153
317

Ngày Tết nên tụng kinh gì để gia đình bình an trong năm mới?

Tu tập - Giác ngộ, 03/02/2022 09:27
153
317

Vào những ngày Tết, ngoài việc làm mâm cơm cúng Phật, các vị chư Thiên, chư thần linh, tiên tổ thì nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Phật tử, thường tụng các bài kinh để có thêm phúc lành.  

Vậy ngày Tết nên tụng kinh gì? Kính mời quý Phật tử và các bạn cùng tìm hiểu.

Lợi ích của việc tụng kinh 

Việc tụng kinh là một việc thiện. Vì khi ngồi tụng kinh, thân chúng ta không làm việc ác, miệng tụng lời Phật dạy, tư duy theo lời kinh. Tức là cả ba nghiệp thân - miệng - ý đều thiện. 

Việc thiện như vậy sẽ sinh ra phúc báu. Có phúc báu thì chắc chắn sẽ có quả an vui. Trừ trường hợp, chúng ta tụng kinh, thân ngồi trang nghiêm trước ban thờ, tượng Phật nhưng ý lại nghĩ lung tung, không theo lời kinh thì ý chưa thiện, chưa được trọn vẹn phúc báu.  

Tụng kinh với thân - miệng - ý thiện sẽ sinh ra quả phúc tốt đẹp cho người tụng đọc (ảnh minh họa)

Tụng kinh với thân - miệng - ý thiện sẽ sinh ra quả phúc tốt đẹp cho người tụng đọc (ảnh minh họa)

Tụng kinh gì để được lợi ích nhất?

Kinh Phật nào cũng lợi ích, cũng quý miễn là khi tụng đọc, chúng ta hiểu được lời Phật dạy. Bởi kinh Phật đều là kim ngôn ngọc ngữ của Đức Phật, là những lời dạy rất quý báu, sâu sắc để chúng ta tu tập. 

Tuy nhiên, có những kinh nói đến Pháp rất sâu xa như kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa,...; có kinh lại ở mức độ phổ thông, khá dễ hiểu. Vậy nên, để nói tụng kinh gì được lợi ích thì chúng ta cần phải xem xét kinh ấy phù hợp với ai và tụng lúc nào? 

Ví dụ: Kinh Nhân quả ba đời phù hợp với những người mới tu học Phật Pháp, bởi sẽ giúp người tụng biết về nhân quả ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai; từ đó biết tránh ác, làm lành. 

Hệ thống kinh điển cũng phân định ra một số bộ kinh để tụng vào những thời điểm, hoàn cảnh, nghi lễ cụ thể như:

- Đối với việc cầu an: 

+ Phật giáo Nguyên thủy tụng kinh Paritta (những bài kinh có tính chất bảo hộ, hộ trì cho người có đức tin, người còn thọ mạng như: kinh Tam Bảo, kinh Điềm Lành,...

+ Phật giáo Đại thừa thường tụng kinh Phổ Môn, nói về Bồ Tát Quán Thế Âm thị hiện 32 ứng thân để cứu khổ chúng sinh.

- Đối với việc cầu siêu: thường tụng kinh A Di Đà, kinh Địa Tạng

- Đối với người bệnh tật: tụng kinh Dược Sư.

Tựu chung lại, bài kinh Phật nào phù hợp với nhận thức, khiến chúng ta có thể hiểu được thì việc tụng đọc đều có lợi ích. 

Kinh Dược Sư là một trong những bộ kinh phù hợp với người tại gia

Kinh Dược Sư là một trong những bộ kinh phù hợp với người tại gia

Ngày Tết nên tụng kinh gì?

Ngày Tết, chúng ta tùy ý chọn lựa những bài kinh phù hợp với nhận thức của mình và người thân để cùng tụng đọc. Ví dụ những bài kinh dễ hiểu như: kinh Tam Bảo (nói về ý nghĩa và công đức to lớn của Phật - Pháp - Tăng); kinh Điềm Lành (nói lên tất cả những việc thiện mà một người nên làm); kinh Nhân quả hoặc kinh Nghiệp báo sai biệt,...

Điều này không chỉ đem đến bình an, tốt đẹp cho người sống mà còn mang lại lợi ích đến những người đã khuất. Bởi, nếu các vong linh, quỷ thần ấy được nghe kinh mà giác ngộ thì cũng được tốt đẹp.

Bên cạnh đó, nếu Tết chỉ ăn chơi thì sẽ tổn hao phúc báu. Cho nên, việc tụng kinh trong ngày Tết, tu tập, giữ được đạo tâm giúp chúng ta bảo tồn và tăng trưởng công đức, phúc báu. Đón xuân bằng những việc thiện lành sẽ giúp chúng ta cũng được những điều tốt lành.

Gia đình có thể cùng nhau tụng kinh và ứng dụng thực hành lời Phật dạy để được quả an vui trong năm mới (ảnh minh họa)

Gia đình có thể cùng nhau tụng kinh và ứng dụng thực hành lời Phật dạy để được quả an vui trong năm mới (ảnh minh họa)

Qua bài viết, hy vọng, quý Phật tử và các bạn sẽ biết ngày Tết nên tụng kinh gì. Từ đó, chúng ta biết cách áp dụng lời Phật dạy, tích lũy phúc báu để luôn an vui, hạnh phúc.  

Nếu còn điều gì thắc mắc, quý độc giả có thể để lại bình luận dưới bài viết, gửi về chuyên mục hỏi đáp hoặc liên hệ tại đây để được giải đáp. Kính chúc quý vị mạnh khỏe, an lạc!

Bài liên quan
317
CHIA SẺ
Bình luận (153)

Đọc thêm

24 T10, 2024
24 T10, 2024
Phiền não là gì? 07 cách trút bỏ khổ não để được an vui, hạnh phúc

Ai cũng mong muốn thoát khỏi những điều phiền não, khổ đau. Bài viết sau đây sẽ đưa ra cách giúp diệt trừ phiền não để cuộc sống an lành hơn.

751 15275

Phiền não là gì? 07 cách trút bỏ khổ não để được an vui, hạnh phúc

23 T10, 2024
23 T10, 2024
Bố thí là gì? Phương pháp bố thí đem lại phước báu theo lời Phật dạy

Bố thí là cho ra, là buông bỏ, xả tâm, là mở lòng, là sự giúp đỡ làm vui lòng, đẹp lòng người... Quả phước đầu tiên của bố thí đó là được thọ mạng và sức lực

501 15933

Bố thí là gì? Phương pháp bố thí đem lại phước báu theo lời Phật dạy

18 T10, 2024
18 T10, 2024
Từ bi hỷ xả là gì? Muốn cuộc sống an lạc phải thực hành 04 điều này

Từ bi hỷ xả là 4 tâm đặc biệt quan trọng trong lộ trình học Phật, giúp người thực hành đạt đến hạnh phúc viên mãn. Kính mời quý vị cùng tìm hiểu tại đây.

1383 23719

Từ bi hỷ xả là gì? Muốn cuộc sống an lạc phải thực hành 04 điều này

13 T10, 2024
13 T10, 2024
Phương pháp diệt trừ vô minh để có cuộc sống không phiền não, khổ đau

Vô minh là sự không sáng suốt, mờ tối của tâm trí, không nhận rõ biết về bản thể, về chính mình. Bài viết sau sẽ giúp các bạn biết cách diệt trừ vô minh.

1555 22114

Phương pháp diệt trừ vô minh để có cuộc sống không phiền não, khổ đau

14 T9, 2024
14 T9, 2024
Hiểu đúng về quy y Tam Bảo - Phát nguyện quy y Tam bảo để có phúc lành

Quy y Tam Bảo là quay về nương tựa Tam Bảo. Trong đó, “quy” là quay về; “y” nghĩa là nương tựa; “Tam Bảo” là ba ngôi vị quý báu: Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo

220 5450

Hiểu đúng về quy y Tam Bảo - Phát nguyện quy y Tam bảo để có phúc lành

31 T8, 2024
31 T8, 2024
Tứ như ý túc: Phật dạy 04 yếu tố để làm gì cũng thành công như ý

Tứ như ý túc là 4 điều Phật dạy giúp chúng ta đạt được mọi mong muốn như ý, viên mãn, không cần thêm nữa. Đồng thời giúp người thực hành kéo dài tuổi thọ.

831 14217

Tứ như ý túc: Phật dạy 04 yếu tố để làm gì cũng thành công như ý

30 T6, 2024
30 T6, 2024
Giữ giới được 5 điều tốt đẹp ai cũng mong muốn

Giới là viên ngọc như ý, có thể đáp ứng được tất cả mong mỏi của mọi người. Giới cũng là nền tảng đạo đức căn bản trong Phật giáo.

744 5536

Giữ giới được 5 điều tốt đẹp ai cũng mong muốn