Người xuất gia - Bần tăng
Nếu nói nghèo thì không ai nghèo bằng người xuất gia, thưa đại chúng. Các Thầy là những người không có gì nữa. Các Thầy chỉ có ba manh áo, một bình bát là tài sản duy nhất, cơ bản để mang theo suốt cuộc đời. Chứ còn có gì là của các Thầy đâu, chùa chiền cũng là của nhân dân, của Phật tử; các Thầy chỉ là người đứng ra trông nom, quản lý giúp thôi. Các Thầy không sở hữu, không được mang những thứ ở chùa đi đâu, cũng không được bán chùa cho ai. Như các Phật tử ở nhà làm việc, tích góp, xây nhà xong; có thể bán nhà lấy tiền đi ăn, đi chơi. Nhưng các Thầy không thế được.
Cho nên, nếu nói nghèo thì các Thầy thật là nghèo, mà nói khổ thì các Thầy tu hành thật là khổ...
Vậy thì nếu xét về khổ thì không ai khổ bằng các Sư cả.
Thế nên, người ta mới gọi là “bần Tăng”. Tức là về vật chất, các Thầy là thanh bần nhưng với đạo thì không bần. Gọi là “thân tuy bần nhưng đạo bất bần”. Các Thầy giàu là giàu ở đạo tâm. Đạo tâm ấy mới là tài sản quý báu. Vì các Thầy có tâm đạo nhiệt thành!
(Trích lời Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh trong Pháp thoại: Có ai thấy Phật không (phần 4) - Kinh Mi Tiên Vấn Đáp, câu 176)