0
20

Hoa sen có ý nghĩa gì mà đức Phật đản sinh bước đi trên hoa sen

Xã hội, 21/5/2019 14:48
0
20

Mỗi một nước có thể tùy chọn một loại hoa làm Quốc hoa. Như Nhật Bản lấy hoa anh đào làm Quốc hoa, còn Việt Nam chúng ta thì lấy hoa sen làm quốc hoa. Đặc biệt Việt Nam chúng ta có Bác Hồ Chí Minh cũng được gắn liền với hoa sen:

“Tháp Mười đẹp nhất hoa sen,
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

hoa-sen-co-y-nghia-gi

Hoa sen là loài hoa chúng ta rất quen; nhất là mùa hạ này hoa sen nở. Trên ban thờ nhà mình cũng có hoa sen. Đó! Đầu mùa thì hoa sen chưa nở nhiều nhưng mà ai cũng biết hoa sen rồi phải không?

Chúng ta được ngửi hương của hoa sen rồi được ngắm hoa sen, được ăn hạt sen. Tất cả cây sen không bỏ đi một cái gì thưa đại chúng. Từ củ của nó đến cái cọng của nó, lá sen, cánh sen, nhụy sen, hạt sen không bỏ một cái gì. Tất cả đều làm thuốc được. Nó quý như vậy đó thưa đại chúng. Rất quý!

Những đặc tính cao quý của hoa sen

Nhưng bên cạnh đó, hoa sen còn có đến 8 đặc tính cao quý. Mà Đức Phật cũng chọn hoa sen để Ngài ngồi. Cho nên đất nước mình chọn hoa sen làm Quốc hoa cũng đáng thưa đại chúng, như thế là chúng ta cũng “khôn” đấy.

Kính thưa đại chúng! Trong kinh có nói rằng: “Hoa sen có đến tám đặc tính quý báu như thế này.”

Thứ nhất là hoa sen có tính vô nhiễm. Chúng ta thấy hoa sen ở trong bùn, cây sen mọc trong bùn; mà bùn càng hôi, càng thối, càng hẩu thì sen mọc càng tốt. Chứ còn đất sạch quá sen mọc không hẳn đã tốt đâu. Trong cái bùn hẩu, đất hẩu, bùn thật dơ thì hoa sen lại mọc rất tốt và tuy nó ở trong bùn bẩn như thế, trong nước bẩn như thế nhưng mà khi hoa sen mọc lên thì lại rất tỏa hương, rất thanh khiết. Cho nên mới nói hoa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Đức Phật hay Tăng đoàn - đệ tử của Phật cũng thế. Các Thầy cũng thường ví Đức Phật và Tăng đoàn của Ngài sống giữa trần gian, cũng giống như là hoa sen vậy đấy. Chư Tăng cũng giống như hoa sen, phải không? Ở giữa trần gian trong mùa hạ nóng bức thế này, thế nhân thì oi ả, thế nhân thì ganh đua, tranh đấu; nhưng chư Tăng thì buông bỏ, chư Tăng thì thiểu dục. Nên chư Tăng giống như hoa sen ở trong đời. Thấy chư Tăng - những bậc chân tu thì xứng đáng mình quý như hoa sen vậy đó. Thật sự là thanh khiết. Vậy nên hoa sen có đặc tính thứ nhất là vô nhiễm, ở trong chỗ hôi tanh mà không bị hôi tanh, vẫn tỏa hương ngát thơm cho đời và cái mùi hương của hoa sen thì chúng ta biết nó rất dễ chịu, chúng ta dùng để ướp trà, uống vào rất là tỉnh.

Thứ hai là sen có đặc tính trừng thanh. Trừng thanh tức là nóng trong. Ở cái đầm nào mà nước đang đục ngầu thì trồng hoa sen nước sẽ tự nhiên trong đi. Tính chất của cây sen là thế. Nó ở đấy một thời gian giữ cho nước trong đi. Cho nên cá lội trong ao sen; ta nhìn thấy vì nước nó làm cho trong nước đi. Đấy gọi là tính chất trừng thanh.

Thứ ba là kiên nhẫn. Chúng ta biết hết mùa hè là sen tàn phải không? Sang thu là sen tàn, sen tàn thì cúc lại nở hoa. Hết mùa hạ sen tàn, tàn rồi thì nó đi đâu? Nó trở về gốc của nó ở trong cái củ sen. Mà củ sen nằm sâu trong bùn, hết mùa đông, hết mùa xuân, đến mùa hạ lại nảy chồi. Nó nằm, nó kiên nhẫn như vậy ở trong bùn, thưa đại chúng. Tưởng là chết hết rồi mà đến mùa hạ, đâu đấy lại thấy hoa lá tưng bừng. Cho nên gọi là đức kiên nhẫn, nhẫn của hoa sen, của cây sen.

Thứ tư là viên dung. Hoa sen có tính viên dung, tức là nó rất tròn đầy.
Bông sen nó chúm chím, đầy đặn, trong ngoài rất kín đáo, rất nhiều lớp, đại chúng thấy không? Lớp trong, lớp ngoài rất kín đáo, không thô lỗ. Có những bông hoa thì nở một cái toe toét ra ngay, thấy hết cả nhụy; nhưng hoa sen thì cánh trong, cánh ngoài e ấp bao nhiêu ngày nó mới nở ra, bao bọc nhau rất kín đáo. Cho nên nhìn hoa sen thấy duyên dáng ở chỗ đó, thưa đại chúng.

Thứ năm là thanh lương, hoa sen có tính chất thanh lương. Chúng ta ngửi rồi, mùi hương của hoa sen rất là mát mẻ. Ngửi nó là tâm hồn mình dịu xuống, lắng xuống, bớt cái nóng nực đi. Rất thanh lương, mát mẻ!

Thứ sáu là hành trực. Đức tính hành trực nghĩa là gì? Cái cọng sen, cái ngó sen rất là thẳng. Tất nhiên cũng có cọng cong nhưng không nhiều, đa phần là nó lên thẳng, nhìn chung là thẳng. Đó gọi là hành trực, ngay thẳng là cây sen.

Thứ bảy là ngẩu không. Ngẩu không tức là tuy cái thân hoa sen như thế nhưng mà nó lại rỗng ở bên trong. Nó đưa cả cành, đưa cả hoa lên như thế nhưng bên trong cành sen lại là rỗng, nước chảy qua được đó. Cũng giống như hoa sen thể hiện tính không chấp trước. Bao nhiêu nước vào là nó cũng có thể trút ra được hết, như cái ống nước vậy. Còn chúng ta thì chẳng giống hoa sen chút nào, chuyện gì mà đã để vào bụng là nhớ rất kỹ và để suốt đời cho đến suốt kiếp, mang sang kiếp sau. Giận ai, tức ai là sống để bụng, chết mang theo. Chứ có như hoa sen đâu, cọng sen rỗng như thế, rút lên là nước chảy hết, không để cái gì trong bụng cả. Làm sao tâm của người quân tử phải giống cọng hoa sen này này; không thù, không giận ai;dù như thế nào, việc xong rồi là bỏ. Phải thế mới được. Còn chúng ta thì chấp trước dữ dằn luôn đó, giữ lắm, giữ chặt trong bụng, không bỏ. Thế cho nên kiếp sau làm sao gặp nhau cứ khổ là thế đó.

Thứ tám là nhân, quả đồng thời. Duy nhất hoa sen đặc biệt có nhân và quả đồng thời; hoa, quả cũng đồng thời. Chúng ta thấy hoa sen, quả sen là hạt sen đấy. Cái bát sen ở trong hoa sen, nó có ngay một lúc luôn. Thường các cây hoa khác thì hoa phải rụng, rồi trái mới mọc ra. Thế nhưng cây sen thì hoa nở là có trái bên trong rồi, hoa và quả đồng thời có luôn. Đấy là tính đặc biệt.

Hoa sen là biểu tượng cho Phật Pháp thể hiện tính vô nhiễm

Đó là tám đặc tính cao quý của hoa sen. Cho nên chư Phật và Bồ Tát thường được gắn với hoa sen và các Ngài thường đi trên hoa sen, đứng trên hoa sen, ngồi trên hoa sen là thế. Vì các Ngài đã vô nhiễm với cuộc đời, các Ngài sống trong đời mà vô nhiễm. Đời không làm bẩn được các Ngài, không bẩn áo các Ngài, không bẩn đến tâm của các Ngài. Các Ngài giống như đang được đứng ở trên đài sen vậy. Sen ra khỏi nước không nhiễm bùn, không hôi tanh thì chư Phật, Bồ Tát cũng thế. Các Ngài xuất hiện trong đời, làm lợi ích cho đời; lăn lộn vào trong đời, cứu giúp chúng sinh; lăn lộn hàng ngày, hàng đêm ăn ngủ với chúng sinh nhưng mà lại không hề nhiễm tính chúng sinh một chút nào. Các Ngài vẫn thanh lương, các Ngài vẫn mát mẻ, các Ngài vẫn trong sạch, vẫn vô nhiễm. Cho nên hoa sen là biểu tượng trong Phật Pháp là như thế nhé! Là biểu tượng thể hiện cho tính vô nhiễm của các bậc giải thoát.

Bảy bước đi của Thái tử Tất Đạt Đa có hoa sen nở đỡ chân cũng thế, thể hiện rất rõ ràng: Ngài giáng trần là để cứu độ chúng sinh theo hạnh nguyện của Ngài. Ngài đi trong đời mà không nhiễm, đi suốt qua lục đạo luân hồi không nhiễm đều có hoa sen hết. Cho nên làm sao các Phật tử chúng ta cũng thế, tu hành để sau này được bước trên hoa sen nhé! Mà bước hoa sen do mình mà nở. Chứ không phải bây giờ về, ra chợ mua một thúng hoa sen, đổ ra xong mình dẫm lên. Phải hoa sen do công đức của mình mà nở thì mới là quý. Đó phải là hoa sen công đức.

Bài liên quan
20
CHIA SẺ
Bình luận (0)

Đọc thêm

06 T11, 2024
06 T11, 2024
Đêm giao thừa: Tránh 3 điều này để đón năm mới thịnh vượng và may mắn

Giao thừa là khoảnh khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, còn được gọi là trừ tịch. Đây là thời khắc thiêng liêng trong văn hóa của người Việt Nam.

5 21032

Đêm giao thừa: Tránh 3 điều này để đón năm mới thịnh vượng và may mắn

05 T11, 2024
05 T11, 2024
Cách chúc Tết ý nghĩa đem đến phúc lành trong dịp đầu xuân năm mới

Chúc Tết là nét đẹp văn hóa Việt, thể hiện tình cảm và gửi gắm lời chúc tốt lành đến người thân, bạn bè. Dưới đây là cách chúc Tết mang lại phúc lành, may mắn.

3 73

Cách chúc Tết ý nghĩa đem đến phúc lành trong dịp đầu xuân năm mới

09 T5, 2024
09 T5, 2024
Ngày lễ Phật đản nên làm gì? 03 điều nên làm để được an vui, hạnh phúc

Lễ Phật đản nên làm gì? Cùng đọc bài viết sau để biết 03 điều nên làm trong lễ Phật đản để có một mùa Phật đản an lành, hạnh phúc.

182 4798

Ngày lễ Phật đản nên làm gì? 03 điều nên làm để được an vui, hạnh phúc

05 T5, 2024
05 T5, 2024
Lễ Phật đản ngày nào? 3 điều cần biết về ngày lễ lớn của Phật giáo

Lễ Phật đản là ngày lễ được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa (sau này là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) ra đời.

200 4770

Lễ Phật đản ngày nào? 3 điều cần biết về ngày lễ lớn của Phật giáo

06 T4, 2024
06 T4, 2024
4 sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật làm “chấn động” các cõi

Phật đản sinh, Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia, Phật thành đạo và Phật nhập Niết Bàn là 4 sự kiện thiêng liêng trong cuộc đời hoằng Pháp độ sinh của Đức Phật

254 4257

4 sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật làm “chấn động” các cõi

13 T1, 2024
13 T1, 2024
Tránh xa 10 việc sau nếu bạn không muốn mình bị xấu xí

Trong Kinh Nghiệp báo sai biệt, Phật dạy 10 nhân khiến chúng ta trở nên xấu xí, mời các bạn đón đọc để tránh xa những nhân này nhé!

1816 4610

Tránh xa 10 việc sau nếu bạn không muốn mình bị xấu xí

05 T1, 2023
05 T1, 2023
Lì xì là gì? Những điều cần biết về phong tục lì xì ngày Tết

Tết nay đã có ít nhiều sự thay đổi, nhưng lì xì ngày đầu năm vẫn được giữ nguyên. Bởi người Việt quan niệm, lì xì đem lại may mắn, tốt đẹp trong năm mới...

14 2371

Lì xì là gì? Những điều cần biết về phong tục lì xì ngày Tết