0
17

Trả nợ tào quan là gì? Trả nợ tào quan có hết khổ?

Tu tập - Giác ngộ, 27/01/2023 20:28
0
17

Đối với nhiều người, trả nợ tào quan như là cách để chuyển hóa những việc bất như ý của chính mình. Thế nhưng, việc làm này có thực sự lợi ích hay không thì nhiều người mơ hồ, không biết rõ đúng sai. 

Vậy trả nợ tào quan là gì? Tại sao có người phải trả nợ tào quan?

Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu qua lời giảng của Thầy Thích Trúc Thái Minh để có được kiến thức đúng đắn từ góc nhìn của Phật giáo.

Tào quan là gì?

Theo quan niệm dân gian, tào quan hay quan công tào là ông quan dưới âm phủ xử lý việc công và công chính. 

Trả nợ tào quan là gì? Tại sao phải trả nợ tào quan?

Quan niệm dân gian cho rằng, chúng ta sinh vào những tuổi này, tuổi kia là mắc nợ tào quan. Theo đó, nếu chúng ta mắc nợ kim tiền, vàng mã, các thứ bao nhiêu thì phải trả nợ, nếu không trả thì cuộc đời rất lận đận, bất hạnh, nhiều điều khổ lụy. 

Có những người muộn vợ, muộn chồng hay làm ăn bị vỡ nợ, phá sản cũng được cho là mắc nợ tào quan. Bởi những người đó trong kiếp trước có nợ người, nợ tiền (quỵt tiền, ăn cắp tiền của người mà không trả), nợ tình (thề thốt hứa hẹn với người nhưng cuối cùng phản bội người), nợ danh (làm cho người bị mất danh), nợ mạng (sát hại, làm người mất mạng). Những nợ đó được quan công tào ghi lại vào sổ nợ. 

Số nợ đó được cho là chúng ta mắc nợ tào quan và khi tái sinh kiếp sau, chúng ta phải trả những nợ này bằng lễ trả nợ tào quan với việc sát sinh, cúng tế, đốt vàng mã (kim ngân, kim xuyến, voi, ngựa, mũ mão, tiền vàng), hình nhân thế mạng…. 

Mũ mão, vàng mã… là những thứ trong lễ trả nợ tào quan (ảnh minh họa)

Mũ mão, vàng mã… là những thứ trong lễ trả nợ tào quan (ảnh minh họa)

Trả nợ tào quan theo quan điểm đạo Phật 

Đạo Phật không có chuyện trả nợ tào quan. Nhưng trong tiền kiếp, chúng ta tạo ác nghiệp nên có nợ nghiệp, tức là chúng ta phải mang nghiệp và phải trả nợ nghiệp. 

Trả nợ nghĩa là có mắc nợ mới phải trả nợ. Chúng ta là nợ nghiệp, nợ oan gia trái chủ chứ không phải nợ ông quan công tào nên không có ông quan công tào giữ sổ, đến đòi nợ chúng ta. Oan gia trái chủ là những người mà kiếp trước chúng ta gây ác, gây khổ cho họ nên bây giờ họ theo đòi nợ. 

Cách “trả nợ” đúng để mau hết nợ 

Theo quan điểm của Phật giáo, chúng ta trả nợ nghiệp, chuyển nghiệp bằng cách sám hối, tu tập, làm phước. Tu tập để chuyển nghiệp là cách duy nhất, còn việc đốt hình nhân thế mạng, vàng mã thì không trả được nợ. 

Người Phật tử chân chính biết rằng: Không có nợ tào quan mà chúng ta có nợ nghiệp. Chúng ta mang một khối nợ nghiệp từ kiếp trước sang kiếp này, vợ/chồng hay con cái nhiều khi đó cũng là nợ của chúng ta, cho nên chúng ta tìm cách tu tập để mà trả nợ. Những cái nợ như vậy là thật, Phật Pháp xác nhận là có, oan gia trái chủ đến “hành”, phá mình nên chúng ta phải tu tập để chuyển hóa. 

Những việc thiện lành như nghe giảng Pháp, sám hối, phóng sinh, giúp đỡ người… sẽ giúp chúng ta chuyển hóa nghiệp của mình

Những việc thiện lành như nghe giảng Pháp, sám hối, phóng sinh, giúp đỡ người… sẽ giúp chúng ta chuyển hóa nghiệp của mình

Tại chùa Ba Vàng có những bài Pháp, có những phương pháp tu tập để chuyển hóa nghiệp và rất nhiều người tu tập đã trả được nợ, hết nợ. Hết nợ thì hết nghiệp, hết nghiệp thì hết khổ. Nghiệp còn thì chúng ta còn bị nghiệp hành khổ. Đó là chân thật để chúng ta hiểu thế nào là nợ. Từ đó, chúng ta biết không có nợ tào quan và không có hình thức trả nợ tào quan. 

Là đệ tử Phật, chúng ta biết mình có nợ nghiệp với oan gia trái chủ, cho nên, chúng ta sám hối, tu phước sẽ chuyển hóa. Trả nợ nhanh, chậm khác nhau là do tâm tu của chúng ta mạnh hay yếu. 

Trả nợ tào quan là không đúng với lời Phật dạy. Cho nên, từ lời giảng của Thầy Thích Trúc Thái Minh, mỗi chúng ta nên tinh cần tu tập, sám hối, làm phước - đó là cách đúng đắn nhất để chúng ta chuyển hóa khổ đau của chính mình, đạt được hạnh phúc, an vui. 

Để hiểu về cách chuyển hóa nghiệp khổ mà nhiều người đã thực hành thành công, mời quý vị và các bạn cùng đọc những câu chuyện chuyển nghiệp tại trang Cảm nhận hạnh phúc mỗi ngày!

Bài liên quan
17
CHIA SẺ
Bình luận (0)

Đọc thêm

23 T3, 2023
23 T3, 2023
Sát sinh là gì? Tránh sát sinh được lợi ích thế nào?

Không sát sinh là một trong năm giới người Phật tử tại gia cần giữ gìn để có được cuộc sống an lành, hạnh phúc. Tại sao Đức Phật lại chế ra giới này để những người đệ tử thực hành?

27 7429

Sát sinh là gì? Tránh sát sinh được lợi ích thế nào?

12 T3, 2023
12 T3, 2023
Công đức của người làm đẹp, tôn tạo tôn tướng Đức Phật, Bồ Tát

“Người này thường sanh nhà thuộc dòng tộc vua Thánh Chuyển Luân có thế lực lớn, hoặc sanh ở dòng Bà La Môn tịnh hạnh, hoặc nhà giàu sang không tạo tội nặng..."

5 286

Công đức của người làm đẹp, tôn tạo tôn tướng Đức Phật, Bồ Tát

10 T3, 2023
10 T3, 2023
Xá Lợi Phật là gì? Tại sao cúng dường Xá Lợi Phật sinh ra phước báu lớn?

Xá Lợi Phật là bảo vật thiêng liêng, vô cùng quý báu được kết tinh từ các công đức Ba La Mật của Đức Phật, từ giới - định - tuệ, từ giải thoát - giải thoát tri kiến mà thành

7 3216

Xá Lợi Phật là gì? Tại sao cúng dường Xá Lợi Phật sinh ra phước báu lớn?

07 T3, 2023
07 T3, 2023
Thấm thía những lời dạy cuối cùng của Đức Phật trước khi Ngài ra đi

Trước giây phút Đức Phật nhập Niết bàn, tất cả vạn vật chìm vào trong màn đêm u tối, đau buồn, không biết sẽ nương tựa vào đâu. Bởi Đức Thế Tôn là ánh sáng lớn, là con mắt lớn dẫn đường cho chúng sinh. Nhưng với lòng từ bi vô lượng, Đức Thế Tôn đã để lại cho hậu thế những lời di giáo cuối cùng. Đó chính là kim chỉ nam soi sáng cho chúng sinh sau này.

11 3732

Thấm thía những lời dạy cuối cùng của Đức Phật trước khi Ngài ra đi

06 T3, 2023
06 T3, 2023
Không thể bỏ qua: 04 câu chuyện về lòng từ bi của Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn

4 câu chuyện đầy xúc động, tràn đầy lòng từ bi vô lượng của Đức Thế Tôn trước khi Ngài nhập Niết Bàn: Đức Phật thọ nhận món nấm độc, tôn giả A Nan với bát...

4 1035

Không thể bỏ qua: 04 câu chuyện về lòng từ bi của Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn

28 T2, 2023
28 T2, 2023
Niết bàn là gì? Người nào có thể chứng đắc Niết bàn

Niết bàn là một thực tại có thật, là trạng thái của tâm khi đã diệt hết các phiền não, sạch tất cả vô minh, tham, sân si. Niết bàn đồng nghĩa với thoát khỏi đau khổ...

40 5895

Niết bàn là gì? Người nào có thể chứng đắc Niết bàn

21 T2, 2023
21 T2, 2023
Tam tai là gì? Cách hóa giải tam tai đúng nhất

Tam tai thường được biết đến là ba tai họa diễn ra liên tiếp trong ba năm, mang lại nhiều bất an, sợ hãi. Nhưng thực chất vận hạn này rất dễ hóa giải, chỉ cần quý vị hiểu đúng về nó và làm theo cách dưới đây!

3 81

Tam tai là gì? Cách hóa giải tam tai đúng nhất