha. Sau này, thấy vua cha ở mãi trong ngục không chết, vua A-xà-thế khởi tiếp tâm ác là cho người chặt gót chân của vua cha, xát muối khiến vua cha bị chết vì vết thương đó. Đó là ác tâm và tội.

Như vậy, Phật Pháp phát hiện ra tội lỗi chính là từ nơi tâm. Đức Phật dạy: Tội từ tâm khởi, phải do tâm sám, tâm khởi bất thiện thì phải từ tâm sám hối sao cho sạch hết các tâm bất thiện mới hết được tội. Nếu chỉ tắm rửa bên ngoài, hành thân hoại thể hoặc tệ hơn là đem hiến tế, giết người, tế vật chuộc tội thì không diệt được tội vì tội vẫn ở trong tâm. Cho nên, trong kinh dạy:

“Tính tội vốn không, do tâm tạo

Tâm nếu diệt rồi, tội sạch trong,

Tội trong tâm diệt cả đều không

Thế ấy mới thật là chân sám hối”.

Các câu chuyện chuyển hóa (giảm tội) nhờ thực hành pháp sám hối

Trong kinh Đức Phật dạy rằng, pháp sám hối vô cùng thù thắng, như nước cam lồ rưới mát quần sinh, như linh đơn diệu dược cứu chữa trăm nghìn thứ bệnh. Nếu hàng đệ tử xuất gia và tại gia của Đức Như Lai phát khởi được đại tâm qua Pháp sám hối mà chí thiết chí thành, chân thật tu hành, nguyện sám hối thay thế cho chúng sinh thì ác nghiệp của chúng sinh phần nào được giảm trừ, bớt khổ. Qua một số câu chuyện trong kinh điển và thực tế cuộc sống hiện nay, chúng ta có thể cảm nhận được sự vi diệu, nhiệm màu của Pháp sám hối mà chư Phật đã trao truyền.

1. Câu chuyện vua A Xà Thế sám hối việc sát hại cha

Trong kinh Phật có kể câu chuyện A Xà Thế do oán thù tiền kiếp nên đã giết hại cha của mình là vua Bình Sa. Sau khi giết cha, A Xà Thế lên ngôi vua nhưng tâm lý thường bị bất an, thân thể phát sinh nhiều bệnh tật và đặc biệt là ông gặp phải tình trạng mất ngủ và thường xuyên rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ hãi. Sau đó được quan đại thần hướng dẫn, vua A Xà Thế đã đến bạch Đức Phật để thành tâm sám hối về tội lỗi giết cha - bậc đã chứng Nhị quả Tư Đà Hàm. Nhờ sự chân thành sám hối mà vua A Xà Thế đã tiêu được tội.

Nhưng vì tội giết một vị Thánh nhân, lại là cha mình, vua A Xà Thế đã phạm vào nhiều tội ngũ nghịch, tội lỗi rất nặng khiến ông vẫn hoài ăn năn, day dứt không nguôi. Điều này cản trở ông thâm nhập Phật Pháp, tiến vào quả vị Thánh.

2. Câu chuyện chú Sa-di nói vị Tỳ-kheo tụng kinh như tiếng chó sủa

Trong Phật giáo có câu chuyện một chú Sa-di trẻ chê giọng tụng kinh của một vị Tỳ-kheo già là như chó sủa. Sau đó, biết được vị Tỳ-kheo già đã chứng đắc Thánh quả A La Hán nên chú Sa-di đã xin sám hối. Do chân thành sám hối ác nghiệp nên chú Sa-di được thoát tội địa ngục, nhưng vì quả báo vẫn còn nên chú phải chịu 500 kiếp bị đọa làm chó.

Xem thêm: SỰ NHIỆM MÀU CỦA PHÁP SÁM HỐI

Từ lời Thầy chia sẻ cùng những câu chuyện chuyển hóa nhiệm màu, chúng ta thấy được Pháp sám hối rất quý báu, có công năng tiêu trừ nghiệp tội nếu khi sám hối chúng ta hiểu đúng nghĩa của sám hối và tâm chân thành sám hối.

Mong rằng, khi tham gia Pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám 2022, quý vị sẽ đạt được nhiều lợi ích, thấy được sự chuyển hóa nhiệm màu qua sự tu tập Pháp sám hối, từ đó tăng trưởng lòng kính tín Tam Bảo, với chính Pháp của Phật, có được nhiều niềm vui hạnh phúc trong cuộc sống.

Bài liên quan
78
CHIA SẺ
Bình luận (10)

Đọc thêm

24 T10, 2024
24 T10, 2024
Phiền não là gì? 07 cách trút bỏ khổ não để được an vui, hạnh phúc

Ai cũng mong muốn thoát khỏi những điều phiền não, khổ đau. Bài viết sau đây sẽ đưa ra cách giúp diệt trừ phiền não để cuộc sống an lành hơn.

1048 16259

Phiền não là gì? 07 cách trút bỏ khổ não để được an vui, hạnh phúc

23 T10, 2024
23 T10, 2024
Bố thí là gì? Phương pháp bố thí đem lại phước báu theo lời Phật dạy

Bố thí là cho ra, là buông bỏ, xả tâm, là mở lòng, là sự giúp đỡ làm vui lòng, đẹp lòng người... Quả phước đầu tiên của bố thí đó là được thọ mạng và sức lực

978 17119

Bố thí là gì? Phương pháp bố thí đem lại phước báu theo lời Phật dạy

18 T10, 2024
18 T10, 2024
Từ bi hỷ xả là gì? Muốn cuộc sống an lạc phải thực hành 04 điều này

Từ bi hỷ xả là 4 tâm đặc biệt quan trọng trong lộ trình học Phật, giúp người thực hành đạt đến hạnh phúc viên mãn. Kính mời quý vị cùng tìm hiểu tại đây.

1463 23858

Từ bi hỷ xả là gì? Muốn cuộc sống an lạc phải thực hành 04 điều này

13 T10, 2024
13 T10, 2024
Phương pháp diệt trừ vô minh để có cuộc sống không phiền não, khổ đau

Vô minh là sự không sáng suốt, mờ tối của tâm trí, không nhận rõ biết về bản thể, về chính mình. Bài viết sau sẽ giúp các bạn biết cách diệt trừ vô minh.

1632 22114

Phương pháp diệt trừ vô minh để có cuộc sống không phiền não, khổ đau

14 T9, 2024
14 T9, 2024
Hiểu đúng về quy y Tam Bảo - Phát nguyện quy y Tam bảo để có phúc lành

Quy y Tam Bảo là quay về nương tựa Tam Bảo. Trong đó, “quy” là quay về; “y” nghĩa là nương tựa; “Tam Bảo” là ba ngôi vị quý báu: Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo

220 5450

Hiểu đúng về quy y Tam Bảo - Phát nguyện quy y Tam bảo để có phúc lành

31 T8, 2024
31 T8, 2024
Tứ như ý túc: Phật dạy 04 yếu tố để làm gì cũng thành công như ý

Tứ như ý túc là 4 điều Phật dạy giúp chúng ta đạt được mọi mong muốn như ý, viên mãn, không cần thêm nữa. Đồng thời giúp người thực hành kéo dài tuổi thọ.

849 14217

Tứ như ý túc: Phật dạy 04 yếu tố để làm gì cũng thành công như ý

30 T6, 2024
30 T6, 2024
Giữ giới được 5 điều tốt đẹp ai cũng mong muốn

Giới là viên ngọc như ý, có thể đáp ứng được tất cả mong mỏi của mọi người. Giới cũng là nền tảng đạo đức căn bản trong Phật giáo.

776 5536

Giữ giới được 5 điều tốt đẹp ai cũng mong muốn