134
411

Tại sao hương linh thai nhi đi theo mẹ?

Tu tập - Giác ngộ, 01/7/2023 14:23
134
411

Sau khi bị phá bỏ, hương linh thai nhi thường sinh oán hận và đi theo người đã chối bỏ mình. Trong buổi lễ cầu siêu cho các hương linh thai nhi, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh người mẹ đi sám hối tội lỗi; cho nên, có ý kiến cho rằng hương linh thai nhi chỉ theo mẹ.

Vậy sự thật có phải hương linh thai nhi chỉ đi theo mẹ hay không? Cùng tìm hiểu vấn đề qua bài viết dưới đây!

1. Thai nhi và mẹ thường có mối quan hệ mật thiết hơn

Trong dân gian có câu “cha sinh mẹ dưỡng”, tức là cha cho hạt giống mầm sống, mẹ là người trưởng dưỡng đứa con vì tử cung người mẹ chính là nơi nuôi dưỡng đứa con. Người mẹ ấp ủ, nuôi dưỡng con cũng như đất ôm ấp hạt giống, làm cho hạt giống nảy nở, lớn lên; còn cha cho hạt giống mầm sống như là gieo hạt xuống đất; cho nên, có câu nói: Cha sinh không tày (không bằng) mẹ dưỡng là để nói đến công lao nuôi dưỡng của mẹ rất lớn.

Trong quá trình sinh thành ra con thì người mẹ rất vất vả hơn cả người cha. Từ khi mang thai, mẹ 9 tháng ấp ủ dưỡng nuôi khó nhọc nặng nề, vất vả nên ngay từ trong bụng mẹ, con đã gần gũi và được giao tiếp với mẹ, tất cả những cảm xúc, suy nghĩ của mẹ thì đứa con cũng cảm nhận được hết.

Giữa người mẹ và thai nhi đã có sự kết nối với nhau ngay từ trong bụng

Giữa người mẹ và thai nhi đã có sự kết nối với nhau ngay từ trong bụng

Thời gian ở trong bụng mẹ, con đã nghe quen nhịp tim của mẹ rồi nên nếu con rời nhịp tim ấy thì con sẽ rất sợ. Cho nên, khi sinh con ra, người ta thường cho con ấp ngay trên ngực mẹ để con luôn cảm nhận được nhịp tim đập của mẹ thì đứa con sẽ cảm thấy được bình an.

Từ những giây phút đầu tiên hình thành sự sống trong bụng mẹ, thai nhi được gần gũi, được mẹ bao bọc che chở; đến khi ra đời thì thai nhi được mẹ cho bú, ẵm, bế, nâng niu nên con gần gũi với mẹ là lẽ rất tự nhiên. Cho nên giữa thai nhi và mẹ có tình mẫu tử rất gắn bó mật thiết với nhau.

Ngay từ khi mới ra đời, mẹ cũng luôn là người gần gũi với con nhất

Ngay từ khi mới ra đời, mẹ cũng luôn là người gần gũi với con nhất

Thêm vào đó, trước khi phá bỏ thai phải có sự đồng ý của người mẹ, nếu mẹ không đồng ý thì dù bất kỳ ai cũng không được thực hiện việc phá bỏ. Cho nên, đó là lý do chính đáng để thai nhi có duyên đi theo mẹ nhiều hơn. Đây là điều hoàn toàn tự nhiên.

2. Hương linh thai nhi có đi theo các đối tượng khác không?

Tuy nhiên không phải không có chuyện hương linh thai nhi không theo cha. Do duyên nghiệp nên có những hương linh thai nhi có duyên với cả cha và mẹ, vì nặng duyên với cha cho nên khi phá bỏ thai thì những hương linh thai nhi cũng đi theo người cha. Nhưng hương linh thai nhi đi theo cha thì rất ít, đa phần là đi theo mẹ.

Các thai nhi bị phá bỏ, tuy rằng chưa ra đời làm người, dẫu chỉ là trứng mới thụ thai nhưng cũng đã có tượng hình người và có linh thức, nếu nói đầy đủ thì đã là một chúng sinh. Cho nên khi nạo bỏ thai thì các hương linh bé bỏng ấy cũng rất buồn khổ.

Vậy nên, các hương linh thai nhi thường có tâm niệm oán trách cha mẹ là người đã bỏ mình. Vì tâm niệm oán trách như vậy nên các hương linh thai nhi rất giận dữ, có nhiều tác động báo oán đến cha mẹ, có thể làm cho cha mẹ sinh ra những bệnh tật nhất định hoặc cha mẹ giận dữ nhau, chán rồi bỏ nhau. Bên cạnh đó hương linh thai nhi còn làm cho anh em sinh ra những chuyện bất thường, nhiều thứ chuyện.

Với mong muốn giúp cho các hương linh thai nhi được hóa giải oán kết với cha mẹ và sinh về cảnh giới an lành, hàng năm chùa Ba Vàng có tổ chức lễ cầu siêu hương linh thai nhi vào ngày 19/6 âm lịch và các ngày 14, 30 (29 tháng thiếu) âm lịch.

Xem thêm: Muốn cầu siêu cho hương linh thai nhi cần chuẩn bị những gì?

Lễ cầu siêu hương linh thai nhi giúp hóa giải phần nào oán kết của hương linh thai nhi với những người đã từ bỏ chúng (ảnh năm 2021)

Lễ cầu siêu hương linh thai nhi giúp hóa giải phần nào oán kết của hương linh thai nhi với những người đã từ bỏ chúng (ảnh năm 2021)

Từ lời chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh, mong rằng quý Phật tử đã hiểu được lý do các hương linh thai nhi thường đi theo mẹ; để từ đó những người cha, người mẹ biết cách thực hành theo các nghi thức Phật giáo để hóa giải oán kết giữa hương linh thai nhi với cha mẹ và những người liên quan.

Bài liên quan
411
CHIA SẺ
Bình luận (134)

Đọc thêm

14 T9, 2024
14 T9, 2024
Hiểu đúng về quy y Tam Bảo - Phát nguyện quy y Tam bảo để có phúc lành

Quy y Tam Bảo là quay về nương tựa Tam Bảo. Trong đó, “quy” là quay về; “y” nghĩa là nương tựa; “Tam Bảo” là ba ngôi vị quý báu: Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo

218 5450

Hiểu đúng về quy y Tam Bảo - Phát nguyện quy y Tam bảo để có phúc lành

31 T8, 2024
31 T8, 2024
Tứ như ý túc: Phật dạy 04 yếu tố để làm gì cũng thành công như ý

Tứ như ý túc là 4 điều Phật dạy giúp chúng ta đạt được mọi mong muốn như ý, viên mãn, không cần thêm nữa. Đồng thời giúp người thực hành kéo dài tuổi thọ.

253 1376

Tứ như ý túc: Phật dạy 04 yếu tố để làm gì cũng thành công như ý

30 T6, 2024
30 T6, 2024
Giữ giới được 5 điều tốt đẹp ai cũng mong muốn

Giới là viên ngọc như ý, có thể đáp ứng được tất cả mong mỏi của mọi người. Giới cũng là nền tảng đạo đức căn bản trong Phật giáo.

531 5536

Giữ giới được 5 điều tốt đẹp ai cũng mong muốn

25 T5, 2024
25 T5, 2024
Lý giải trái tim thiêu ở 4000 độ không cháy của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu để bảo vệ Phật Pháp vào ngày 11/6/1963 (tức 20/4 nhuận/Quý Mão) đã để lại xá lợi tim bất hoại mang nhiều ý nghĩa.

84 3998

Lý giải trái tim thiêu ở 4000 độ không cháy của Bồ Tát Thích Quảng Đức

14 T4, 2024
14 T4, 2024
Lục hòa là gì? Tu lục hòa tiêu trừ các ác nghiệp, cuộc sống an vui

Lục hòa là sáu phép hòa kính mà Đức Phật dạy để chúng ta thực hành, giúp cho đời sống được hạnh phúc, an vui. Vậy muốn tu lục hòa phải làm như thế nào?

815 2377

Lục hòa là gì? Tu lục hòa tiêu trừ các ác nghiệp, cuộc sống an vui

01 T4, 2024
01 T4, 2024
Hoàng hậu Ma Da là ai? Hạnh nguyện đặc biệt của bà đối với mười phương Chư Phật

Hoàng hậu Ma Da là vợ đức vua Tịnh Phạn, trị vì vương quốc Ca Tỳ La Vệ; là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tiền thân là Bồ Tát Hộ Minh và là Đức Phật Thích Ca ...

148 617

Hoàng hậu Ma Da là ai? Hạnh nguyện đặc biệt của bà đối với mười phương Chư Phật

25 T3, 2024
25 T3, 2024
Cúng dường Xá lợi Phật có công đức ngang bằng cúng dường Đức Phật

Xá lợi Phật là những viên ngọc thu được từ nhục thân - thân xác thịt của Đức Phật sau khi làm lễ trà tỳ. Khi đó, tất cả thân Ngài đều biến thành vô số Xá lợi

60 3271

Cúng dường Xá lợi Phật có công đức ngang bằng cúng dường Đức Phật