8
48

5 bài học thức tỉnh con người trong đại dịch COVID-19

Tu tập - Giác ngộ, 15/4/2022 22:24
8
48

Đại dịch COVID-19 xảy ra trong vòng 2 năm vừa qua đã đem tới quá nhiều mất mát đau thương cho nhân loại. Bên cạnh sự ảnh hưởng nặng nề trong đời sống, kinh tế, xã hội, sức khỏe… thì qua góc nhìn của đạo Phật, đại dịch COVID-19 cũng là đem đến cho chúng ta với 5 bài học đáng suy ngẫm dưới đây!

Kính mời quý Phật tử cùng tìm hiểu qua sự chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh.

Bài học 1: Vô thường, mạng sống mong manh

Trong thời gian qua, bầu không khí u ám bao trùm, người chết vì nhiễm COVID-19, tiếng còi xe cứu thương, các lò hỏa thiêu đỏ lửa suốt ngày đêm… đã khiến chúng ta tỉnh ngộ lời Đức Phật dạy về hai chữ “vô thường”, thân mạng vô thường, mạng sống mong manh, ngắn ngủi.

Chúng ta sinh ra đời này, cứ hăm hở sống mà chẳng bao giờ nghĩ tới ngày chúng ta không được sống nữa; mà ngày đó thì chắc chắn sẽ đến với tất cả chúng ta. Nói đến cái chết, có người còn cố tình gạt đi, không đề cập đến. Nhưng sự thật thì vẫn là sự thật, Đức Phật dạy “vô thường” là Ngài nói lên sự thật về cuộc sống này, Ngài đến với thế giới này để thức tỉnh nhân loại, để chúng ta biết hành xử cho đúng, bớt đi những điều sai lầm, đổ vỡ, đau thương. Chúng ta đã nhiều kiếp tự làm mê mình, ru ngủ mình về cuộc đời này rồi.

Sự xuất hiện của COVID-19 đã cho chúng ta thấy rằng thân mạng rất vô thường. Không cần phải có bom đạn, vũ khí mới giết được mạng người; chỉ mấy con virus rất bé, mắt thường không thể nhìn thấy mà nó cũng giết được chúng ta. Trước cái chết, chúng ta đều bình đẳng, không kể nền văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp, giàu nghèo ra sao, nổi tiếng hay vô danh, cái chết cũng đến như nhau. Đó là sự thật mà chúng ta phải nhận ra.

Sự xuất hiện của COVID-19 đã cho chúng ta thấy thân mạng vô thường (ảnh minh họa)

Sự xuất hiện của COVID-19 đã cho chúng ta thấy thân mạng vô thường (ảnh minh họa)

Đại dịch COVID chính là lời cảnh tỉnh nhân loại rằng ai cũng sẽ có ngày cuối cùng. Vậy nên, chúng ra hãy đối xử tốt với nhau, dành cho nhau những điều thật tốt đẹp như thể ngày mai chúng ta không còn được sống nữa. Nếu chúng ta biết được sự vô thường thì chúng ta có thể trở thành người sống rất nhẹ nhàng, hoan hỷ, tốt đẹp, biết tha thứ và yêu thương.

Bài học đầu tiên mà nhân loại chúng ta cần thức tỉnh đó là đừng say mê quá với sự sống mà quên đi rằng sẽ có một ngày, chúng ta sẽ phải xa lìa thế gian này. Chúng ta hãy quan tâm đến ngày cuối cùng của mình, nghĩ rằng có ngày mình sẽ rời xa tất cả thì chúng ta sẽ bắt đầu xem xét lại, định giá lại tất cả những giá trị của cuộc sống. Trong số chúng ta, có những người cả một đời vì mải mê kiếm tiền mà quên đi tình bạn, đánh đổi cả tình thân, rời xa những nghĩa cử cao đẹp, tình người. Bởi khi vô thường đến, chúng ta mới thấy nằm trên giường bệnh, lúc ấy chúng ta mới thấy tiền bạc chẳng có ý nghĩa gì cả.

Vì vậy, đại dịch COVID chính là nhắc nhở nhân loại chúng ta hãy quay về xem lại chúng ta đang làm gì; nhân loại rồi sẽ đi đến đâu? Chúng ta định hướng cuộc đời mình như thế nào? Nếu chúng ta cứ mải mê, chạy theo cuộc sống vật chất, khai thác, phá hủy thiên nhiên thì cuộc đời này sẽ ra sao? Đó là điều chúng ta cần phải nhìn lại và tỉnh giác.

Bài học 2: Tiền không thể đổi được mạng sống

Chúng ta sống trên đời, có thể hối lộ con người nhưng chúng ta không thể hối lộ vị “thần chết” để vị ấy cho chúng ta sống thêm vài mươi năm nữa. Tiền của, tài sản đối trước cái chết không có giá trị gì cả.

Tiền của không hẳn là tất cả cuộc đời chúng ta, nhưng ta lại dành gần như cả cuộc đời để kiếm tiền, lao tâm khổ tứ, thậm chí có người vì tiền của mà sẵn sàng làm các việc ác, hãm hại lẫn nhau.

Chúng ta cứ nghĩ tiền là vạn năng, tiền là tiên là Phật, là sức bật lò xo, là thước đo tuổi trẻ, là sức khỏe cụ già…; nhưng sự thật tiền cũng có giới hạn, không phải vạn năng đến vậy và tiền không thể chuộc được mạng sống của chúng ta.

Chúng ta dành cả cuộc đời để kiếm tiền nhưng tiền không giúp cho chúng ta sống thêm vài mươi năm nữa (ảnh minh họa)

Chúng ta dành cả cuộc đời để kiếm tiền nhưng tiền không giúp cho chúng ta sống thêm vài mươi năm nữa (ảnh minh họa)

Bài học 3: Thế giới này, mỗi chúng ta đều liên đới với nhau

Bài học tiếp theo mà chúng ta học được trong đại dịch COVID đó là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng của cả nhân loại với nhau: giữa con người với con người, giữa dân tộc với dân tộc, giữa quốc gia với quốc gia và giữa loài người với muôn loài, với môi trường và thế giới với môi trường thiên nhiên. Triết học gọi đây là mối liên hệ phổ biến, còn trong đạo Phật gọi là pháp giới nhân duyên.

Thiên nhiên và con người luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau

Thiên nhiên và con người luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau

Chúng ta xưa nay cứ nghĩ mình làm việc này chẳng ảnh hưởng đến ai, đến đất nước, thế giới mình đang sống; nhưng đại dịch COVID đã cho chúng ta thấy rằng tất cả đều liên đới với nhau: một người có thể ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều người ảnh hưởng đến cả quốc gia và quốc gia này ảnh hưởng đến quốc gia khác. Chúng ta thấy cả thế giới này liên đới với nhau, đó là sự thật.

Như trong sách nhà Phật có nói: Một con cá ở biển đông quẫy đuôi có thể làm chấn động cả địa cầu này. Điều này có nghĩa là pháp giới nhân duyên liên hệ với nhau rất mật thiết, rất khăng khít. Một người chúng ta khởi một tư tưởng bất thiện, lập tức từ trường của tư tưởng bất thiện lan tỏa ra trong không trung, cộng hưởng với những tư tưởng khác rồi hình thành lên những tư tưởng bất thiện khác nữa tạo, thành những khối tư tưởng bất thiện lớn.

Và điều này Đức Phật đã dạy: “Tâm làm chủ tâm tạo”. Thế giới chúng ta sở dĩ nhiều tai ương, thiên tai, dịch bệnh là do có sự hội tụ của nhiều tâm bất thiện đã từng phát tác, đó là nhân quả - nghiệp báo. Do đó, chúng ta cần hiểu rằng, dịch bệnh COVID cũng không ra ngoài điều đó, không ra ngoài tâm pháp giới này. Cho nên, giáo lý đạo Phật luôn luôn khẳng định: Thế giới này muốn được tốt đẹp thì trọng tâm chính là con người phải thay đổi.

Chúng ta phải thay đổi cách đối xử với thiên nhiên, bởi chúng ta đã đối xử thậm tệ, quá tham lam, quá ích kỷ đối với thiên nhiên. Chúng ta đã đào bới, khai thác, tàn phá thiên nhiên chỉ vì tâm ích kỷ cho cá nhân, tập thể tôi, quốc gia của tôi. Theo nhân quả - nghiệp báo, tâm bất thiện như vậy sẽ chiêu cảm nên thế giới này có tai ương, hoạn họa và con người là tác nhân chính gây nên tất cả thảm họa này.

Tàn phá thiên nhiên chính là hủy hoại môi trường sống (ảnh minh họa)

Tàn phá thiên nhiên chính là hủy hoại môi trường sống (ảnh minh họa)

Hơn nữa, loài người tự mình phân biệt, chia cắt ranh giới, địa phận giữa các quốc gia nhưng dịch bệnh COVID này không hề có biên giới. Ở đâu COVID cũng có thể xuất hiện, virus COVID có thể bay theo gió, lây trong không khí, ảnh hưởng đến con người.

Vậy nên, chúng ta phải rất ý thức, cẩn thận và đề phòng trong từng tâm ý của mình, ý thức của mình vì mình biết khởi tâm bất thiện của mình sẽ chiêu cảm khổ cảnh, khổ quả cho những người xung quanh.

Hiểu được nhân duyên của pháp giới, mối liên hệ phổ biến chặt chẽ, kín khít như vậy, một người có thể ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều người ảnh hưởng đến quốc gia, nhiều quốc gia có thể ảnh hưởng thế giới; cho nên mỗi người chúng ta phải ý thức mình là công dân của thế giới, chứ không phải chỉ là công dân của một đất nước. Vì trái đất này, thế giới này là của chúng ta nên chúng ta phải có trách nhiệm chung với trái đất, thế giới này; đừng chỉ làm sạch nhà mình, còn rác nhà tôi đổ ra đường phố, đổ sang nhà khác. Tư tưởng ấy không còn phù hợp nữa, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID ngày nay.

Phật tử chùa Ba Vàng tham gia vào các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường sống

Phật tử chùa Ba Vàng tham gia vào các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường sống

Bài học 4: Sống biết đủ và đơn giản sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn

Chúng ta thấy rằng, xã hội loài người càng phát triển thì con người càng nhiều cái thích như tivi, điện thoại, ipad, giày dép, áo quần các loại. Năm căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, ý) của chúng ta thích rất nhiều thứ, có thể nói đến hàng trăm, hàng ngàn thứ thích khác.

Và khi đại dịch COVID đến, chúng ta phải đi cách ly, phải giãn cách xã hội không đi đâu được, lúc đó chúng ta mới nhận ra: Thứ chúng ta thích khác với thứ chúng ta cần và thứ cần cho sự sống thực ra không phải nhiều đến thế. Chúng ta chỉ cần có gạo, thực phẩm, nước uống, không khí thở, thuốc men chữa bệnh, áo quần mặc vừa đủ, có chỗ ngủ đơn giản như vậy là sống được. Kiểu sống đơn giản này cũng là lối sống của người xưa, vì sống đơn giản nên người ta ít phiền não, đau khổ nên họ an vui hơn chúng ta bây giờ. Như các Thầy ở trong rừng, mỗi người một cái lều có hai mét vuông thôi nhưng cũng rất thoải mái rồi.

Cho nên, bài học mà đại dịch COVID dạy cho chúng ta là nhân loại nên bắt đầu tập sống đơn giản, thiểu dục tri túc. Đức Phật dạy là “thiểu dục” - bớt cái thích, bớt cái ham muốn đi thì chúng ta bớt khổ. Chúng ta bây giờ ham muốn quá nhiều, cho nên chúng ta bị khổ nhiều. Chính vì tâm ham cầu nhiều nên chúng ta mới khai thác tài nguyên thiên nhiên, tàn hoại thế giới này. Đại dịch này cho chúng ta thấy lời Đức Phật dạy thực sự là đúng: biết sống biết đủ, thiểu dục và tri túc là an lạc. Nhân loại chúng ta cũng phải quay về thiểu dục tri túc. Vì như chúng ta thấy rằng, ngay trong đại dịch này này, một thứ đồ xa xỉ trăm triệu cũng không giá trị bằng miếng ăn. Thiếu thức ăn là chúng ta chết đói. Vậy nên, nhu cầu thực sự để chúng ta sống và có thể sống an vui hạnh phúc không phải quá cao như chúng ta nghĩ.

Đức Phật là bậc đại trí tuệ nhưng tại sao Ngài không dạy chúng ta sáng chế ra nhiều thứ mà Ngài dạy chúng ta phải thiểu dục và tri túc? Vì Ngài biết rằng, sáng chế, sản xuất ra nhiều thứ như vậy không hẳn đã làm cho con người hạnh phúc mà nhiều khi còn làm cho con người đau khổ nhiều thêm. Đức Phật dạy con người muốn hạnh phúc thì phải biết thiểu dục tri túc. Người biết tri túc sẽ hạnh phúc hơn. Giàu có của cải, tài sản mà không biết tri túc thì chúng ta vẫn chưa thể hạnh phúc được. Cái tâm chúng ta chưa dừng thì chưa thể nào an, chưa an thì chưa thể hạnh phúc.

Bài học 5: Trân quý những giá trị của cuộc sống

Qua đại dịch này, chúng ta rút ra thêm bài học về những giá trị của cuộc sống.

1. Sức khỏe là một tài sản quý báu

Quả thật, không có sức khỏe thì chúng ta chẳng thể làm được bất cứ việc gì. Nhiều người “lúc trẻ thì bán sức khỏe để kiếm tiền, lúc già thì đem tiền đi mua sức khỏe”. Tức là lúc trẻ thì không quan tâm đến sức khỏe, ngày đêm dãi dầu sương nắng để kiếm tiền; rồi đến lúc già, chính mình lại mang tiền mình kiếm được đem ra để đi mua sức khỏe, để chữa bệnh. Cho nên, chúng ta làm gì cũng phải nghĩ đến sức khỏe vì sức khỏe là tài sản quý báu, rất quan trọng đối với chúng ta.

Có sức khỏe tốt, chúng ta sẽ thấy hạnh phúc hơn

Có sức khỏe tốt, chúng ta sẽ thấy hạnh phúc hơn

2. Tình người, sự yêu thương là điều giá trị nhất

Trong cuộc đời ngắn ngủi này, điều làm nên giá trị cuộc đời đó là sự phụng sự, cống hiến, làm lợi ích cho mọi người. Bởi nếu sống trên cuộc đời này, chúng ta chỉ biết nghĩ cho mình thì cuộc đời không có giá trị gì cả; nhưng nếu chúng ta biết nghĩ cho người, biết cống hiến, phụng sự, đóng góp cho xã hội, cho dân tộc, quốc gia thì cuộc đời này sẽ có giá trị đẹp hơn. Đức Phật, các bậc Thánh nhân, các bậc vĩ nhân chính là tấm gương sáng cho chúng ta về sự cống hiến.

Đức Phật không chỉ một đời này mà vô lượng kiếp Ngài tinh tấn tu hành đều là vì lợi ích chúng sinh. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vậy, cả một đời Bác vì nước vì dân. Chúng ta không được như các Ngài nhưng chúng ta cũng cần làm gì đó để không chỉ gia đình mà những người xung quanh đều có được lợi ích.

Điều làm nên giá trị cuộc đời mỗi người chính là sự cống hiến, đóng góp tâm sức mình cho xã hội (ảnh minh họa)

Điều làm nên giá trị cuộc đời mỗi người chính là sự cống hiến, đóng góp tâm sức mình cho xã hội (ảnh minh họa)

Vì vậy, bài học trong đại dịch COVID này đó là bài học về sức khỏe, tình người, sự yêu thương mà đạo Phật gọi là trí tuệ và từ bi. Sức khỏe là sức khỏe về thể chất và tinh thần, tức là chúng ta phải có một thể chất lành mạnh, trí tuệ lành mạnh, sáng suốt. Thứ nữa là tình yêu thương (lòng từ bi). Đây là hai tài sản quý nhất ở trên đời mà Đức Phật dạy đệ tử của Ngài phải luôn trau dồi.

Đại dịch COVID vẫn đang tiếp diễn, thế giới vẫn đang phải chịu tác động và điều chúng ta cần làm hiện tại là cần nhìn lại những gì đã qua, rút ra những bài học để sửa mình, làm nên một cuộc đời có giá trị tốt đẹp. Bởi vì mỗi con người chúng ta đều liên đới với nhau, ảnh hưởng đến thế giới này nên nếu chúng ta biết thay đổi mình, chuyển hóa nghiệp của chính mình thì nghiệp chung của nhân loại sẽ thay đổi, đại dịch COVID sớm được kết thúc. Mong rằng, từ lời chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh, quý Phật tử giác ngộ được lời Đức Phật dạy, mọi người thức tỉnh để cùng nhau xây dựng thế giới này được tốt đẹp, an lành hơn.

Bài liên quan
48
CHIA SẺ
Bình luận (8)

Đọc thêm

25 T5, 2024
25 T5, 2024
Lý giải trái tim thiêu ở 4000 độ không cháy của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu để bảo vệ Phật Pháp vào ngày 11/6/1963 (tức 20/4 nhuận/Quý Mão) đã để lại xá lợi tim bất hoại mang nhiều ý nghĩa.

38 3998

Lý giải trái tim thiêu ở 4000 độ không cháy của Bồ Tát Thích Quảng Đức

14 T4, 2024
14 T4, 2024
Lục hòa là gì? Tu lục hòa tiêu trừ các ác nghiệp, cuộc sống an vui

Lục hòa là sáu phép hòa kính mà Đức Phật dạy để chúng ta thực hành, giúp cho đời sống được hạnh phúc, an vui. Vậy muốn tu lục hòa phải làm như thế nào?

174 2377

Lục hòa là gì? Tu lục hòa tiêu trừ các ác nghiệp, cuộc sống an vui

01 T4, 2024
01 T4, 2024
Hoàng hậu Ma Da là ai? Hạnh nguyện đặc biệt của bà đối với mười phương Chư Phật

Hoàng hậu Ma Da là vợ đức vua Tịnh Phạn, trị vì vương quốc Ca Tỳ La Vệ; là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tiền thân là Bồ Tát Hộ Minh và là Đức Phật Thích Ca ...

142 617

Hoàng hậu Ma Da là ai? Hạnh nguyện đặc biệt của bà đối với mười phương Chư Phật

25 T3, 2024
25 T3, 2024
Cúng dường Xá lợi Phật có công đức ngang bằng cúng dường Đức Phật

Xá lợi Phật là những viên ngọc thu được từ nhục thân - thân xác thịt của Đức Phật sau khi làm lễ trà tỳ. Khi đó, tất cả thân Ngài đều biến thành vô số Xá lợi

60 3271

Cúng dường Xá lợi Phật có công đức ngang bằng cúng dường Đức Phật

20 T3, 2024
20 T3, 2024
Đức Phật Thích Ca - nhân vật lịch sử có thật và sự xuất hiện đặc biệt nhất trên thế gian

Đức Phật là nhân vật có thật, sự xuất hiện của Ngài như một vầng nhật nguyệt trí tuệ và từ bi, xóa tan đi bóng tối vô minh, phiền não.

321 5362

Đức Phật Thích Ca - nhân vật lịch sử có thật và sự xuất hiện đặc biệt nhất trên thế gian

05 T3, 2024
05 T3, 2024
Áp lực cuộc sống: 04 cách vượt qua để sống thảnh thơi

Áp lực cuộc sống về tiền bạc, công việc, gia đình,... là nỗi bất an, mệt mỏi của nhiều người. Và trên đây là 4 cách để vượt qua áp lực trong cuộc sống

238 3290

Áp lực cuộc sống: 04 cách vượt qua để sống thảnh thơi

04 T3, 2024
04 T3, 2024
Tam Bảo - Ruộng phúc màu mỡ ở thế gian

“Tam Bảo” là ba ngôi vị quý báu gồm Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Tam Bảo có Tam Bảo bên ngoài và Tam Bảo ngay trong tâm mỗi chúng ta.

223 4400

Tam Bảo - Ruộng phúc màu mỡ ở thế gian