283
877

Muốn sống an nhiên giữa cuộc đời vô thường, đừng bỏ qua những điều này

Tu tập - Giác ngộ, 05/02/2024 08:50
283
877

Chúng ta hay nói cuộc sống vô thường khi những người thân yêu từ giã cõi đời; khi phải từ bỏ mối tình sâu nặng bao năm gắn bó,... Nhiều người trong chúng ta rất khó để thoát khỏi những đau khổ, nuối tiếc, khó bình thản đối diện với những biến động, biến đổi đó trong cuộc đời (khó đối diện khi vô thường đến).

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu đầy đủ về vô thường để tâm an lạc, tự tại hơn!

Vô thường là gì?

“Vô” là không; “thường” là thường hằng, vĩnh hằng, vĩnh cửu, luôn luôn còn mãi, không mất. Nên “vô thường” nghĩa là không được thường còn, không còn mãi, không vĩnh hằng, luôn luôn biến đổi và sinh diệt. Từ này chỉ trạng thái luôn luôn biến động, luôn luôn thay đổi, từ sinh cho đến diệt, của vạn sự, vạn vật trong thế gian. 

Vô thường cũng là một dấu ấn của đạo Phật, thuộc Tam Pháp Ấn (vô thường, khổ, vô ngã) hay Tứ Pháp Ấn (vô thường, khổ, vô ngã, niết bàn tịch tịnh).

Tại sao nói: Thế gian vô thường?

Bởi thế gian hay vũ trụ gồm: thân, tâm và trần cảnh (hay cảnh giới). Cả ba yếu tố này đều vô thường. Mặt khác, tất cả vạn sự vạn vật trên thế gian cũng vô thường.

Thân vô thường

Như khi bé, mới sinh ra, chúng ta chỉ khoảng 2-3kg, được chăm bẵm cho lớn lên rồi dần trở thành một ông già, bà lão 70, 80 tuổi. Thân chúng ta biến đổi từng ngày, từng giờ, từng giây, từng phút và trong đạo Phật gọi là từng sát na (đơn vị thời gian nhỏ nhất, một sát na tương đương với một phần tỷ của giây). Trạng thái biến đổi như vậy gọi là vô thường. 

Sự biến đổi này của thân không ai có thể kìm giữ lại được. Thân chúng ta đều được sinh ra, lớn lên rồi già và chết. Đó gọi là thân vô thường. 

Tâm vô thường

Lúc bé chúng ta có những suy nghĩ, sở thích khác khi trưởng thành. Ví dụ, hồi bé thích ăn kẹo nhưng lớn không thích nữa, trẻ thích ăn chua nhưng đến khi đứng tuổi lại sợ. Đó là ham muốn, ham thích của mình thay đổi.

Tâm tư, tình cảm cũng biến đổi. Có khi sáng yêu chiều lại ghét, vui rồi lại buồn, giận rồi lại thương, thích rồi chán, sướng rồi khổ, nhớ rồi quên, muốn rồi lại không muốn nữa.

Như vậy, khi xem xét, kiểm tra nơi tâm mình, chúng ta thấy nó biến đổi liên tục, suốt cả ngày, có khi mình cũng không nhận ra. Gặp cảnh duyên là tâm thay đổi. Đó gọi là tâm vô thường.

Tâm vô thường khiến khi yêu khi ghét, lúc vui lúc buồn (ảnh minh họa)

Tâm vô thường khiến khi yêu khi ghét, lúc vui lúc buồn (ảnh minh họa)

Cảnh giới vô thường

Cõi đời chúng ta sống không lâu bền, có rồi lại mất. Ruộng dâu ngày xưa bây giờ có thể trở thành biển cả, ruộng dâu đó cũng có thể đã trở thành các khu biệt thự, đô thị. 

Có những con sông ngày nào nước vẫn chảy xiết, giờ thì lấp đầy phù sa, không còn là sông nữa. Cũng có nơi xưa kia là đô thị nguy nga, giờ chỉ còn là đống gạch vụn hoang sơ.

Xã hội của chúng ta từ hình thái, tư tưởng, nhận thức xã hội và những lối sống, quan điểm thẩm mĩ cũng luôn luôn thay đổi. 

Qua những dẫn chứng trên, chúng ta thấy rằng: cảnh giới vô thường. 

Nhà cửa trên một đoạn đường ở Pescara del Tronto (nước Ý) dường như chỉ còn lại đống đổ nát sau động đất

Nhà cửa trên một đoạn đường ở Pescara del Tronto (nước Ý) dường như chỉ còn lại đống đổ nát sau động đất

Tất cả vạn vật trên thế gian đều vô thường

Vạn vật trên thế gian đều vô thường bởi chúng do nhân duyên giả hợp mà thành. Các thành tố hợp lại thành sự vật. Ví dụ như thân chúng ta do các tế bào kết lại mà thành. Tất cả các sự vật đều như vậy - duyên hợp mà thành, cho nên chúng không có gì để bám trụ. Cũng giống như kiểu xếp gạch, viên nọ chồng lên viên kia chứ chúng không dính với nhau. 

Hiện nay, khoa học cũng thấy rằng, giữa các nguyên tử có khoảng cách, chúng chuyển động liên tục. Điều đó nghĩa là chúng không dính liền vào nhau, sự liên kết giữa các thành phần trong vạn sự vạn vật đều lỏng lẻo. Lỏng lẻo như vậy nên nó dễ tan rã. Đây chính là lý do khiến vạn vật biến đổi, được hình thành rồi mất đi. Do vậy, vạn sự vạn vật vô thường. 

Vạn vật đều vô thường, được hình thành rồi tan rã

Vạn vật đều vô thường, được hình thành rồi tan rã

Hiểu vô thường sẽ có được 3 điều lợi ích sau

1. An nhiên, tự tại đối diện với mọi hoàn cảnh

Do chưa hiểu về vô thường, chúng ta cứ đinh ninh rằng mọi sự, mọi vật còn mãi, lâu dài và không mất đi. Như khi nhìn chiếc xe, chúng ta nghĩ rằng nó vẫn mãi thế, đâu biết nó đang âm thầm thay đổi, đến một ngày sẽ hư hỏng. 

Trong tình cảm, chúng ta nghĩ nó là mãi mãi, đâu ngờ một ngày lòng người đổi thay kéo theo sự đổ vỡ. Chính vì cứ lầm nghĩ mọi thứ còn mãi như thế nên khi vô thường đến, đối diện với thực tại, chúng ta đau khổ, suy sụp.

Cho nên, chúng ta phải thường tư duy, quán xét về vô thường để hiểu rõ về nó thì chúng ta sẽ bớt khổ. Khi tư duy như vậy, xem xét mọi sự, mọi vật luôn luôn trong trạng thái biến động thì, chúng ta mới có thể có nhiều phương án ứng đối khi sự vật, hiện tượng thay đổi.  

Đây cũng chính là tư duy biện chứng. Người khăng khăng cho rằng mọi thứ đứng yên thì họ sẽ nguyên tắc, cứng nhắc, không thay đổi để ứng biến được. Người đó gọi là người không có trí tuệ.

Giác ngộ về lẽ vô thường giúp chúng ta tự tại trước sóng gió của cuộc đời (ảnh minh họa)

Giác ngộ về lẽ vô thường giúp chúng ta tự tại trước sóng gió của cuộc đời (ảnh minh họa)

2. Trân quý, sống trọn từng khoảnh khắc

Hiểu và nhớ tới vô thường, biết rằng sẽ có ngày mình phải từ giã cõi đời này thì chúng ta sẽ biết trân quý thời gian đang còn hiện hữu. Hãy sống trân quý từng ngày, từng giờ, coi cuộc đời này giống như một thanh sô-cô-la, chúng ta nhấm nháp nó và sống thật sâu sắc; đừng để uổng phí như Trư Bát Giới ăn quả đào tiên mà nuốt chửng, không biết vị quả đào ra sao. Sống một ngày có ích, có giá trị còn hơn một đời sống vô vị.

3. Hoàn thiện bản thân tốt đẹp hơn mỗi ngày

Khi đã hiểu về vô thường, chúng ta biết nó không hoàn toàn tiêu cực. Bởi nhờ có vô thường mà tất cả vạn vật biến chuyển, có thể chuyển từ vật này sang vật khác, chuyển được điều xấu thành tốt.

Chúng ta không vô thường thì sẽ mãi là đứa trẻ sơ sinh, không thể thành người lớn được. Không vô thường thì học mãi cũng không thể có thêm kiến thức,...

Vậy nên, chúng ta khai thác cả hai mặt tích cực và tiêu cực của vô thường để ứng dụng vào cuộc sống, làm cho bản thân tốt đẹp hơn bằng cách chuyển những điều dở thành hay, chuyển những điều chưa hoàn thiện thành hoàn thiện. Với người đệ tử Phật, ta ứng dụng tu hành cho thành tựu đạo quả. Thân mạng ngắn ngủi, cơ hội được sinh ra làm người rất ít, biết vô thường để cố gắng không buông lung, tiến tu. 

Không những thế, chăm chỉ quán sát về lẽ vô thường, chúng ta còn có thể đoạn trừ được tham ái, dần lìa được sinh tử, đi đến chỗ niết bàn an vui, hạnh phúc.

Chăm chỉ quán sát về vô thường giúp chúng ta dần đi đến chỗ an vui, hạnh phúc (ảnh minh họa)

Chăm chỉ quán sát về vô thường giúp chúng ta dần đi đến chỗ an vui, hạnh phúc (ảnh minh họa)

Hy vọng qua những chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh trong bài viết, quý Phật tử và các bạn sẽ biết cách tư duy và đối diện với sự vô thường. Bởi nếu muốn tự tại ở đời, chúng ta phải hiểu về vô thường. Khi ấy, dù tài sản mất, người yêu phản bội hay những người thân yêu ruột thịt không còn nữa,... chúng ta cũng sẽ bớt khổ, bớt oán trách và nguôi ngoai. 

Bài liên quan
877
CHIA SẺ
Bình luận (283)

Đọc thêm

31 T8, 2024
31 T8, 2024
Tứ như ý túc: Phật dạy 04 yếu tố để làm gì cũng thành công như ý

Tứ như ý túc là 4 điều Phật dạy giúp chúng ta đạt được mọi mong muốn như ý, viên mãn, không cần thêm nữa. Đồng thời giúp người thực hành kéo dài tuổi thọ.

0 92

Tứ như ý túc: Phật dạy 04 yếu tố để làm gì cũng thành công như ý

30 T6, 2024
30 T6, 2024
Giữ giới được 5 điều tốt đẹp ai cũng mong muốn

Giới là viên ngọc như ý, có thể đáp ứng được tất cả mong mỏi của mọi người. Giới cũng là nền tảng đạo đức căn bản trong Phật giáo.

290 5536

Giữ giới được 5 điều tốt đẹp ai cũng mong muốn

25 T5, 2024
25 T5, 2024
Lý giải trái tim thiêu ở 4000 độ không cháy của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu để bảo vệ Phật Pháp vào ngày 11/6/1963 (tức 20/4 nhuận/Quý Mão) đã để lại xá lợi tim bất hoại mang nhiều ý nghĩa.

84 3998

Lý giải trái tim thiêu ở 4000 độ không cháy của Bồ Tát Thích Quảng Đức

14 T4, 2024
14 T4, 2024
Lục hòa là gì? Tu lục hòa tiêu trừ các ác nghiệp, cuộc sống an vui

Lục hòa là sáu phép hòa kính mà Đức Phật dạy để chúng ta thực hành, giúp cho đời sống được hạnh phúc, an vui. Vậy muốn tu lục hòa phải làm như thế nào?

393 2377

Lục hòa là gì? Tu lục hòa tiêu trừ các ác nghiệp, cuộc sống an vui

01 T4, 2024
01 T4, 2024
Hoàng hậu Ma Da là ai? Hạnh nguyện đặc biệt của bà đối với mười phương Chư Phật

Hoàng hậu Ma Da là vợ đức vua Tịnh Phạn, trị vì vương quốc Ca Tỳ La Vệ; là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tiền thân là Bồ Tát Hộ Minh và là Đức Phật Thích Ca ...

148 617

Hoàng hậu Ma Da là ai? Hạnh nguyện đặc biệt của bà đối với mười phương Chư Phật

25 T3, 2024
25 T3, 2024
Cúng dường Xá lợi Phật có công đức ngang bằng cúng dường Đức Phật

Xá lợi Phật là những viên ngọc thu được từ nhục thân - thân xác thịt của Đức Phật sau khi làm lễ trà tỳ. Khi đó, tất cả thân Ngài đều biến thành vô số Xá lợi

60 3271

Cúng dường Xá lợi Phật có công đức ngang bằng cúng dường Đức Phật

20 T3, 2024
20 T3, 2024
Sự xuất hiện đặc biệt nhất trên thế gian của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật là nhân vật có thật, sự xuất hiện của Ngài như một vầng nhật nguyệt trí tuệ và từ bi, xóa tan đi bóng tối vô minh, phiền não.

327 5362

Sự xuất hiện đặc biệt nhất trên thế gian của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni