38
162

Người Thầy “nuôi trồng” đạo hiếu cho muôn người

Theo dấu chân Thầy, 03/8/2022 10:37
38
162

Được sự giáo dưỡng của bậc Minh sư là điều hạnh phúc hiếm có trên đời, vì người Thầy ấy không chỉ dạy cho chúng ta đạo đức, trí tuệ mà còn giúp chúng ta biết cách báo hiếu trọn vẹn cho cha mẹ.

Từ nơi tâm hiếu kính của mình, Thầy đã dẫn dắt cho muôn người từ đệ tử tại gia cũng như xuất gia thực hành hạnh hiếu như lời Đức Phật dạy, làm kim chỉ nam trên con đường cầu đạo Vô thượng Bồ đề trong kiếp vị lai!

Để hiểu thêm về người Thầy đáng kính - Thầy Thích Trúc Thái Minh, kính mời quý vị cùng đón đọc bài viết dưới đây!

“Vì muốn báo hiếu mẹ cha nên con xả tục xuất gia tu hành”

Thuở nhỏ, Thầy Thích Trúc Thái Minh khi còn là cậu bé Hiếu 8 tuổi, Thầy đã được bà nội cho đọc kinh chúa Ba chùa Hương - một tích truyện trong Phật giáo Việt Nam, nói về chúa Ba vì nghĩa lớn, muốn báo hiếu cha mẹ nên chúa Ba đã xuất gia tu hành. Vua Trang Vương không đồng ý nên đã gây khó khăn cho chúa Ba. Sau này khi vua Trang Vương gặp nạn và bị bệnh rất nặng; nhưng bệnh của vua muốn khỏi thì phải có tay và mắt của người rất là thân thiết. Khi đó, chúa Ba đã đi tu tại chùa Hương và biết được tin này, chúa Ba đã tự mình lấy mắt và cắt tay của mình, nghiền thành thuốc gửi về để cho vua Trang Vương chữa bệnh.

Đọc bài kinh này, trong tâm của Thầy dâng lên tình cảm thương yêu cha mẹ rất mãnh liệt và Thầy đã phát nguyện rằng: Nếu cha mẹ của con sau này có mắc bệnh, nếu cần phải tay và mắt của con thì con cũng xin nguyện sẵn sàng lấy mắt và tay của con làm thuốc chữa bệnh cho cha mẹ.

Thân mẫu của Thầy Thích Trúc Thái Minh

Thân mẫu của Thầy Thích Trúc Thái Minh

Có lẽ do tâm hiếu của Thầy đã được hun đúc nhiều kiếp về trước nên kiếp này, Thầy được ông bà thân sinh đặt tên là Vũ Minh Hiếu. Cái tên gắn với hạnh nguyện của Thầy nên luôn luôn trong lòng, Thầy rất biết ơn hai cụ thân sinh và trong tâm luôn trăn trở tìm cách để báo hiếu, đền đáp công ơn của hai cụ.

Khi đã biết đến đạo Phật, Thầy nghĩ đến lời Đức Phật dạy rằng: Cách báo hiếu cha mẹ được lớn lao nhất, đầy đủ nhất chính là phát nguyện xuất gia tu hành, chẳng những có thể độ được cha mẹ song thân hiện đời mà còn độ được cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp về trước. Với tâm hiếu hạnh và hiểu được phần nào lời Phật dạy nên Thầy đã phát nguyện xuất gia để đền đáp công ơn sâu dày của cha mẹ.

Thầy chọn con đường xuất gia để báo đáp công ơn sâu nặng của cha mẹ

Thầy chọn con đường xuất gia để báo đáp công ơn sâu nặng của cha mẹ

Nguyện trọn đời thực hành hạnh hiếu

Sau khi xuất gia, Thầy đã tiếp tục mang theo tâm hiếu của mình để làm lợi ích cho khắp nhân sinh.

Thực hành hạnh hiếu theo tấm gương của chư Phật

Khi đã dấn thân vào đạo, tu học Phật Pháp, Thầy được biết rằng tất cả chư Phật đều thực hành tâm hiếu hạnh. Trong kinh Vu Lan có kể chuyện Đức Phật Thích Ca cùng Thánh chúng, Tỳ-kheo đi trên đường thấy một đống xương khô. Khi đó, Đức Phật đã cúi xuống, lạy đống xương khô và Ngài dạy: Trong đống xương này có thân kiếp trước của cha mẹ của Ngài trong từ luân hồi vô thủy kiếp. Vì tất cả chúng sinh đã từng là cha mẹ của chúng ta trong nhiều kiếp trước, cho nên chúng ta phải biết tri ân, sống ở trên đời nguyện làm những điều tốt đẹp cho mọi người, không khởi tâm ác hại một ai. Đó cũng chính là chúng ta thực hành hạnh hiếu với cha mẹ hiện đời và nhiều đời nhiều kiếp.

Chúng ta sống trên đời phải biết tri ân công lao của cha mẹ (ảnh minh họa)

Chúng ta sống trên đời phải biết tri ân công lao của cha mẹ (ảnh minh họa)

Đức Phật coi trọng chữ hiếu đến như vậy và bản thân Đức Phật cũng đã làm gương để dạy tất cả đệ tử với chữ hiếu này. Trong kinh có kể chuyện, sau khi Đức Phật đắc thành đạo quả, Ngài đã có thời gian trở về hoàng cung giáo hóa tất cả dòng họ Thích Ca quy y Tam Bảo (trong đó có vua cha Tịnh Phạn). Cho đến khi vua cha bị bệnh nặng, Đức Phật đã đích thân về hoàng cung chăm sóc cho vua cha, Ngài độ cho vua cha vào dòng quả giải thoát A-na-hàm. Sau khi vua cha nhập diệt, đích thân Đức Phật đã làm nghi thức tang vua cha và khênh quan tài của vua cha đi một đoạn đường khá xa đến lầu hỏa táng.

Đức Phật độ vua cha Tịnh Phạn vào dòng Thánh quả A-na-hàm trước khi vua cha nhập diệt (ảnh minh họa)

Đức Phật độ vua cha Tịnh Phạn vào dòng Thánh quả A-na-hàm trước khi vua cha nhập diệt (ảnh minh họa)

Khi đó, các đệ tử của Ngài xin vào khênh quan tài của vua Tịnh Phạn nhưng Đức Phật dạy rằng “Việc ấy để dành cho Ta”. Đức Phật là đấng tối tôn nhất trong vũ trụ, Ngài đích thân một mình khênh quan tài của cha thể hiện sự hiếu hạnh của Ngài.

Không chỉ Đức Phật Thích Ca mà tất cả chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai đều thực hành hiếu hạnh như vậy. Cho nên, Đức Phật dạy: “Tâm hiếu là tâm Phật. Hạnh hiếu là hạnh Phật”. Từ chữ hiếu này mà chúng ta làm nên được tất cả, những người con hiếu thảo bao giờ cũng được sự hộ trì của chư Thiên và Thiện thần.

Từ tấm gương hiếu hạnh của Đức Phật Thích Ca và với tâm hiếu hạnh của mình, dù Thầy còn có 6 anh chị em ruột trong nhà nhưng Thầy đã phát nguyện rằng: Sau này khi hai cụ thân sinh đau yếu thì dù công việc của chùa, Phật sự rất bận rộn, Thầy cũng sẽ dành thời gian để chính tay Thầy sẽ chăm sóc hai cụ. Đồng thời, Thầy cũng mong mỏi Phật tử cũng thực hành như thế để cùng với Thầy thực hiện chữ hiếu một cách chân thật, vì nói suông thì tâm hiếu không chân thật được.

Thầy Thích Trúc Thái Minh chải tóc cho thân mẫu (ảnh năm 2021)

Thầy Thích Trúc Thái Minh chải tóc cho thân mẫu (ảnh năm 2021)

Nguyện giúp mọi người trở thành người con có hiếu

Khi đã đi xuất gia, Thầy có nhân duyên được lắng nghe tâm tư của những người làm cha mẹ, và từ tâm rất xót thương với nỗi đau cùng tột của cha mẹ khi có người con bất hiếu, Thầy đã phát một nguyện: Thầy nguyện mãi mãi, đời đời sinh ra nơi đâu, Thầy cũng là người con có hiếu và giúp cho mọi người trở thành người con có hiếu.

Thầy Thích Trúc Thái Minh bên hai cụ thân sinh của Thầy tại quê nhà (ảnh năm 2020)

Thầy Thích Trúc Thái Minh bên hai cụ thân sinh của Thầy tại quê nhà (ảnh năm 2020)

Có thể nói, tình cảm đầu đời của tất cả chúng ta là tình cha mẹ đối với con cái và tình yêu thương của con cái đối với cha mẹ; gốc từ tình này sinh ra những tình cảm trong sáng, cao đẹp khác. Cho nên Đức Phật dạy: Hiếu là gốc của đạo. Trong kinh Đức Phật dạy: “Hiếu mà cảm đến trời thì mưa thuận gió hòa. Hiếu cảm đến đất thì muôn vật sinh sôi. Hiếu cảm đến người thì phước lành tăng trưởng”.

Một gia đình muốn an vui, một chòm xóm muốn bình yên cho đến một đất nước muốn chính khí được tốt đẹp thì đất nước ấy phải có những con người có tâm hiếu. Những người có tâm hiếu là những người sẽ tốt. Trong kinh Đức Phật dạy: Người có tâm hiếu, không đời này đời sau, người ấy sẽ được gặp chính Pháp, sẽ gặp những điều tốt lành, người thật tâm hiếu hạnh thì có chư Thiên, thiện thần gia hộ, còn người bất hiếu sẽ muôn đời khổ đau.

Lan tỏa tâm hiếu kính đến muôn người

Mọi việc thiện, mọi nghĩa cử cao đẹp của chúng ta đều bắt nguồn từ chữ hiếu. Ân nghĩa của cha mẹ là ân nghĩa đầu đời, cho nên cha mẹ là suối nguồn đầu tiên để sinh ra cái nghĩa trong đời này cho tất cả chúng ta. Người con nào hiếu thảo, biết báo hiếu cha mẹ thì người con đó mới là người tốt và có thể trở thành Phật tử, vì Đức Phật lấy “hiếu” làm tâm.

Những tâm hiếu hạnh được nảy nở từ nơi tâm hiếu kính của Thầy Thích Trúc Thái Minh

Những tâm hiếu hạnh được nảy nở từ nơi tâm hiếu kính của Thầy Thích Trúc Thái Minh

Vì thế, từ nơi tâm hiếu kính của Thầy, hằng năm tại chùa Ba Vàng đều tổ chức lễ Chúc thọ (ngày 8 tháng Giêng), lễ Tri ân “Nhớ về cội nguồn” (tháng 7 âm lịch) để tri ân, chúc thọ cha mẹ quý chư Tăng Ni, cũng là dịp để Phật tử thể hiện tâm hiếu kính với cha mẹ mình.

Không chỉ vậy, từ khi thành lập chùa đến nay, trong các buổi học Pháp thường kỳ ngày 8, 14, 30 (29 tháng thiếu) âm lịch hàng tháng, thông qua các bài kinh Phật dạy như Kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện, kinh Mi Tiên vấn đáp, Kinh Hiền nhân,… Thầy cũng giảng giải về đạo hiếu để hai hàng xuất gia, tại gia hiểu được hạnh hiếu của chư Phật, Bồ Tát, từ đó vun bồi đức hạnh, thực hành hạnh hiếu như lời Phật dạy để mang lợi ích cho bản thân, gia đình và đất nước.

Thầy giảng Pháp cho hai hàng đệ tử xuất gia, tại gia vào các buổi học Pháp thường kỳ

Thầy giảng Pháp cho hai hàng đệ tử xuất gia, tại gia vào các buổi học Pháp thường kỳ

Đặc biệt đối với thế hệ trẻ, Thầy rất chú trọng vun bồi tâm hiếu cho các bạn, đồng thời xây dựng đạo đức và trí tuệ thông qua các câu chuyện hiếu hạnh trong các buổi giảng tại Khóa tu mùa hè (dành cho độ tuổi từ 7 đến dưới 30 tuổi) và Khóa tu Khám phá vườn tâm (dành cho sinh viên các trường Đại học phía Bắc), để các bạn phần nào nhận thức được tâm hiếu của mình và thực hành tâm hiếu của mình với cha mẹ.

Các bạn trẻ hoan hỷ lắng nghe bài giảng minh triết của Thầy

Các bạn trẻ hoan hỷ lắng nghe bài giảng minh triết của Thầy

Quả thật là, từ những bài giảng của Thầy, không chỉ các Phật tử mà các bạn nhỏ đã biết nhận ra lỗi của mình, biết xin lỗi cha mẹ; từ đó mà các bạn biết thương kính cha mẹ nhiều hơn, biết chủ động giúp đỡ việc nhà cho cha mẹ, học hành chăm ngoan hơn.

Nhiều bạn nhỏ đã nhận ra tình yêu thương của cha mẹ dành cho mình qua lời giảng của Thầy Thích Trúc Thái Minh

Nhiều bạn nhỏ đã nhận ra tình yêu thương của cha mẹ dành cho mình qua lời giảng của Thầy Thích Trúc Thái Minh

>>> Đọc thêm tại các link:

Con trở thành người con đúng nghĩa nhờ Thầy Thích Trúc Thái Minh

“Con biết ơn Sư Phụ đã giúp con nhận ra cha mẹ rất quan trọng với con…”

Lời giảng về đạo hiếu của Sư Phụ đã “chạm” đến trái tim con…

Bên cạnh đó, hòa trong dòng chảy tri ân và đền ân của những người con Phật, các Phật tử, các bạn nhỏ còn thực hành rửa tay chân cho cha mẹ tại gia để phần nào báo hiếu công đức sinh thành dưỡng dục của cha mẹ đã vì mình mà không quản ngày đêm chăm sóc, lo lắng, quan tâm, nuôi dưỡng mình từ khi tấm bé đến lúc trưởng thành.

Phật tử trẻ Tú Chinh (áo trắng có chữ đằng sau) cùng các anh chị em thực hành rửa chân cho cha mẹ

Phật tử trẻ Tú Chinh (áo trắng có chữ đằng sau) cùng các anh chị em thực hành rửa chân cho cha mẹ

Phật tử Kim Liên chia sẻ niềm hạnh phúc khi con trai từ Khóa tu mùa hè thực hành rửa chân cho mẹ

Phật tử Kim Liên chia sẻ niềm hạnh phúc khi con trai từ Khóa tu mùa hè thực hành rửa chân cho mẹ

Đặc biệt hơn, một số Phật tử từ nơi tâm hiếu của mình, nhất tâm nương tựa Tam Bảo, thực hành tu tập Phật Pháp, giúp cho cha mẹ thoát “án tử”, chuyển hóa nghiệp bệnh mà bệnh viện đã bó tay, trả về. Đó là câu chuyện của chị Phạm Thị Trà My - đạo tràng Minh Tuệ - Nam Từ Liêm Hà Nội với lòng hiếu thuận đã nương tựa Tam Bảo, tu tập Phật Pháp giúp mẹ chồng là Nguyễn Thị Kim Vân vượt qua bệnh nhiễm trùng huyết do vi khuẩn tụ cầu vàng khi sự sống chỉ còn 5% hy vọng.

Phật tử Phạm Thị Trà My kể lại câu chuyện vượt bệnh hiểm nghèo của mẹ chồng Nguyễn Thị Kim Vân trong video Câu chuyện của người

Phật tử Phạm Thị Trà My kể lại câu chuyện vượt bệnh hiểm nghèo của mẹ chồng Nguyễn Thị Kim Vân trong video Câu chuyện của người "trở về từ cõi chết"

>>> Câu chuyện của người "trở về từ cõi chết"

Hay câu chuyện của Lê Thị Thanh Lương - đạo tràng Trúc Độ Long Biên Hà Nội, khi mẹ của chị đứng ở ngã cửa tử, cùng lúc bị ung thư cổ tử cung và ung thư đại tràng, cùng với sự trợ duyên của đạo tràng, chị và các chị em của mình đã cùng tu tập, phát tâm làm các việc thiện lành hồi hướng cho mẹ. Nhờ vậy mà mẹ chuyển hóa bệnh ung thư, hoàn toàn khỏe mạnh trong sự ngỡ ngàng của mọi người.

Phật tử Lê Thị Thanh Lương chia sẻ câu chuyện của mẹ mình là Trần Thị Lễ trong video: Chữa Khỏi Bệnh Ung Thư Đại Tràng Bằng Tâm Linh!

Phật tử Lê Thị Thanh Lương chia sẻ câu chuyện của mẹ mình là Trần Thị Lễ trong video: Chữa Khỏi Bệnh Ung Thư Đại Tràng Bằng Tâm Linh!

>>> Chữa Khỏi Bệnh Ung Thư Đại Tràng Bằng Tâm Linh! 

Trên đây là hai câu chuyện tiêu biểu trong rất rất nhiều câu chuyện chuyển hóa như thế. Hiện tại, mẹ của hai Phật tử Trà My và Thanh Lương đều đã trở thành Phật tử, trở thành bạn đồng tu của con mình. Có thể nói, chính từ tâm hiếu kính của những người con mà cha mẹ được kết duyên với Tam Bảo, biết bỏ ác làm lành, tu theo chính Pháp của Phật. Đó cũng chính là lời chư Phật dạy về cách báo hiếu cha mẹ trọn vẹn để cha mẹ được hạnh phúc trong hiện tại và các kiếp vị lai.

Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, mỗi chúng ta hãy cùng hướng tâm tri ân Thầy Thích Trúc Thái Minh - Người Thầy đã giúp cho không chỉ chúng ta mà biết bao người thực hành hạnh hiếu, đó là biết quy y Tam Bảo, thực hành điều thiện lành như lời Phật dạy để mang lợi ích cho bản thân và gia đình.

Mong nguyện từ tâm hiếu của Thầy, trong hiện tại và mai sau sẽ có vô số người thực hành hạnh hiếu mang lại lợi ích cho bản thân và chúng sinh, khiến Phật Pháp được trụ lâu dài ở thế gian.

Bài liên quan
162
CHIA SẺ
Bình luận (38)

Đọc thêm

28 T8, 2023
28 T8, 2023
Chí chẳng thường: Từ một cán bộ, giảng viên đại học trở thành một vị Sư trụ trì

Tương lai rộng mở, chàng giảng viên bỗng xin cha mẹ đi xuất gia. Như sét đánh ngang tai, người mẹ đau khổ như sắp mất đứa con mang bao kỳ vọng

40 10559

Chí chẳng thường: Từ một cán bộ, giảng viên đại học trở thành một vị Sư trụ trì

30 T7, 2023
30 T7, 2023
Chuyện kể về: Nhân duyên Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh phát tâm Bồ đề

Kính mời quý Phật tử và các bạn cùng tìm hiểu chi tiết câu chuyện phát tâm Bồ Đề đặc biệt của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh qua bài viết dưới đây.

28 7842

Chuyện kể về: Nhân duyên Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh phát tâm Bồ đề

27 T7, 2023
27 T7, 2023
Bức thư Sư Phụ: Thầy Thích Trúc Thái Minh gửi cha mẹ trước ngày thế phát xuất gia

Con đã vào Thiền Viện an ổn và ngày mai là lễ xuống tóc xuất gia của con tiến hành. Từ ngày mai, con sẽ là đệ tử Phật và đi theo con đường của chư Phật đã đi

45 12469

Bức thư Sư Phụ: Thầy Thích Trúc Thái Minh gửi cha mẹ trước ngày thế phát xuất gia

26 T7, 2023
26 T7, 2023
Điều nhiệm màu trong ngày Sư Phụ xuất gia 22 năm trước

Trong tâm Thầy xuất hiện linh cảm là mình sẽ có tên “Thái Minh”. Quả thật Hòa Thượng đặt tên cho Thầy là Thích Trúc Thái Minh...

67 6802

Điều nhiệm màu trong ngày Sư Phụ xuất gia 22 năm trước

03 T3, 2023
03 T3, 2023
Thơ gửi Sư Phụ - một người anh đặc biệt trong gia đình

Là em họ của anh Vũ Minh Hiếu (nay là Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh), từ nhỏ cô Vũ Thị Tuyết đã rất quý mến anh, coi anh là tấm gương để mình học tập.

0 424

Thơ gửi Sư Phụ - một người anh đặc biệt trong gia đình

02 T3, 2023
02 T3, 2023
Câu chuyện về vị Thầy đặc biệt trong cuộc đời tôi hy hữu mới được gặp

Vị thầy đặc biệt mà tôi nhắc đến là một tu sĩ, tôi thường gọi Thầy bằng cái tên gần gũi hơn “Sư Phụ”, “Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh”

12 7262

Câu chuyện về vị Thầy đặc biệt trong cuộc đời tôi hy hữu mới được gặp

16 T11, 2022
16 T11, 2022
Những câu chuyện đã 15 năm và lời tri ân với quyết tâm bào mòn cái tôi mỗi ngày mỗi tháng,...

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, con xin được chia sẻ những câu chuyện đã 15 năm và lời tri ân với quyết tâm từ bỏ cái tôi mỗi ngày mỗi tháng,...

26 2983

Những câu chuyện đã 15 năm và lời tri ân với quyết tâm bào mòn cái tôi mỗi ngày mỗi tháng,...