17
130

8 sắc thái khi phát tâm Bồ đề người tu học Phật cần biết

Tu tập - Giác ngộ, 29/5/2023 09:50
17
130

Tâm Bồ đề có thể nói là nhân để chứng thành quả vị Phật. Ai tu học Phật mà không phát tâm Bồ đề thì không thể thành Phật được. Tuy nhiên, không phải ai phát tâm Bồ đề cũng có được công đức và lợi ích lớn mà mỗi người cần phải chuẩn bị cho mình những nguồn tâm quảng đại như Ngài Thật Hiền Đại sư có dạy trong “Văn khuyến phát tâm Bồ đề”.

Vậy đó là những sắc thái tâm nào? Kính mời quý Phật tử cùng theo dõi lời giảng của Thầy Thích Trúc Thái Minh trong bài viết dưới đây!

1. Chính tâm và tà tâm

Hai sắc thái đầu tiên của tâm được nhắc đến là tâm chínhtâm tà. Theo lời dạy của Ngài Thật Hiền Đại sư, người tu hành một chiều, chỉ biết lo, chạy ra bên ngoài mà chưa từng quay lại, soi xét, sám sửa tâm mình. Hoặc những người vụ lợi, háo danh, tham thú hiện tại hoặc cầu cái vui mai sau. Những người này thấy ai bảo làm điều gì thì làm. Họ đến chùa với mục đích là cho mình thanh thản, vui vẻ; hoặc đi tu để mong kiếp sau được thọ hưởng cuộc sống giàu sang, sung sướng... thì những người đó gọi là tà tâm.

Vậy còn những người phát tâm như thế nào thì được gọi phát Bồ đề chính tâm? Trong “Văn khuyến phát Bồ đề tâm” ghi rõ: “Danh lợi không ham, vui thú không màng, chỉ vì thoát sinh tử, vì chứng Bồ đề. Phát tâm như vậy gọi là chánh”.

Tức là những ai phát được tâm đi tu mà không vì danh lợi; không vì cầu cho mình kiếp sau giàu có, gia đình đông con, nhiều cháu mà thực sự thấy sinh tử luân hồi là đáng sợ, đáng lo. Chúng ta luân hồi quá nhiều kiếp không thể tính hết được. Xương chất đầy đại địa, nước mắt đầy bốn biển, máu đầy hết tất cả, luân hồi đau đớn như thế mà mình chưa biết sợ. Người biết sợ sinh tử luân hồi dài đằng đẵng, phát tâm tu hành vì muốn thoát sinh tử, muốn thành Phật để độ chúng sinh hết khổ thì được gọi là phát chính tâm.

Như vậy, chúng ta hiểu rằng người phát Bồ đề chính tâm là phải biết quán xét tâm mình, không vì thú vui hiện tại, không vì phước báo trong các kiếp vị lai mà phải nhắm tới mục tiêu tối thượng là cầu thoát luân hồi sinh tử, cứu độ chúng sinh.

2. Chân tâm và ngụy tâm

“Chân” tức là chân thật. Phát tâm chân thật là trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sinh. Người phát tâm Bồ đề chân thật là người dù biết tu hành sẽ rất lâu xa, chúng sinh khó độ nhiều vô biên vô tận nhưng người ấy không hề thối chí, sợ khó, sợ mệt. Ý niệm tu hành vẫn kiên định và liên tục nối tiếp nhau như trèo núi cao cả vạn dặm cũng quyết tận đỉnh, như lên tháp lớn đến chín tầng cũng cố tột nóc.

Chúng ta nhớ đến lời nguyện độ hết chúng sinh trong địa ngục thành Phật thì mới chứng quả vị Phật của Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát. Phải nói rằng hạnh nguyện Bồ đề rộng lớn của Đức Bồ Tát là tấm gương sáng ngời để chúng ta noi theo.

Tiếp đó, chúng ta cùng nghiên cứu về ngụy tâm. Ngụy nghĩa là giả tu, giả dối, có lỗi, có tội không sám hối, không chịu trừ bỏ. Bên ngoài trau chuốt bóng bẩy, nói những lời hay nhưng trong tâm tăm tối, xấu xa... Như Phật tử khi mới đi chùa, mới tham gia đạo tràng thì ngày nào cũng sinh hoạt chăm chỉ. Nhưng khoảng hai, ba tháng lại bắt đầu biếng dần, mọi người sách tấn, giúp đỡ cũng không muốn tham gia. Như vậy là trước siêng sau lười. Hay người đi xuất gia, năm thứ nhất chăm chỉ tu hành, tụng kinh, thời khóa đầy đủ, sang năm thứ hai là bê trễ, sang năm thứ ba là bỏ luôn. Nếu tâm của chúng ta như thế thì gọi là ngụy tu.

Từ đây, chúng ta hiểu rằng để phát khởi được hai chữ “chân tu” không phải dễ. Chân tu thì chắc chắn thành Phật, chân tu thì chắc chắn sẽ được Phật hộ trì. Còn ngụy, giả tu thì không có Phật, Bồ Tát, Thiện thần, Hộ Pháp nào hộ trì được.

3. Đại tâm và tiểu tâm

Đại tâm là người phát tâm lớn, tiểu tâm là người phát tâm nhỏ. Vậy thế nào là phát tâm lớn và phát tâm nhỏ? Ngài Thật Hiền Đại sư dạy: “Chúng sanh giới hết nguyện ta mới hết, Bồ đề đạo thành nguyện ta mới thành. Phát tâm như vậy gọi là đại. Coi ba cõi như lao ngục, nhìn sanh tử như oan gia, chỉ mong tự độ, không dám độ người. Phát tâm như vậy gọi là tiểu”.

Người nào phát tâm bao giờ độ hết chúng sinh thì nguyện tu của mình mới hết, bao giờ chúng sinh đắc thành quả Phật thì nguyện của mình mới thành. Phát tâm như vậy gọi là tâm to lớn. Còn người phát tâm chỉ mong muốn độ cho bản thân, gia đình, họ hàng thành Phật, hay phát nguyện sinh về Tây phương để hưởng an lạc, không quay trở lại cõi Sa Bà thì phát tâm đó gọi là tiểu tâm.

Mong muốn mang đến lợi ích cho số đông, nguyện độ chúng sinh đến cùng là phát Bồ đề tâm đại

Mong muốn mang đến lợi ích cho số đông, nguyện độ chúng sinh đến cùng là phát Bồ đề tâm đại

Là người phát Bồ đề tâm thì chúng ta phải phát tâm rộng lớn, tâm quảng đại vì lợi ích chúng sinh. Như vậy mới có thể mang lại lợi ích to lớn cho mình và cho vô số chúng sinh.

4. Thiên tâm và viên tâm

Tâm thiên tức là lệch một bên, tâm viên tức là tròn đầy. Để lời nguyện phát tâm Bồ đề được dũng mãnh thì chúng ta cần phải bỏ tâm thiên lệch mà chọn lấy tâm viên tròn. Ngài Thật Hiền Đại sư nói rõ về tâm thiên như sau: “Nếu ngoài tâm thấy có chúng sanh, có Phật đạo, rồi nguyện độ, nguyện thành, công phu không xả, thấy biết không tan. Phát tâm như vậy gọi là thiên".

Với trí tuệ của bậc Đại giác ngộ, Đức Phật dạy: “Nhất thiết duy tâm tạo”. Tất cả chư Phật cho đến thập phương pháp giới, cho đến trời, mây, trăng, gió, đất liền, núi sông, chúng sinh, cây cỏ đều từ tâm mà biến hiện ra. Tâm chúng ta làm chủ và tạo nên pháp giới này. Chính vì thế chúng ta không nên nghĩ rằng chúng sinh ở ngoài tâm mình mà họ đều ở trong tâm mình. Như khi chúng ta mở mắt, tưởng là thấy mọi người ở ngoài nhưng thực chất chính là đang thấy mọi người trong mắt mình. Và thực chất thì tất cả chúng sinh đều ở trong bản tâm thanh tịnh. Cho nên người tu học Phật phải thấy được điều này để không chấp trước công phu. Người nào phát được tâm không vướng mắc thì đấy mới thật sự là không bị thiên lệch.

Về tâm viên tròn, Ngài Thật Hiền Đại sư có dạy: “Nếu biết tự tánh là chúng sanh nên nguyện độ thoát, tự tánh là Phật đạo nên nguyện thành tựu, không thấy một pháp nào ngoài tâm mà có, đem cái tâm vô tướng phát cái nguyện vô tướng, làm cái hạnh vô tướng, chứng cái quả vô tướng, cái tướng vô tướng cũng không thấy có được. Phát tâm như vậy gọi là viên”.

Tâm chúng ta làm chủ tạo nên pháp giới này

Tâm chúng ta làm chủ tạo nên pháp giới này

Trong kinh 42 chương, Đức Phật dạy: Tu y vô tu mới thật là tu, chứng vô chứng chứng thật là chứng. Chúng ta phải mở con mắt bát nhã, mở tuệ nhãn mới thấy được thế nào là tu mà y vô tu, chứng mà như không chứng. Điều này chúng ta phải học. Nếu không học sẽ vướng mắc và không thể thấu được. Cho nên, để tránh tâm thiên, được tâm viên thì chúng ta nhất định phải học Pháp, không thể bỏ Pháp được.

Mong rằng qua bài viết này, quý Phật tử hiểu rõ về tám sắc thái của tâm; từ đó chuẩn bị bốn nguồn tâm chân chính là chính tâm, chân tâm, đại tâm, viên tâm và gạn lọc bốn nguồn tâm là tâm tà, ngụy tâm, tiểu tâm, thiên tâm để phát tâm Bồ đề được chân thật, dũng mãnh, trong những buổi lễ phát tâm Bồ đề.

Bài liên quan
130
CHIA SẺ
Bình luận (17)

Đọc thêm

14 T4, 2024
14 T4, 2024
Lục hòa là gì? Tu lục hòa tiêu trừ các ác nghiệp, cuộc sống an vui

Thực hành lục hòa đem lại rất nhiều lợi ích: tiêu trừ nghiệp gia đình bất hòa, ly tán; được người khác tôn trọng; tăng trưởng trí tuệ;...

2 1

Lục hòa là gì? Tu lục hòa tiêu trừ các ác nghiệp, cuộc sống an vui

25 T3, 2024
25 T3, 2024
Cúng dường Xá lợi Phật có công đức ngang bằng cúng dường Đức Phật

Xá lợi Phật là những viên ngọc thu được từ nhục thân - thân xác thịt của Đức Phật sau khi làm lễ trà tỳ. Khi đó, tất cả thân Ngài đều biến thành vô số Xá lợi

59 3271

Cúng dường Xá lợi Phật có công đức ngang bằng cúng dường Đức Phật

05 T2, 2024
05 T2, 2024
Muốn sống an nhiên giữa cuộc đời vô thường, đừng bỏ qua những điều này

Vô thường là điều nhiều người hay nhắc đến khi những người thân yêu mất hoặc đổ vỡ trong chuyện tình cảm,... Làm thế nào để bình thản đối diện với nó?

238 14859

Muốn sống an nhiên giữa cuộc đời vô thường, đừng bỏ qua những điều này

28 T1, 2024
28 T1, 2024
Kiêng kỵ ngày Tết: Hiểu đúng để đón xuân thảnh thơi, may mắn

Những điều kiêng kỵ ngày Tết dưới đây được giải mã sự thật bởi Thầy Thích Trúc Thái Minh sẽ giúp bạn đón Tết thư thái, may mắn, tài lộc.

60 7800

Kiêng kỵ ngày Tết: Hiểu đúng để đón xuân thảnh thơi, may mắn

18 T1, 2024
18 T1, 2024
Lời Phật dạy qua truyện tranh nhân quả báo ứng

Tranh nhân quả mô tả hành động và kết quả nhận được, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ mật thiết của nhân - quả đang hiện hữu trong cuộc sống

15 6289

Lời Phật dạy qua truyện tranh nhân quả báo ứng

15 T12, 2023
15 T12, 2023
Ngũ phúc là gì? Cách tạo ra ngũ phúc để năm mới may mắn, sung túc

Ngũ phúc lâm môn là 5 điều phúc chạy vào cửa nhà. Đó là khỏe mạnh và sống lâu; giàu có; gia đình hạnh phúc; danh tiếng; trí tuệ sáng suốt

323 2634

Ngũ phúc là gì? Cách tạo ra ngũ phúc để năm mới may mắn, sung túc

07 T11, 2023
07 T11, 2023
Áp lực cuộc sống: 04 cách vượt qua để sống thảnh thơi

Áp lực cuộc sống về tiền bạc, công việc, gia đình,... là nỗi bất an, mệt mỏi của nhiều người. Và trên đây là 4 cách để vượt qua áp lực trong cuộc sống

143 603

Áp lực cuộc sống: 04 cách vượt qua để sống thảnh thơi