43
179

Có phải người sống tốt thì không cần đi chùa?

Tu tập - Giác ngộ, 16/5/2022 20:57
43
179

Có quan điểm cho rằng chỉ cần sống tốt với anh em, bạn bè; không lừa đảo, không làm những việc xấu ác; chăm sóc tốt cho bố mẹ thì không cần đi chùa, đến chùa. Nếu muốn tu thì chỉ cần tu tại gia, vì Phật không đâu xa chính là cha mẹ mình.

Vậy quan niệm này là đúng hay sai? Người sống tốt có cần phải đi chùa không? Quý Phật tử cùng tham khảo bài viết dưới đây qua sự chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh.

Lý do nên tới chùa để tu tập?

Lý do thứ nhất: Nhiều khi cha mẹ ở nhà dạy đạo lý chưa hẳn đã sâu sắc. Chưa kể nhiều gia đình chưa có truyền thống giáo dục về đạo đức, thì con cái của họ dẫu sau này có lớn lên làm cha, làm mẹ cũng chưa hẳn đã có nếp sống đạo đức để dạy cho cháu con của mình.

Lý do thứ hai: Chùa là môi trường rất tốt để dạy đạo đức cho con người. Chùa có chư Tăng là người được học đạo lý từ nơi các bậc Thánh Hiền, cho nên chư Tăng thường là những người thấm nhuần đạo lý và giảng dạy cho mình để mình học, mình áp dụng vào đời sống tại gia.

Đến chùa được nghe giảng lời Phật dạy giúp chúng ta biết nhận ra lỗi để tu sửa chính mình

Đến chùa được nghe giảng lời Phật dạy giúp chúng ta biết nhận ra lỗi để tu sửa chính mình

Tuy nhiên cũng có người nói: Cha mẹ là 2 vị Phật sống ở trong nhà nên chỉ cần ở nhà chăm sóc cha mẹ, không cần đến chùa. Nhưng câu nói này lại xuất phát từ trong kinh Phật nên tư tưởng không đến chùa để học đạo lý cũng chưa hẳn đã đúng. Mà chúng ta, nhất là người dân Việt Nam thì nên đi đến chùa để học giáo lý thì chúng ta mới hiểu được lẽ sống, từ đó áp dụng vào cuộc sống tại gia thì mới có thể trở thành 1 người công dân tốt, một người con hiếu thảo.

Bên cạnh đó, có quan niệm: đầu tiên là tu tại nhà, sau là tu tại chợ, cuối cùng mới tới tu tại chùa, vậy câu nói này là nên hiểu thế nào cho đúng?

Quan điểm “Thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa” có nghĩa là gì?

Câu nói này thể hiện bổn phận của người Phật tử. Đầu tiên, ai trong chúng ta cũng sinh ra từ gia đình. Cho nên, là con trong gia đình thì chúng ta phải tu bổn phận của người làm con, tức là tu trong nhà. Sau đó, ta bước chân ra khỏi nhà, ra xã hội (chợ) - nơi có tất cả thành phần con người thì chúng ta phải tu với xã hội. Đó gọi là “tu chợ”. Cuối cùng mới đến tu chùa. Người mà chưa làm tròn bổn phận người con, bổn phận người công dân trong xã hội thì đến chùa cũng không tu được.

Bổn phận của người làm con phải có đức hiếu thuận với cha mẹ (ảnh minh hoạ)

Bổn phận của người làm con phải có đức hiếu thuận với cha mẹ (ảnh minh hoạ)

Cho nên, xét thứ tự thứ nhất tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa là muốn nói: một người muốn đến tu được ở chùa thì phải làm tròn những bổn phận kia, phải có đức của người con, đức của người công dân tốt rồi vào chùa mới xứng đáng làm Thầy tu để làm gương cho thiên hạ. Nếu hiểu câu nói trên là tu ở tại gia là cao cấp, là tốt hơn tu ở chùa thì đó là chúng ta chưa hiểu đúng nghĩa.

Nhiều bạn trẻ đã biết tới chùa học Pháp để tu bồi nguồn tâm

Nhiều bạn trẻ đã biết tới chùa học Pháp để tu bồi nguồn tâm

Mong rằng, từ lời Thầy Thích Trúc Thái Minh chia sẻ, quý Phật tử có được tri kiến đúng đắn, hiểu đúng được việc tu học, là người tốt ở đời thôi là chưa đủ,. Chúng ta nên đến chùa, thân cận những bậc thiện tri thức, học lời Phật dạy để mở mang trí tuệ cho mình; từ đó, áp dụng vào cuộc sống tại gia mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình.

Bài liên quan
179
CHIA SẺ
Bình luận (43)

Đọc thêm

23 T3, 2023
23 T3, 2023
Sát sinh là gì? Tránh sát sinh được lợi ích thế nào?

Không sát sinh là một trong năm giới người Phật tử tại gia cần giữ gìn để có được cuộc sống an lành, hạnh phúc. Tại sao Đức Phật lại chế ra giới này để những người đệ tử thực hành?

27 7429

Sát sinh là gì? Tránh sát sinh được lợi ích thế nào?

12 T3, 2023
12 T3, 2023
Công đức của người làm đẹp, tôn tạo tôn tướng Đức Phật, Bồ Tát

“Người này thường sanh nhà thuộc dòng tộc vua Thánh Chuyển Luân có thế lực lớn, hoặc sanh ở dòng Bà La Môn tịnh hạnh, hoặc nhà giàu sang không tạo tội nặng..."

5 286

Công đức của người làm đẹp, tôn tạo tôn tướng Đức Phật, Bồ Tát

10 T3, 2023
10 T3, 2023
Xá Lợi Phật là gì? Tại sao cúng dường Xá Lợi Phật sinh ra phước báu lớn?

Xá Lợi Phật là bảo vật thiêng liêng, vô cùng quý báu được kết tinh từ các công đức Ba La Mật của Đức Phật, từ giới - định - tuệ, từ giải thoát - giải thoát tri kiến mà thành

7 3216

Xá Lợi Phật là gì? Tại sao cúng dường Xá Lợi Phật sinh ra phước báu lớn?

07 T3, 2023
07 T3, 2023
Thấm thía những lời dạy cuối cùng của Đức Phật trước khi Ngài ra đi

Trước giây phút Đức Phật nhập Niết bàn, tất cả vạn vật chìm vào trong màn đêm u tối, đau buồn, không biết sẽ nương tựa vào đâu. Bởi Đức Thế Tôn là ánh sáng lớn, là con mắt lớn dẫn đường cho chúng sinh. Nhưng với lòng từ bi vô lượng, Đức Thế Tôn đã để lại cho hậu thế những lời di giáo cuối cùng. Đó chính là kim chỉ nam soi sáng cho chúng sinh sau này.

11 3732

Thấm thía những lời dạy cuối cùng của Đức Phật trước khi Ngài ra đi

06 T3, 2023
06 T3, 2023
Không thể bỏ qua: 04 câu chuyện về lòng từ bi của Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn

4 câu chuyện đầy xúc động, tràn đầy lòng từ bi vô lượng của Đức Thế Tôn trước khi Ngài nhập Niết Bàn: Đức Phật thọ nhận món nấm độc, tôn giả A Nan với bát...

4 1035

Không thể bỏ qua: 04 câu chuyện về lòng từ bi của Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn

28 T2, 2023
28 T2, 2023
Niết bàn là gì? Người nào có thể chứng đắc Niết bàn

Niết bàn là một thực tại có thật, là trạng thái của tâm khi đã diệt hết các phiền não, sạch tất cả vô minh, tham, sân si. Niết bàn đồng nghĩa với thoát khỏi đau khổ...

40 5895

Niết bàn là gì? Người nào có thể chứng đắc Niết bàn

21 T2, 2023
21 T2, 2023
Tam tai là gì? Cách hóa giải tam tai đúng nhất

Tam tai thường được biết đến là ba tai họa diễn ra liên tiếp trong ba năm, mang lại nhiều bất an, sợ hãi. Nhưng thực chất vận hạn này rất dễ hóa giải, chỉ cần quý vị hiểu đúng về nó và làm theo cách dưới đây!

3 81

Tam tai là gì? Cách hóa giải tam tai đúng nhất