Lễ Hằng thuận ở chùa xuất phát từ đâu?
"Kính thưa đại chúng,
Lễ kết hôn ở chùa hay còn gọi là lễ Hằng thuận, đối với Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Nam tông hầu như rất ít thực hiện nghi lễ này. Còn những ngôi chùa thuộc Phật giáo Bắc tông chúng ta những năm gần đây, làm các lễ Hằng thuận ở chùa rất nhiều.
Trong Phật giáo có câu chuyện như thế này:
Thời ấy, Đức Phật về thăm lại kinh thành Ca Tỳ La Vệ. Buổi thăm ấy đúng vào ngày Vương tử Ma Ha Nam cưới vợ, cho nên tất cả kinh thành đến cung thỉnh Đức Phật và Tăng đoàn đến dự đám cưới của Vương tử Ma Ha Nam. Đức Phật đã đến tham dự và chứng minh, Ngài đã ban lời dạy cho vợ chồng Vương tử Ma Ha Nam về bổn phận làm vợ, bổn phận làm chồng, bổn phận làm cha, làm mẹ, rồi cha mẹ đối với con cái như thế nào và rất nhiều bổn phận khác. Có lẽ, đây cũng là một sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đi dự một đám cưới như thế. Còn đến thời nay, chư Tăng rất ít khi đến dự đám cưới vì đến đám cưới của người nhà tại gia, mọi người ăn, uống, nhậu nhẹt, hát ca, chúc tụng những bài hát của thế gian không phù hợp với các Thầy.
Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký tham gia lễ Hằng thuận tại chùa Ba Vàng
Còn ở Việt Nam, theo như Thầy tìm hiểu, lễ Hằng thuận đầu tiên là của gia đình Phật tử bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Tám tổ chức cho con gái đầu lòng tại chùa Từ Đàm, Huế vào năm 1930. Đây chính là lễ cưới đầu tiên ở chùa trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Đến năm 1971, Hòa thượng Thích Thiện Hòa mới chính thức đặt tên cho lễ kết hôn ở chùa là lễ Hằng thuận. “Hằng thuận” có nghĩa là mãi mãi thuận hòa. “Hằng” là mãi mãi, thường hằng; “thuận” là hòa thuận. Vợ chồng mãi mãi thuận hòa thì gia đình hạnh phúc, êm ấm, vì “thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”."
(Trích lời Thầy Thích Trúc Thái Minh)
Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận buổi lễ Hằng thuận chùa Ba Vàng ngày 07/10/2019 (tức ngày 09/9/Kỷ Hợi).