34
168

Ý nghĩa nguyện thứ 7 của Đức Phật Dược Sư

Tu tập - Giác ngộ, 25/02/2022 19:50
34
168

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!

Trong kinh Dược Sư, con thấy có đoạn như sau: “Nguyện thứ bảy: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ Đề, nếu có chúng hữu tình nào bị những chứng bệnh hiểm nghèo không ai cứu chữa, không ai để nương nhờ, không gặp thầy, không gặp thuốc, không bà con, không nhà cửa, chịu nhiều nỗi nghèo hèn khốn khổ, mà nếu danh hiệu Ta đã nghe lọt vào tai một lần thì tất cả bệnh hoạn khổ não đều tiêu trừ, thân tâm an lạc, gia quyến sum vầy, của cải sung túc, cho đến chứng được đạo quả vô thượng Bồ Đề”.

Con xin hỏi là tại sao lại chỉ nghe tên Đức Phật Dược Sư mà bệnh đã tiêu rồi ạ? Đoạn “nghe danh hiệu Ta lọt vào tai” có phải là mang ý nghĩa sâu xa nào đó hay không? Con kính mong Thầy giải đáp giúp con. Con xin tri ân Thầy ạ.

Thầy Thích Trúc Thái Minh trả lời:

Hàng năm, cứ mồng Tám tháng Giêng, chùa Ba Vàng khai đàn Dược Sư; chư Tăng và các Phật tử sẽ tụng kinh Dược Sư cho đến hết tháng Giêng để cầu tiêu tai, giải bệnh cho mọi người.

Kinh Dược Sư thì có lẽ Phật tử chúng ta ai cũng biết. Trong Kinh Dược Sư, Đức Phật Thích Ca nói về công hạnh của Đức Phật Dược Sư với 12 nguyện lớn, câu hỏi trên là thắc mắc về nguyện thứ bảy của Ngài. Tại chùa Ba Vàng, quý Thầy có đặt tượng Đức Phật Dược Sư ở giữa, hàng cuối cùng ở ngôi Tam Bảo. Vì chùa Ba Vàng tụng kinh Dược Sư nên Thầy dự định sẽ giảng kinh Dược Sư để cho mọi người đều hiểu được văn kinh. Với câu hỏi của bạn thì Thầy xin trả lời trước một chút:

Tượng Đức Phật Dược Sư tại ngôi Tam Bảo (vị trí giữa, hàng cuối cùng nhìn từ trên xuống dưới)

Tượng Đức Phật Dược Sư tại ngôi Tam Bảo (vị trí giữa, hàng cuối cùng nhìn từ trên xuống dưới)

Nếu y theo nguyên văn lời kinh, đó là chỉ cần nghe danh hiệu của Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang thì mọi bệnh đều hết, được no đủ phong tục thì có lẽ không còn ai phải khổ nữa. Chúng ta hiểu như vậy là thật sự không đúng.

Trong nhà Phật có câu: “Y kinh nhất tự, tam thế Phật oan; ly kinh giảng nghĩa, tức đồng ma thuyết”, nghĩa là nếu bám chặt vào từng câu từ trong kinh thì ba đời chư Phật bị oan, không hiểu đúng lời Phật dạy; còn rời kinh mà giảng nghĩa kinh thì đó không phải lời Phật dạy nữa, là ma thuyết pháp. Cho nên, việc hiểu đúng nghĩa lời Phật dạy trong kinh điển Đại thừa như kinh Dược Sư, kinh Địa Tạng… là rất khó. Do vậy, chúng ta không hiểu đơn thuần như vậy.

Thầy Thích Trúc Thái Minh giải đáp thắc mắc về kinh Dược Sư

Thầy Thích Trúc Thái Minh giải đáp thắc mắc về kinh Dược Sư

Chúng ta biết danh hiệu Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, vậy thì danh hiệu này có phải là nói đến Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang hay không? Có phải cụ tượng ở ngôi Tam Bảo là Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang hay không? Chúng ta biết không phải thật, đó chỉ là tượng thôi. Vậy thì nếu Đức Phật Dược Sư ở đây thì đâu mới là Đức Phật Dược Sư thật?

Giống như Thầy Thái Minh đang ngồi đối diện với các Phật tử thì chỉ là thân tướng tứ đại của của Thầy thôi, nhưng thân tướng này đang thay đổi từng ngày. Mấy năm trước, Thầy không có nếp nhăn, còn bây giờ Thầy đã có nếp nhăn, Thầy lo lắng công việc của chùa nên tóc Thầy đã bạc. Cách đây 10 năm thì Thầy còn trẻ, bây giờ Thầy có tuổi rồi thì cũng gọi là ông lão; vậy thì ai mới thật là Thầy Thái Minh? Cho nên, thân xác này không phải thật là Thầy Thái Minh, mà chúng ta muốn thấy Thầy Thái Minh thì phải thật sự đi vào bên trong nữa. Nếu bắt tay với Thầy thì cũng chỉ là bắt cái tay thịt thôi, chứ chưa phải là gặp được Thầy thực sự.

Có câu: “Biết người biết mặt, ai dễ biết lòng”, Thầy muốn nói tới “lòng” chính là bản thể tâm của chúng ta, “Dược Sư” và “Lưu Ly Quang” là chỉ bản thể tâm của chúng ta. Chúng ta nghe thế nào là nghe lọt lỗ tai là chúng ta nhận ra bản thể tâm đó, đó là bản thể tâm thanh tịnh trong sạch như lưu ly. Bản thể tâm còn gọi là chân như, Phật tính, ngọc Minh Châu… Đó là Phật Dược Sư thật, là danh hiệu thật của Đức Phật Dược Sư.

Tôn tượng Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật trong đàn lễ Cầu tiêu tai diên thọ tại chùa Ba Vàng

Tôn tượng Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật trong đàn lễ Cầu tiêu tai diên thọ tại chùa Ba Vàng

“Nghe lọt vào lỗ tai”, không phải lọt âm thanh vào lỗ tai thật vì tai này chưa phải là thật tai; người chết rõ ràng vẫn còn tai nguyên xi, vẫn còn màng nhĩ nhưng cái tai đó âm thanh lại không lọt vào được dù ta có mắng, có chửi. Hoặc có những người có tai nhưng thần kinh có vấn đề nên họ không nghe được. Do đó, chúng ta thấy cái tai này không phải thật là tai. Có tai chưa chắc đã nghe được, sâu xa ra là một cái thức trong tai này không xuất hiện nên chúng ta không nghe được. Vậy thì, cái nghe ở đây là tâm, danh hiệu Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang lọt trong tâm chính là chúng ta nhận ra bản thể tâm của mình.

Nhận ra bản thể tâm của chúng ta xưa nay vốn không hề có bệnh tật mà thân tứ đại bằng đất, nước, gió, lửa này, khi nó mất quân bình nên thân này mới có bệnh. Vậy nên, ai tụng kinh Dược Sư, tu tập kinh Dược Sư mà đến chỗ nghe được mà tự nhiên không những thấy mình hết bệnh tật mà còn giàu có, đắc đạo Bồ đề nữa chính là ý nghĩa này.

Như Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, khi chứng được đạo, Ngài dạy: “Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền”. Ngài dạy chúng ta rằng, ngay nơi tâm này là vô cùng quý giá, đầy châu báu, gọi là “tâm tàng vô giá trân”. Những thứ châu báu bên ngoài có thể bị cướp lấy đi, con cháu phá tán và cũng sẽ tan hoại; nhưng châu báu trong tâm này mới thật là vô giá, là quý báu, không ai có thể lấy được. Khi chúng ta phát hiện nơi tâm này là vô giá, vô lượng châu báu thì ta thấy mình trở thành một người rất giàu có. Vì vậy, nguyện thứ bảy của Đức Phật Dược Sư nói rằng, tên “Đức Phật Dược Sư” lọt được vào trong lỗ tai ta khiến ta tự nhiên hết bệnh, được giàu có, không thiếu thốn gì nữa chính là như vậy.

Đối với kinh điển Đại thừa, chúng ta không nên hiểu đơn giản như khi chúng ta tụng; nếu hiểu y theo kinh mà không có Thầy giảng, người giải cho mình thì chúng ta sẽ hiểu sai hết, rồi lại trách Phật tại sao mình tu tập mãi mà không hết bệnh, tụng mãi mà chưa giàu. Vì thế, chúng ta tu, tụng rồi thực hành kinh Dược Sư thì chúng ta mới đạt được những điều như Đức Phật Dược Sư dạy.

(Trích lời Thầy Thích Trúc Thái Minh trong video “Học từ Chuyển Luân Thánh Vương” - câu 207 (phần 2) Kinh Mi Tiên vấn đáp)

Bài liên quan
168
CHIA SẺ
Bình luận (34)

Đọc thêm

21 T4, 2023
21 T4, 2023
7 bước chân hoa sen nở khi Phật đản sinh và những ý nghĩa đặc biệt mà bạn nên biết!

Đức Phật đản sinh, bước đi bảy bước và mỗi bước chân đều có hoa sen nâng gót. Vậy 7 bước hoa sen hàm chứa điều đặc biệt như thế nào?

21 2436

7 bước chân hoa sen nở khi Phật đản sinh và những ý nghĩa đặc biệt mà bạn nên biết!

18 T4, 2023
18 T4, 2023
3 thông điệp đặc biệt về nơi đản sinh của Đức Phật (vườn Lâm Tỳ Ni)

Đức Phật chọn nơi đản sinh là khu rừng Lâm Tỳ Ni chứ không phải nơi cung điện xa hoa lộng lẫy. Vậy việc chọn nơi đản sinh có những ý nghĩa đặc biệt gì?

69 3448

3 thông điệp đặc biệt về nơi đản sinh của Đức Phật (vườn Lâm Tỳ Ni)

13 T4, 2023
13 T4, 2023
7 lời không nên nói để không gặp tai họa

Đức Phật không cho phép chúng ta nói dối với động cơ ích kỷ, hại người, che giấu tội lỗi của mình. Tuy nhiên, Ngài khai mở cho chúng ta có thể nói dối khi có lòng đại bi cứu người, cứu vật.

0 66

7 lời không nên nói để không gặp tai họa

23 T3, 2023
23 T3, 2023
Sát sinh là gì? Tránh sát sinh được lợi ích thế nào?

Không sát sinh là một trong năm giới người Phật tử tại gia cần giữ gìn để có được cuộc sống an lành, hạnh phúc. Tại sao Đức Phật lại chế ra giới này để những người đệ tử thực hành?

42 11010

Sát sinh là gì? Tránh sát sinh được lợi ích thế nào?

12 T3, 2023
12 T3, 2023
Công đức của người làm đẹp, tôn tạo tôn tướng Đức Phật, Bồ Tát

“Người này thường sanh nhà thuộc dòng tộc vua Thánh Chuyển Luân có thế lực lớn, hoặc sanh ở dòng Bà La Môn tịnh hạnh, hoặc nhà giàu sang không tạo tội nặng..."

5 286

Công đức của người làm đẹp, tôn tạo tôn tướng Đức Phật, Bồ Tát

10 T3, 2023
10 T3, 2023
Xá Lợi Phật là gì? Tại sao cúng dường Xá Lợi Phật sinh ra phước báu lớn?

Xá Lợi Phật là bảo vật thiêng liêng, vô cùng quý báu được kết tinh từ các công đức Ba La Mật của Đức Phật, từ giới - định - tuệ, từ giải thoát - giải thoát tri kiến mà thành

7 3271

Xá Lợi Phật là gì? Tại sao cúng dường Xá Lợi Phật sinh ra phước báu lớn?

07 T3, 2023
07 T3, 2023
Thấm thía những lời dạy cuối cùng của Đức Phật trước khi Ngài ra đi

Trước giây phút Đức Phật nhập Niết bàn, tất cả vạn vật chìm vào trong màn đêm u tối, đau buồn, không biết sẽ nương tựa vào đâu. Bởi Đức Thế Tôn là ánh sáng lớn, là con mắt lớn dẫn đường cho chúng sinh. Nhưng với lòng từ bi vô lượng, Đức Thế Tôn đã để lại cho hậu thế những lời di giáo cuối cùng. Đó chính là kim chỉ nam soi sáng cho chúng sinh sau này.

11 3760

Thấm thía những lời dạy cuối cùng của Đức Phật trước khi Ngài ra đi