198
501

Sự cúng dường tối thượng: Bữa cơm trước khi Đức Phật nhập Niết Bàn

Tu tập - Giác ngộ, 06/3/2023 11:22
198
501

Ngày rằm tháng hai cách đây hơn hai nghìn năm trăm năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Đấng Cha Lành đã vắng bóng ở thế gian. Trước khi nhập Niết bàn, Ngài đã từ bi thọ nhận bữa cơm do người thợ sắt Cunda cúng dường. Trong đồ ăn ông Cunda dâng cúng Phật có món mộc nhĩ độc, nhưng nhờ tâm cúng dường cung kính mà ông vẫn nhận được phước báu vô cùng to lớn.

Câu chuyện Đức Phật thọ nhận đồ ăn dâng cúng của thợ sắt Cunda

Ở thành Câu Thi Na có một thợ rèn sắt tên là Cunda. Ông có tâm rất cung kính Phật. Khi Đức Phật và Tăng đoàn đến khu vực Câu Thi Na, ông Cunda đã vào rừng hái rất nhiều nấm, nấu món cháo với sữa thật ngon để cúng Phật và Tăng chúng.

Khi đã nấu xong nồi cháo, ông dâng lên cúng Phật. Đức Phật dặn rằng, cháo này chỉ để dành riêng cho Ngài ăn, số cháo còn lại thì đem chôn hết đi. Bởi Đức Phật đã biết trước trong món cháo có mộc nhĩ độc; và Ngài quán sát thấy không thấy một ai ở cõi Trời, cõi Người, ở Ma giới, ở Phạm thiên giới, không một người nào trong chúng Sa-môn và chúng Bà-la-môn, giữa những Thiên, Nhân, ăn món mộc nhĩ này mà có thể tiêu hóa được, trừ Ngài.

Sau khi Đức Phật thọ nhận bát cháo ấy thì Ngài đau đớn kịch liệt, tiêu chảy liên tục, rất mệt.

Ông thợ sắt Cunda dâng vật thực cúng dường Đức Phật

Ông thợ sắt Cunda dâng vật thực cúng dường Đức Phật

Phước báu to lớn từ sự cúng dường bữa cơm cuối cùng trước khi Phật nhập Niết Bàn

Khi thấy Đức Phật như vậy, ông Cunda rất sợ hãi. Ông hoang mang không biết bản thân có tội hay phúc thế nào.

Biết được điều đó, Phật đã nói: Có hai sự cúng dường rất cao quý, tối thượng. Một là sự cúng dường trước khi Như Lai thành đạo và hai là sự cúng dường trước khi Như Lai nhập Niết Bàn. Hôm nay, Cunda đã làm được một việc hết sức cao thượng và phước báu ấy vô cùng to lớn.

Lòng từ bi của Ngài thị hiện ở bữa cơm cuối cùng là một bài học giúp cho những người cúng dường được yên tâm. Chúng ta cúng dường cho bậc tu hành với tâm thanh tịnh, thành kính, cung kính cúng dường; nếu có việc gì xảy ra thì điều đó cũng không làm ảnh hưởng tới công đức. Bởi vì việc đó không xuất phát từ tâm cấu uế của chúng ta.

>> Cúng dường là gì? Cách cúng dường để sinh ra nhiều phước báu nhất

Giải nghi về việc người tu bị bệnh và tấm lòng của người thầy đối với người trò

Đức Phật biết rằng, đến thời mạt Pháp sẽ có những chúng sinh tà kiến, có quan kiến sai lầm như: người tu thì phải không mắc bệnh; người tu mà mắc bệnh thì không đắc đạo; hoặc là người đắc đạo thì trước khi xả bỏ báo thân là không mắc bệnh.

Chính bữa cơm cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập Niết bàn đã giúp khẳng định rằng, người bị bệnh không phải là không đắc đạo và người đắc đạo không phải là không bị thân bệnh.

Đức Phật bị bệnh trước khi nhập diệt (ảnh minh họa)

Đức Phật bị bệnh trước khi nhập diệt (ảnh minh họa)

Qua câu chuyện, chúng ta cũng nhận thấy rằng, Đức Phật biết món ăn có độc, Ngài đã dặn ông Cunda cúng cho mình, còn mang những món khác cúng cho Tăng chúng. Chúng ta thấy được người làm thầy luôn nhận những hiểm nguy về mình, dành cho đệ tử những gì an lành nhất.

Chúng ta cũng vậy, muốn đi trên con đường của Đức Phật, muốn thành tựu Vô Thượng Bồ Đề thì những gì khó khăn, khó làm chúng ta phải làm; những gì dễ dàng, an lạc thì dành cho đại chúng.

Câu chuyện bữa cơm cuối cùng trước khi Đức Phật nhập Niết Bàn, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã giảng giải cho chúng ta về lòng từ vô lượng của Đức Phật đối với chúng sinh. Đồng thời cũng là bài học giúp chúng ta được yên tâm khi cúng dường, giúp loại bỏ những quan kiến sai lầm về việc tu tập,...

Nếu còn điều gì thắc mắc, quý độc giả có thể để lại bình luận dưới bài viết, gửi về chuyên mục hỏi đáp hoặc liên hệ tại đây để được giải đáp. Kính chúc quý vị mạnh khỏe, an lạc!

Bài liên quan
501
CHIA SẺ
Bình luận (198)

Đọc thêm

24 T10, 2024
24 T10, 2024
Phiền não là gì? 07 cách trút bỏ khổ não để được an vui, hạnh phúc

Ai cũng mong muốn thoát khỏi những điều phiền não, khổ đau. Bài viết sau đây sẽ đưa ra cách giúp diệt trừ phiền não để cuộc sống an lành hơn.

1048 16259

Phiền não là gì? 07 cách trút bỏ khổ não để được an vui, hạnh phúc

23 T10, 2024
23 T10, 2024
Bố thí là gì? Phương pháp bố thí đem lại phước báu theo lời Phật dạy

Bố thí là cho ra, là buông bỏ, xả tâm, là mở lòng, là sự giúp đỡ làm vui lòng, đẹp lòng người... Quả phước đầu tiên của bố thí đó là được thọ mạng và sức lực

978 17119

Bố thí là gì? Phương pháp bố thí đem lại phước báu theo lời Phật dạy

18 T10, 2024
18 T10, 2024
Từ bi hỷ xả là gì? Muốn cuộc sống an lạc phải thực hành 04 điều này

Từ bi hỷ xả là 4 tâm đặc biệt quan trọng trong lộ trình học Phật, giúp người thực hành đạt đến hạnh phúc viên mãn. Kính mời quý vị cùng tìm hiểu tại đây.

1463 23858

Từ bi hỷ xả là gì? Muốn cuộc sống an lạc phải thực hành 04 điều này

13 T10, 2024
13 T10, 2024
Phương pháp diệt trừ vô minh để có cuộc sống không phiền não, khổ đau

Vô minh là sự không sáng suốt, mờ tối của tâm trí, không nhận rõ biết về bản thể, về chính mình. Bài viết sau sẽ giúp các bạn biết cách diệt trừ vô minh.

1632 22114

Phương pháp diệt trừ vô minh để có cuộc sống không phiền não, khổ đau

14 T9, 2024
14 T9, 2024
Hiểu đúng về quy y Tam Bảo - Phát nguyện quy y Tam bảo để có phúc lành

Quy y Tam Bảo là quay về nương tựa Tam Bảo. Trong đó, “quy” là quay về; “y” nghĩa là nương tựa; “Tam Bảo” là ba ngôi vị quý báu: Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo

220 5450

Hiểu đúng về quy y Tam Bảo - Phát nguyện quy y Tam bảo để có phúc lành

31 T8, 2024
31 T8, 2024
Tứ như ý túc: Phật dạy 04 yếu tố để làm gì cũng thành công như ý

Tứ như ý túc là 4 điều Phật dạy giúp chúng ta đạt được mọi mong muốn như ý, viên mãn, không cần thêm nữa. Đồng thời giúp người thực hành kéo dài tuổi thọ.

849 14217

Tứ như ý túc: Phật dạy 04 yếu tố để làm gì cũng thành công như ý

30 T6, 2024
30 T6, 2024
Giữ giới được 5 điều tốt đẹp ai cũng mong muốn

Giới là viên ngọc như ý, có thể đáp ứng được tất cả mong mỏi của mọi người. Giới cũng là nền tảng đạo đức căn bản trong Phật giáo.

776 5536

Giữ giới được 5 điều tốt đẹp ai cũng mong muốn