2
23

Người sống tốt rồi có cần đi chùa không?

Xã hội, 03/5/2021 15:10
2
23

Có người cho rằng: “Sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; sống tốt với người thân, họ hàng; không lừa đảo, không làm những việc xấu thì cần gì phải đi chùa? Muốn tu thì quay về nhà mà tu, “Phật sống” còn đang nằm trên giường kia…”. Chúng ta cần hiểu sao về quan niệm này? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời từ Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh sau đây:

“Kính thưa đại chúng! Quan niệm trên cho rằng, việc tu là phải tu ngay tại nhà, không phải đi tới chùa. Thầy xin chia sẻ rằng, quan niệm trên có điều đúng mà cũng có điều chưa đúng.

Quả thật, nếu không đến chùa, mấy ai biết đạo lý để tu? Cha mẹ ở nhà, nhiều khi chưa hiểu được sâu sắc đạo lý, nếu gia đình chưa có truyền thống giáo dục về đạo đức thì con cái lớn lên, trở thành cha mẹ cũng chưa hẳn đã có nếp sống đạo đức tốt để dạy cho con cháu của mình. Mà chùa chiền là ngôi trường dạy đạo đức, có chư Tăng là những người được học và thấm nhuần đạo lý từ nơi các bậc Thánh Hiền, rồi giảng dạy cho mọi người. Do đó chúng ta, nhất là người dân Việt Nam, nên đến chùa để học đạo lý, từ đó ứng dụng vào cuộc sống, sẽ rất tốt. Ngay quan niệm “Ở nhà có hai vị Phật sống, đó là cha và mẹ” cũng là xuất phát từ kinh Phật ở chùa. Nếu nói tu ở nhà, chúng ta làm sao biết “cha mẹ là Phật sống”, làm sao biết sống hiếu thảo? Đến lúc nhận ra điều này, có lẽ đã muộn. Cho nên, nói không cần đến chùa là chưa hẳn đã đúng.

Ông cha ta thường nói “thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”. Đó là nói về bổn phận của người Phật tử. Chúng ta sinh ra từ gia đình, là người con trong gia đình nên điều đầu tiên chúng ta phải tu là tu bổn phận làm con, tức là tu trong nhà. Sau đó mới bước chân ra ngoài xã hội. Mà ngày xưa, chợ là nơi tất cả các thành phần đều có thể đến, nên nhân dân ta lấy chợ làm biểu tượng cho xã hội. Khi bước chân ra ngoài xã hội, chúng ta phải tu với xã hội, thì sau đó đến chùa, chúng ta mới tu được. Người nào chưa làm tròn bổn phận của người con trong gia đình, người công dân ngoài xã hội thì đến chùa cũng không tu được. Cho nên xét về thứ tự, một người phải có đức của người con, đức của người công dân, rồi vào chùa mới xứng đáng làm thầy tu để làm gương cho thiên hạ, chứ không phải tu tại gia là cấp cao hơn tu ở chùa.

Khi đến chùa, chúng ta quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Đức Phật đã nhập Niết Bàn, còn chư Tăng thay Phật hoằng dương giáo Pháp, chúng ta quy y Tăng là nương tựa chúng Tăng - vị thầy dạy mình. Cho nên, dù chúng ta sống tốt, hiếu thảo với cha mẹ nhưng vẫn nên đến chùa để học hỏi đạo lý."

nguoi-song-tot-roi-co-can-di-chua-khong

Bài liên quan
23
CHIA SẺ
Bình luận (2)

Đọc thêm

06 T4, 2024
06 T4, 2024
4 sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật làm “chấn động” các cõi

Phật đản sinh, Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia, Phật thành đạo và Phật nhập Niết Bàn là 4 sự kiện thiêng liêng trong cuộc đời hoằng Pháp độ sinh của Đức Phật

50 4257

4 sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật làm “chấn động” các cõi

16 T5, 2023
16 T5, 2023
Phật đản - Đại lễ mang đến phúc lành

Nếu muốn biết thêm thông tin về đại lễ Phật đản và muốn tăng trưởng phúc lành cho bản thân thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

16 4770

Phật đản - Đại lễ mang đến phúc lành

09 T5, 2023
09 T5, 2023
Lễ Phật đản nên làm gì để được phúc lành, may mắn?

Phật tử nào cũng mong muốn kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh, vừa tròn bổn phận, vừa đem lai lợi ích. Vậy ngày Phật đản nên làm gì để được phúc lành, may mắn?

18 4798

Lễ Phật đản nên làm gì để được phúc lành, may mắn?

10 T3, 2023
10 T3, 2023
Tránh xa 10 việc sau nếu bạn không muốn mình bị xấu xí

Cần gì tìm tòi nhiều cách để cải thiện sắc đẹp? Trong khi tránh xa được 10 việc sau đây chắc chắn không bao giờ bạn bị xấu xí.

70 4610

Tránh xa 10 việc sau nếu bạn không muốn mình bị xấu xí

05 T1, 2023
05 T1, 2023
Lì xì là gì? Những điều cần biết về phong tục lì xì ngày Tết

Tết nay đã có ít nhiều sự thay đổi, nhưng lì xì ngày đầu năm vẫn được giữ nguyên. Bởi người Việt quan niệm, lì xì đem lại may mắn, tốt đẹp trong năm mới...

14 2371

Lì xì là gì? Những điều cần biết về phong tục lì xì ngày Tết

06 T1, 2022
06 T1, 2022
5 đại giấc mơ của Thái tử Tất Đạt Đa trước khi thành Phật

Trong kinh Phật có kể câu chuyện Thái tử Tất Đạt Đa trước khi đắc thành quả vị Phật, Ngài có năm đại giấc mộng. Vậy những giấc mơ ấy là gì?

14 5558

5 đại giấc mơ của Thái tử Tất Đạt Đa trước khi thành Phật

06 T5, 2021
06 T5, 2021
Chùa Ba Vàng - Ngôi chùa được xây dựng bởi một tâm nguyện vĩ đại

Chùa Ba Vàng được xây dựng từ tâm nguyện hoằng Pháp độ sinh của Thầy Thích Trúc Thái Minh...

89 3908

Chùa Ba Vàng - Ngôi chùa được xây dựng bởi một tâm nguyện vĩ đại