1
10

Hiểu về cúng tổ tiên ngày Tết để được gia hộ, gặp nhiều điều tốt lành

Thờ cúng đúng Pháp, 01/8/2022 15:34
1
10

Thờ cúng tổ tiên ngày Tết là nét đẹp văn hoá truyền thống từ ngàn đời nay của người dân Việt Nam. Vào dịp này, các gia đình thường mua sắm lễ vật, thắp hương để thờ cúng tổ tiên. Thế nhưng cúng lễ như thế nào để được lợi ích cho cả người đã khuất và người cúng lễ thì không phải ai cũng biết.

Bài viết sau sẽ cung cấp cho các bạn hiểu và biết cách thờ cúng ông bà tổ tiên ngày Tết để để cả năm được may mắn, bình an.

Ý nghĩa phong tục thờ cúng tổ tiên ngày Tết

Trước hết, chúng ta phải hiểu bản chất của việc thờ cúng.

Thứ nhất, thờ cúng để bày tỏ sự cung kính, lòng biết ơn, đền đáp đối với người đã khuất (như cha mẹ, người thân, hoặc các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh,...) hoặc các đấng thiêng liêng (như chư Phật, Bồ Tát, chư Thánh Hiền,...).

Thứ hai, thờ cúng để học theo gương của người đã khuất. Tức là lấy những gương tốt, điểm sáng của họ để giáo dục, dạy dỗ con cháu sống hiền thảo nhân nghĩa.

Thứ ba, thờ cúng để gìn giữ giềng mối tổ tông, đoàn kết con cháu dòng họ.

Thứ tư, thờ cúng để cúng thí cho người đã khuất; còn đối với Phật, Thánh thì là cúng tượng trưng, các Ngài không dùng những vật phẩm ấy.

Thứ năm, bàn thờ là nơi để kết nối tâm linh với người đã khuất. 

Tiếp nữa, nơi thờ cúng giúp cho gia đình, dòng họ sum họp, quây quần, gây dựng truyền thống văn hóa tốt đẹp - truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. 

Thờ cúng tổ tiên mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp

Thờ cúng tổ tiên mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp

Giải đáp thắc mắc về phong tục thờ cúng tổ tiên ngày Tết

Tổ tiên thọ hưởng đồ ăn như thế nào?

Trong Luận đại trí độ có viết: “Do nhân duyên chúng sinh điên đảo tạo 3 nghiệp ở thân khẩu và ý, rồi tùy theo nghiệp dẫn mà thọ thân vào 6 đạo chúng sanh, gồm: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trời, người, a-tu-la.

Khi bỏ thân cõi người, chúng sinh sẽ đi vào lục đạo luân hồi. Ai có đủ duyên thì tái sinh trở lại làm người; có phúc lớn hơn thì làm chư Thần, chư Thiên; có tội thì đọa xuống làm súc sinh, ngạ quỷ; tội cực nặng thì xuống địa ngục.

Trong Đại tạng kinh Việt Nam, Kinh Tăng Chi Bộ 4, Chương X Mười Pháp XVII. Phẩm Janussoni, Đức Phật dạy đã nói rõ việc chúng ta cúng cho người đã khuất thì chỉ có chúng sinh cơ bản là ở loài ngạ quỷ, cô hồn về thọ thực được.

Ngạ quỷ, cô hồn có thể thọ thực được hay không còn phụ thuộc vào phước báu của chính họ. Nếu chúng ta không cúng cho họ thì họ vẫn có thức ăn của mình. Còn chúng ta cúng cho họ, đủ duyên đủ phước họ về thọ thực bằng hương hoa, bằng tư tưởng. Tuy nhiên, để thọ được đầy đủ và tốt đẹp, bản thân họ phải có phúc báu.

Như trong Đại tạng kinh Việt Nam, kinh Tăng Nhất A - Hàm, Phẩm Khổ Lạc, Đức Phật dạy:  

“Chúng sanh có bốn loại thức ăn để nuôi lớn. những gì là bốn? Ðoàn thực hoặc lớn hoặc nhỏ, cánh lạc thực (xúc thực), niệm thực, thức thực.

Thế nào gọi là niệm thực? Ðó là những tư tưởng, ý nghĩ hoặc do miệng nói, hoặc do thân xúc chạm và các pháp được gìn giữ. Ðó gọi là niệm thực...”

Trong Kinh Trường A - Hàm, Phẩm 8: Đao - Lợi Thiên, kinh Thế Ký, Đức Phật có dạy:

“Những loại chúng sanh nào thuộc về niệm thực? Có những chúng sanh dùng thức ăn bằng niệm mà tồn tại, các căn tăng trưởng, mạng sống kéo dài không dứt. Đó là niệm thực.”

Tiên tổ phù hộ cho con người bằng cách nào?

Phúc họa ở đời theo cách nhìn của Phật giáo

Theo quan điểm của đạo Phật, mọi sự may mắn hay bất hạnh đến với chúng ta là hoàn toàn phụ thuộc vào nhân quả, nghiệp báo của bản thân.

Trong kinh Nghiệp báo sai biệt, Đức Phật có dạy: “Tất cả chúng sinh có liên quan với nghiệp, nương tựa nơi nghiệp, theo nghiệp của mình mà lưu chuyển.”

Chúng ta gặp điều may mắn, tốt lành, đó chính là phúc báu - quả của thiện nghiệp chúng ta đã gieo. Bây giờ, đến kỳ trổ quả cho chúng ta phúc báu vui vẻ, hạnh phúc, an vui. Ngược lại, chúng ta gặp bất hạnh đau khổ, đó là tội báo - quả của nghiệp bất thiện chúng ta đã gây. 

Như vậy, phúc hay họa đều do chính chúng ta gieo nhân chiêu vời đến.

Cách thức tiên tổ phù hộ cho con người

Ông bà, tổ tiên không thể thay đổi nhân quả của chúng ta, mà chỉ có thể tham gia vào dòng nhân quả ấy. 

Thứ nhất, nếu ta làm việc thiện, tổ tiên có thể trợ duyên phần nào nhờ cộng nghiệp với ta.

Thứ hai, bản thân ông bà cũng phải là người có oai đức, phúc báu mới gia hộ, giúp đỡ được. Ví dụ: Nếu họ đang bị đọa làm quỷ thần, bị thiêu đốt thì không phù hộ được con cháu. Hơn nữa, phù hộ cũng phải là người có duyên thì mới giúp được.

Trong Đại phẩm I, chương Trọng yếu, có kể câu chuyện khi Đức Phật mới thành đạo có hai vị thương buôn được chư Thiên là thân quyến kiếp trước của các vị này, đã báo họ đến cúng dường cho vị Thái tử mới thành đạo. Nhờ đó mà hai vị này tìm đến và cúng dường cho Đức Phật.

Như vậy Đức Phật cũng đã dạy, nếu gia tiên của chúng ta có phước thì gia hộ được.

Nhưng họ không gia hộ cho chúng ta hết được. Nếu họ đang bị đọa lạc, đang đói khổ thì họ cần chúng ta tác phúc hồi hướng.

Cách cúng ông bà ngày Tết đúng chuẩn, được may mắn, bình an

Thứ nhất, chúng ta không nên sát sinh để cúng lễ dù cúng giao thừa, cúng ngày 30, cúng ông công ông táo cho đến cúng mùng một,... Đây là cúng đúng Pháp, được phước báu cho người cúng và người được cúng.

Trong Đại tạng kinh Việt Nam, Tăng Chi Bộ I, Chương 4, Phẩm Bánh xe, phần Ujjaya,, Đức Phật dạy: “Này Bà-la-môn, Ta không phải không tán thán tất cả loại tế đàn. Những loại tế đàn nào, này Bà-la-môn, bò bị giết, dê cừu bị giết, gà heo bị giết, các loài sinh vật khác đi đến bị giết hại. Loại tế đàn ấy, này Bà-la-môn, liên hệ đến sát sinh, Ta không tán thán loại tế đàn ấy. Những loại tế đàn có sát sinh như vậy, này Bà-la-môn, các A la hán và những ai đi trên con đường hướng đến A la hán, không có đi đến.

Này Bà-la-môn, tại những tế đàn nào, trong ấy không có bò bị giết, không có dê cừu bị giết, không có gà heo bị giết, không có các loài sinh vật khác bị giết hại. Này Bà-la-môn, Ta tán thán loại tế đàn không có sát sinh như vậy, tức là làm bố thí, tế đàn cầu hạnh phúc cho gia đình. Những loại tế đàn không có sát sinh như vậy, này Bà-la-môn, các A la hán và những ai đi trên con đường hướng đến A la hán, có đi đến.

Hay trong kinh Địa tạng Bồ Tát Bổn Nguyện phẩm 7, Đức Phật dạy:

“Như có người nam cùng người nữ nào lúc sanh tiền không tu tạo phước lành mà lại gây lấy những tội ác, sau khi người mạng chung, hàng thân quyến kẻ lớn người nhỏ vì người chết mà tu tạo phước lợi làm tất cả việc về Thánh đạo, thời trong bảy phần công đức người chết nhờ đặng một phần, còn sáu phần công đức thuộc về người thân quyến hiện lo tu tạo đó. 

Nếu có thể kỹ lưỡng giữ gìn tinh sạch đem dâng cúng cho Phật cùng Tăng, thời trong bảy phần công đức người chết hưởng được một phần. 

Nầy ông Trưởng Giả! Vì thế nên những chúng sanh trong cõi Diêm Phù, sau khi cha mẹ hay người thân quyến chết, nếu có thể làm chay cúng dường, chí tâm cầu khẩn thời những người như thế, kẻ còn lẫn người mất đều đặng lợi ích cả”. 

Chúng ta nên sắm sửa vật thực không từ việc sát sinh để dâng cúng ông bà (ảnh minh họa)

Chúng ta nên sắm sửa vật thực không từ việc sát sinh để dâng cúng ông bà (ảnh minh họa)

Thứ hai, chúng ta nên làm việc phúc cúng dường đến Tam Bảo hồi hướng đến cho tổ tiên. Điều này sẽ giúp tiên tổ có thêm phúc báu và oai lực, từ đó có thể gia hộ được cho chúng ta. Đây không chỉ là việc làm tri ân, báo hiếu tổ tiên mà còn giúp gia tiên được phước báu.

Trong Kinh Tạng Nam Truyền, Tiểu bộ kinh - Tập 3, Ngạ Quỷ Sự, Phẩm Con Rắn, Chuyện Ngạ Quỷ Ngoại Bức Tường, có kể câu chuyện thân quyến nhiều kiếp trước của vua Bình Sa bị đói khổ, đọa lạc trong cõi ngạ quỷ về kêu gào trong kinh thành. Tối khi ngủ, vua Bình Sa nghe thấy tiếng kêu gào, khóc lóc. Sau ông phát tâm cúng dường lên Đức Phật và chúng Tăng thì mới có phúc báu hồi hướng đến cho quyến thuộc, họ mới bớt khổ.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể tụng kinh sám hối để hồi hướng đến cho gia tiên được phước báu và hoan hỷ. Nhờ đó, họ có thể trợ duyên cho chúng ta một phần nào đó trong cuộc sống. 

Bài cúng tổ tiên ngày Tết

Xin mời quý các bạn cùng tham khảo bài cúng chi tiết, đầy đủ, giúp đem lại nhiều điều thuận lợi, tốt lành cho gia đình tại đây!

Xem thêm: Hướng dẫn - sắm bày lễ

Từ chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh trên đây, mong rằng các bạn sẽ hiểu, biết cách cúng lễ tổ tiên đúng Pháp như lời Phật dạy để người sống và người mất đều được lợi ích. Và như vậy mới có những sự phù trợ để chúng ta có những điều tốt lành.

Nếu còn điều gì thắc mắc xoay quanh vấn đề thờ cúng tổ tiên ngày Tết, kính mời quý độc giả bình luận dưới bài viết, gửi về chuyên mục hỏi đáp hoặc liên hệ để được giải đáp.

Bài liên quan
10
CHIA SẺ
Bình luận (1)

Đọc thêm

07 T11, 2024
07 T11, 2024
7 điều lưu ý khi tạ mộ cuối năm 2024 để cúng lễ đúng, được gia hộ

Tạ mộ cuối năm là phong tục truyền thống của người dân Việt Nam. Cần lưu ý 7 điều này để việc tạ mộ không phạm tâm linh, đem lại may mắn cho gia đình.

179 34818

7 điều lưu ý khi tạ mộ cuối năm 2024 để cúng lễ đúng, được gia hộ

28 T1, 2024
28 T1, 2024
Hướng dẫn rút chân nhang không bị phạm tâm linh, được phúc lành

Cách tỉa chân nhang để mang đến những điều tốt lành cho bản thân và gia đình mà không lo phạm tâm linh.

282 54993

Hướng dẫn rút chân nhang không bị phạm tâm linh, được phúc lành

21 T1, 2024
21 T1, 2024
Hướng dẫn cách bao sái ban thờ không sợ phạm, được tốt lành

Bao sái ban thờ thế nào để không lo động chạm tâm linh, năm mới bình an, như ý? Bài viết giới thiệu cách bao sái, văn khấn bao sái ban thờ,...

23 18099

Hướng dẫn cách bao sái ban thờ không sợ phạm, được tốt lành

15 T1, 2024
15 T1, 2024
Ngày ông Công ông Táo: Cách cúng đơn giản mà được tài lộc

Cúng ông Công ông Táo làm sao để đơn giản mà vẫn được phù hộ, được phúc lành, may mắn? Cùng tìm hiểu cách cúng đúng chuẩn, dễ thực hiện trong bài viết này!

151 6182

Ngày ông Công ông Táo: Cách cúng đơn giản mà được tài lộc

01 T1, 2024
01 T1, 2024
Sau 49 ngày, có cần để bàn hương linh và cúng cơm hàng ngày?

Bạch Thầy, bố con mới mất, gia đình con có cần để bàn hương linh không hay đưa lên bàn thờ gia tiên và có phải cúng cơm hàng ngày đến hết 100 ngày không ạ?

2 9653

Sau 49 ngày, có cần để bàn hương linh và cúng cơm hàng ngày?

10 T12, 2023
10 T12, 2023
Đốt vàng mã có được người âm phù hộ? Lý do người âm đòi đốt vàng mã

Người âm không dùng vàng mã. Không có kinh, luật nào Đức Phật dạy chúng ta đốt vàng mã cho người chết.

286 53345

Đốt vàng mã có được người âm phù hộ? Lý do người âm đòi đốt vàng mã

10 T8, 2023
10 T8, 2023
Cách cúng rằm tháng 7 và những lưu ý quan trọng

Cúng Rằm tháng 7 là một ngày lễ truyền thống ý nghĩa của người dân Việt. Cúng rằm thế nào để mang lại nhiều may mắn và không lo bị ông bà, tổ tiên trách quở?

242 50524

Cách cúng rằm tháng 7 và những lưu ý quan trọng