89
368

Chùa Ba Vàng - Ngôi chùa được xây dựng bởi một tâm nguyện vĩ đại

Xã hội, 06/5/2021 17:43
89
368

Tọa lạc lưng chừng Thành Đẳng sơn thuộc non thiêng Yên Tử, chùa Ba Vàng ẩn hiện uy nghi giữa núi rừng, hòa hợp với thiên nhiên kỳ vĩ. Được xây dựng từ tâm nguyện hoằng Pháp độ sinh của Thầy Thích Trúc Thái Minh, nơi đây không chỉ là điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương trong và ngoài nước mà còn được biết đến bởi sự tu hành trang nghiêm, thanh tịnh của Tăng Ni, sự hòa hợp của hàng Phật tử.

Đây cũng là ngôi chùa có bề dày lịch sử hàng trăm năm gắn liền với dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, nổi bật với sự tinh tế trong kiến trúc, sự trang nghiêm trong nét văn hóa tâm linh và sự nhiệm màu của Phật Pháp.

Chùa Ba Vàng - Nét đẹp tâm linh nơi non thiêng Thành Đẳng

Chùa Ba Vàng còn có tên là Bảo Quang tự. “Bảo” có nghĩa là quý báu, “Quang” có nghĩa là ánh sáng. Bảo Quang tự nghĩa là ngôi chùa có ánh sáng quý - ánh sáng của đức hạnh, của trí tuệ giác ngộ Phật Pháp.

Chùa nằm trên núi Thành Đẳng. “Thành Đẳng” được Thầy Thích Trúc Thái Minh cắt nghĩa là “thành tựu Chánh đẳng Chánh giác” - quả vị cao nhất của sự giác ngộ, tức là thành Phật. Cùng với tên Bảo Quang tự, tâm ý sâu xa của tiền nhân là mong mỏi đây sẽ là nơi lan tỏa ánh sáng chính Pháp, ánh sáng của sự giác ngộ để dẫn dắt chúng sinh thành tựu Chính đẳng Chính giác.

Chùa Ba Vàng với cảnh sắc tươi tắn trong ánh bình minh

Chùa Ba Vàng với cảnh sắc tươi tắn trong ánh bình minh

Với phong cảnh hữu tình, không khí trong lành mát dịu, chùa Ba Vàng mang nhiều điểm nhấn nhờ sự hòa hợp giữa thiên nhiên, đất trời và con người. Khiến những ai đến vãn cảnh chùa cũng không khỏi ngỡ ngàng và thấy tâm hồn được bình yên, an lạc. Không chỉ là một ngôi chùa lớn, linh thiêng, tráng lệ; chùa Ba Vàng còn là một ngôi chùa có sự tu tập trang nghiêm, nề nếp với những thanh quy về việc tu hành của Tăng chúng và hoạt động sinh hoạt của Phật tử. Điều đó đã trở thành nét đẹp của chốn thiền môn mà khó có nơi nào có được.

Ngược dòng lịch sử hàng trăm năm từ thời Trần

Tương truyền, chùa Ba Vàng được khởi dựng từ thời nhà Trần, vào thế kỷ XIII khi vua Trần Nhân Tông về Yên Tử và lập ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Khi thời đại đổi thay, chiến tranh loạn lạc, Phật giáo nhiều lần thăng trầm theo lịch sử; dòng thiền mà Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập dần bị mai một theo thời gian và chùa Ba Vàng khi đó cũng rơi vào quên lãng.

Vào năm 1706 (tức khoảng thế kỷ XVIII), Đại Thiền Sư Tuệ Bích Phổ Giác đã chủ trì và vận động Phật tử cùng chung tay xây dựng chùa Ba Vàng ngay trên nền ngôi chùa cổ từ thế kỷ XIII. Để đạo Pháp được sáng tỏ, đất nước được bình yên, nối tiếp mạng mạch Phật Pháp do chư Tổ truyền trao; Ngài đã thắp sáng, gây dựng lại dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử bị lu mờ. Mãn duyên hóa độ, Sư Tổ Tuệ Bích Phổ Giác an nhiên về cõi Niết bàn năm 1757, trụ thế 100 tuổi. Thời gian và chiến tranh tàn phá, ngôi chùa một lần nữa lùi vào dĩ vãng, chỉ còn rừng cây bao phủ và sót lại một số ít di vật đã được tìm thấy sau sự việc “ông lão tìm bò”.

Bia đá trên lưng rùa khắc tên Sư Tổ Trúc Lâm Ma ha Sa môn Tuệ Bích Phổ Giác được tìm thấy tại chùa Ba Vàng

Bia đá trên lưng rùa khắc tên Sư Tổ Trúc Lâm Ma ha Sa môn Tuệ Bích Phổ Giác được tìm thấy tại chùa Ba Vàng

Năm 1987, một lão nông ở địa phương bị mất đàn bò của mình. Ông đi tìm khắp nơi mà không thấy tung tích của chúng nên rất buồn rầu và tuyệt vọng. Một đêm, ông lão được báo mộng với tiếng mách bảo bên tai: “Cứ lên núi Ba Vàng tìm ắt sẽ thấy đàn bò!” Dù nửa tin nửa ngờ nhưng ông vẫn quyết làm theo. Khi leo lên đoạn dốc núi khúc khuỷu và um tùm cây cối, ông phát hiện ra những bậc thềm xây tam cấp và một tấm bia trên lưng rùa đá. Ông lão đã hái những quả sim đặt lên lưng rùa đá rồi khấn: “Con cầu xin Trời Phật giúp con tìm lại đàn bò. Nếu tìm được, con xin lòng thành tạ lễ”.

Thật bất ngờ, khi đi đến ven suối gần đó, ông liền nhìn thấy đàn bò, không thiếu con nào. Cảm động trước sự linh ứng nhiệm màu, ông lão liền về báo lại với dân làng. Sau sự việc vi diệu trên ngọn non thiêng ấy, nhiều người dân địa phương đã tập trung về khu đất lịch sử đó để tìm kiếm di vật còn sót lại. Điều đáng mừng là các nhà nghiên cứu, khảo cổ đã vào cuộc cùng với nhân dân và thu thập được nhiều hiện vật có giá trị. Đó chính là dấu tích của ngôi chùa mang dấu ấn lịch sử thời Trần - chùa Ba Vàng.

Đến năm 2007, được sự cung thỉnh của nhân dân, Phật tử tại địa phương, Thầy Thích Trúc Thái Minh được bổ nhiệm về trụ trì chùa Ba Vàng. Từ đây, ngôi chùa đã trở thành một tùng lâm Phật Pháp đệ nhất vùng Đông Bắc Tổ quốc.

Từ am nhỏ cho đến ngôi chùa có tòa Chính điện lớn nhất Đông Dương

Thời điểm Thầy Thích Trúc Thái Minh về nhận chùa, ngôi già lam Ba Vàng khi ấy chỉ là một am nhỏ, nằm ẩn mình nơi núi rừng xa xôi, hẻo lánh. Điều kiện sống rất khó khăn và vô cùng thiếu thốn, không điện, hiếm nước, đường lên chùa chỉ là một con đường mòn nhỏ do người đi rừng nhiều mà thành. Trong những ngày gian khổ ấy, thức ăn ngày có ngày không. Có những ngày, Thầy và 8 đệ tử nhỏ phải ngậm ngùi động viên nhau lên rừng hái sim ăn cho đỡ đói.

Ngôi chùa Ba Vàng cũ năm 2007

Ngôi chùa Ba Vàng cũ năm 2007

Khu nhà ở đơn sơ của quý Thầy tại chùa Ba Vàng cũ

Khu nhà ở đơn sơ của quý Thầy tại chùa Ba Vàng cũ

Khó khăn, vất vả, thiếu thốn là thế nhưng Thầy Thích Trúc Thái Minh luôn vì lợi ích chúng sinh mà dũng mãnh, chân thật phát nguyện: “Lý tưởng của Thầy là xây dựng chùa Ba Vàng thành một tùng lâm, một trung tâm Phật giáo lớn để độ thật nhiều người, kết duyên với Phật Pháp và hướng thiện. Thầy cũng phát nguyện dù có bỏ xác, dù có chết ở đây Thầy cũng sẵn sàng”.

Chùa Ba Vàng uy nghi rực rỡ ngày nay

Chùa Ba Vàng uy nghi rực rỡ ngày nay

Xuất phát từ tâm nguyện vĩ đại đó mà từ ngôi am nhỏ, ngày nay, chùa Ba Vàng đã trở thành một công trình khang trang, bề thế với tổng diện tích mặt sàn khu vực Chính điện, nội viện Tăng, nội viện Ni, khu cư sĩ lên tới hàng chục nghìn mét vuông; Đại giảng đường 2 tầng rộng gần 12.000 mét vuông. Hiện nay, chùa Ba Vàng có hơn 200 đạo tràng tu tập lục hòa với hàng vạn Phật tử trên khắp thế giới.

Sự tu học trang nghiêm của Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng tạo nên nét đẹp chốn thiền môn

Sự tu học trang nghiêm của Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng tạo nên nét đẹp chốn thiền môn

Định kỳ mùng 8, 14, 30 hoặc 29 âm lịch hàng tháng, Thầy Thích Trúc Thái Minh tổ chức chương trình tu tập Bát quan trai giới, nghe Pháp, sám hối cho Phật tử tại gia

Các khóa tu tuổi trẻ được diễn ra mỗi tháng một lần; các khóa tu mùa hè cho các bạn trẻ ở nhiều lứa tuổi cũng được tổ chức hàng năm. Đặc biệt khi tham dự khóa tu, các bạn trẻ đều được đài thọ tiền xe, ăn ở, sinh hoạt,...

Khóa tu mùa hè chùa Ba Vàng được tổ chức với tâm nguyện giúp thế hệ tương lai của đất nước hướng thượng, hướng thiện

Khóa tu mùa hè chùa Ba Vàng được tổ chức với tâm nguyện giúp thế hệ tương lai của đất nước hướng thượng, hướng thiện

Ngoài ra, các chương trình tu tập tán dương Phật Pháp, mừng ngày Phật đản sinh - xuất gia - nhập Niết bàn,... cũng được phát động và mang lại lợi ích cho các Phật tử gần xa.

Tại chùa Ba Vàng, các Phật tử và nhân dân được học hiểu chính Pháp và thực hành lời Đức Phật dạy để làm lợi ích cho mình và cho xã hội. Cũng tại nơi đây, hàng Phật tử được nương tựa Tam Bảo, được người Thầy vĩ đại dẫn đường trên con đường giác ngộ giải thoát; hay chỉ đơn giản là được lắng đọng tâm hồn ở chốn thiền môn thanh tịnh. Chùa Ba Vàng quả thật là một nơi hội tụ đức hạnh như đóa hoa tinh khiết tỏa hương thơm đầy ý nghĩa của đạo Phật đối với cuộc đời.

Bài liên quan
368
CHIA SẺ
Bình luận (89)

Đọc thêm

09 T5, 2024
09 T5, 2024
Ngày lễ Phật đản nên làm gì? 03 điều nên làm để được an vui, hạnh phúc

Lễ Phật đản nên làm gì? Cùng đọc bài viết sau để biết 03 điều nên làm trong lễ Phật đản để có một mùa Phật đản an lành, hạnh phúc.

180 4798

Ngày lễ Phật đản nên làm gì? 03 điều nên làm để được an vui, hạnh phúc

05 T5, 2024
05 T5, 2024
Lễ Phật đản ngày nào? 3 điều cần biết về ngày lễ lớn của Phật giáo

Lễ Phật đản là ngày lễ được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa (sau này là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) ra đời.

199 4770

Lễ Phật đản ngày nào? 3 điều cần biết về ngày lễ lớn của Phật giáo

06 T4, 2024
06 T4, 2024
4 sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật làm “chấn động” các cõi

Phật đản sinh, Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia, Phật thành đạo và Phật nhập Niết Bàn là 4 sự kiện thiêng liêng trong cuộc đời hoằng Pháp độ sinh của Đức Phật

254 4257

4 sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật làm “chấn động” các cõi

10 T3, 2023
10 T3, 2023
Tránh xa 10 việc sau nếu bạn không muốn mình bị xấu xí

Cần gì tìm tòi nhiều cách để cải thiện sắc đẹp? Trong khi tránh xa được 10 việc sau đây chắc chắn không bao giờ bạn bị xấu xí.

70 4610

Tránh xa 10 việc sau nếu bạn không muốn mình bị xấu xí

05 T1, 2023
05 T1, 2023
Lì xì là gì? Những điều cần biết về phong tục lì xì ngày Tết

Tết nay đã có ít nhiều sự thay đổi, nhưng lì xì ngày đầu năm vẫn được giữ nguyên. Bởi người Việt quan niệm, lì xì đem lại may mắn, tốt đẹp trong năm mới...

14 2371

Lì xì là gì? Những điều cần biết về phong tục lì xì ngày Tết

06 T1, 2022
06 T1, 2022
5 đại giấc mơ của Thái tử Tất Đạt Đa trước khi thành Phật

Trong kinh Phật có kể câu chuyện Thái tử Tất Đạt Đa trước khi đắc thành quả vị Phật, Ngài có năm đại giấc mộng. Vậy những giấc mơ ấy là gì?

14 5558

5 đại giấc mơ của Thái tử Tất Đạt Đa trước khi thành Phật