Quan niệm “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” đúng hay sai?
Mục Lục [Ẩn]
Cổ ngữ có câu: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, từ xưa đến nay ông bà ta vẫn luôn nuôi dạy con cái theo lối truyền thống đó. Nhưng liệu quan niệm này có còn đúng trong xã hội hiện đại?
Kính mời quý Phật tử cùng tham khảo bài viết dưới đây qua sự chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh!
1. “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” có nghĩa là gì?
Đầu tiên chúng ta phải biết rằng: Chữ “roi vọt” không phải lúc nào cũng đánh, mà có nghĩa là nghiêm khắc.
Như trong Minh Đạo Gia Huấn có nói:
“Dưỡng nhi bất giáo, nãi phụ chi quá
Giáo nhi bất nghiêm, nãi sư chi nọa”
Có nghĩa là: Nếu nuôi mà không dạy thì người cha có lỗi lầm, dạy mà không nghiêm thì người thầy sẽ bị sa đọa. Ở trong này đều có chữ nghiêm, chữ giáo, tức là giáo dục đều phải có sự nghiêm khắc.
Xem thêm: Học cách dạy con trước khi tính chuyện lập gia đình
2. Tại sao cần “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”?
Lý do thứ nhất: Bản tính con người chúng ta đã chất chứa hạt giống vô minh
Bản tính trong mỗi con người chúng ta đều đã chất chứa hạt giống vô minh. Bởi vô minh nên chúng ta mới có thân ở trên cõi đời này. Vô minh lại kèm theo rất nhiều hạt giống bất thiện như: tham, sân, si, ganh ghét, đố kỵ, ác hại,...
Mà hạt giống vô minh bất thiện ấy không phải tự chúng ta sửa được, phải có người rèn sửa. Mà muốn sửa được thì phải dạy dỗ, gọt dũa, đó chính là thương cho roi cho vọt.
Xem thêm: Dùng trí tuệ để diệt trừ vô minh | Làm sao để khai mở trí tuệ?
Lý do thứ hai: Chế độ sinh con một
Do kế hoạch hóa gia đình mà hiện nay nhiều nhà chỉ sinh từ 1-2 người con nên bố mẹ thường rất nuông chiều. Vậy nên, những người con này nghiễm nhiên trở thành “vua, ông hoàng, bà hoàng” trong gia đình, không sợ ai và bố mẹ cũng không dạy nổi.

Bố mẹ quá chiều chuộng con dẫn tới khi con lớn lên rất khó dạy dỗ, trẻ chỉ thích làm theo ý của mình
Học sinh bây giờ không sợ thầy, không kính thầy. Bởi lẽ cha mẹ quá thương, quá chiều con, chỉ cần thầy cô dạy con nghiêm khắc một chút thôi, bắt phạt một chút thôi cũng sẽ không đồng tình.
Tuy nhiên bây giờ có một số nhà giáo dục đưa ra lý thuyết dạy trẻ con là phải êm ái, phải nhẹ nhàng, phải tình cảm, phải vui vẻ nhưng việc này chưa hẳn đã đúng. Không dễ gì chúng ta trở thành người con ngoan, người tốt từ những sự dạy dỗ nhẹ nhàng ấy. Nhìn gương Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta, Bác cũng đã được nhận sự giáo dưỡng hết sức nghiêm khắc từ gia đình, thì mới trở nên thành người vĩ đại như thế.
Vậy nên ngay tại gia đình, bố mẹ cần phải biết phối hợp với nhau để dạy dỗ con cái. Cha phải nghiêm, mẹ phải từ. Nếu mà cả hai người đều từ thì không thể dạy được con. Phải có một người nghiêm khắc, một người từ, kẻ đánh người đỡ thì mới dạy được con nên người.
Nhìn rõ được thực trạng trẻ em hiện nay có phần đạo đức yếu kém hơn ngày xưa, cho nên chùa Ba Vàng đã lập ra Câu lạc bộ La Hầu La để kết hợp với các Phật tử giáo dục con, em họ. Từ đó, giúp các bạn nhỏ trở nên độc lập, biết cách ứng xử, đi đứng, giao tiếp đúng chuẩn mực, để trở thành người con ngoan, trò giỏi.
Xem thêm: Giới thiệu CLB La Hầu La chùa Ba Vàng

Cha phải nghiêm, mẹ phải từ thì mới có thể dạy con nên người được
Mong rằng qua bài viết, quý Phật tử, những bậc làm cha, mẹ sẽ hiểu rõ hơn về câu nói “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” để dạy con đúng nhất.