30
115

Có thể cúng giỗ trước ngày mất không?

Thờ cúng đúng Pháp, 29/7/2022 20:02
30
115

"Kính thưa đại chúng!
Trong kinh Địa Tạng, Đức Phật dạy chúng ta rằng, các việc cúng lễ cho người đã mất, nếu dùng chay cúng là đầy đủ phước báo nhất, tốt hơn tất cả các việc sát sinh để cúng tế. Bên cạnh đó, việc cúng giỗ đúng ngày mất hay sớm hơn một ngày, vài ngày, hoặc cúng sau một ngày, vài ngày cho đến một tuần có sao không?

Thưa đại chúng, đều không sao cả. Nếu đủ duyên là chúng ta cúng, không phải cụ mất ngày mùng 5 là phải đúng mùng 5 năm sau mới được cúng. Bởi ngày giỗ có ý nghĩa là để con cháu trong gia đình được sum họp, gặp gỡ và nhớ về người đã mất, rồi ôn lại truyền thống, nhắc nhở nhau đạo lý, anh em đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau để sống tốt hơn. Đó là bản chất chính của lễ giỗ, chứ không phải đến ngày giỗ là cúng để vong hồn nhà mình mới về xơi được bữa cơm. Nếu chỉ là ngày vong hồn về xơi cơm thì những ngày còn lại của cả năm là họ chết đói sao? Không phải như vậy. Mà việc cúng lễ này có ý nghĩa thiết thực cho người sống.

Cho nên, nếu thuận tiện, chúng ta có thể cúng giỗ trước hoặc sau ngày mất. Ví dụ, đến thứ 2 mới là giỗ ông nhưng chủ nhật con cháu về đông đủ thì ta có thể làm giỗ. Hay ta làm giỗ trước vài ngày, ví dụ nhân ngày nghỉ 30/4 - 1/5, ta cũng có thể làm giỗ. Ngày giỗ trong gia đình thì chúng ta làm như vậy được dễ, còn những ngày Quốc giỗ, như 10/3 âm lịch - giỗ tổ Hùng Vương là ngày cố định, vì với quy mô cả nước thì chúng ta phải thống nhất ngày.

Bởi vậy, trong nhà, anh em điện báo nhau được thì ngày ấy về cúng giỗ cho ông, cho bà, cho bố mẹ là hoàn toàn không có vấn đề gì, không tội lỗi, miễn là chúng ta không làm việc ác, không sát sinh để cúng là được."

(Trích lời Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh trong video vấn đáp Phật Pháp: “Có được cúng giỗ trước hoặc sau ngày mất không?”)

Có thể cúng giỗ trước ngày mất không?

Có thể cúng giỗ trước ngày mất không?

Bài liên quan
115
CHIA SẺ
Bình luận (30)

Đọc thêm

10 T8, 2023
10 T8, 2023
Cách cúng rằm tháng 7 và những lưu ý quan trọng

Cúng Rằm tháng 7 là một ngày lễ truyền thống ý nghĩa của người dân Việt. Cúng rằm thế nào để mang lại nhiều may mắn và không lo bị ông bà, tổ tiên trách quở?

23 50524

Cách cúng rằm tháng 7 và những lưu ý quan trọng

30 T4, 2023
30 T4, 2023
Sau 49 ngày, có cần để bàn vong và cúng cơm hàng ngày?

"Bạch Thầy, bố con mới mất, gia đình con có cần để bàn vong không hay đưa lên bàn thờ gia tiên và có phải cúng cơm hàng ngày đến hết 100 ngày không ạ?"

1 9653

Sau 49 ngày, có cần để bàn vong và cúng cơm hàng ngày?

21 T4, 2023
21 T4, 2023
Có nên thờ cây hương ngoài trời?

"Bạch Thầy, mong Thầy chỉ dạy cho con cách giải bát hương trước cửa do thầy bên tứ phủ bốc ạ. Con xin tri ân công đức của Thầy ạ."

18 4062

Có nên thờ cây hương ngoài trời?

06 T4, 2023
06 T4, 2023
Thắp hương và những điều cần biết để không bị rơi vào tà kiến

Thắp hương có nhiều quan niệm kiêng kỵ như: không dùng miệng thổi hương; không thắp hương vào ban đêm,...Những quan niệm trên có đúng theo góc nhìn Phật giáo?

66 41088

Thắp hương và những điều cần biết để không bị rơi vào tà kiến

31 T3, 2023
31 T3, 2023
Có được thờ chung Thổ Công và gia tiên vào một bát hương?

Câu hỏi: "Bạch Thầy! Nhà con thờ một bát hương trong đó thờ cả thổ công, gia tiên, con thờ như thế có được không hay là phải thờ riêng ạ?"

15 6058

Có được thờ chung Thổ Công và gia tiên vào một bát hương?

21 T2, 2023
21 T2, 2023
Bao sái bàn thờ: Đừng bỏ lỡ 7 điều này để cả năm may mắn

Trước khi bao sái ban thờ có phải khấn không? Có được lau dọn bàn thờ bằng nước lạnh và có được xê dịch, lau chùi bát hương?

9 18099

Bao sái bàn thờ: Đừng bỏ lỡ 7 điều này để cả năm may mắn

29 T1, 2023
29 T1, 2023
Đốt vàng mã - người âm có nhận được không?

Đốt vàng mã hay hóa vàng là đốt tiền vàng, áo quần, mũ mã, ngựa xe,... được làm bằng giấy để gửi người thân đã khuất. Nhưng người âm có nhận được không?

70 53345

Đốt vàng mã - người âm có nhận được không?